Trong Tam quốc diễn nghĩa
Lí tưởng của La Quán Trung chủ yếu hình thành do ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, đề cao những con người hành động theo đạo đức Khổng giáo, ca ngợi vua chính thống và phủ nhận những kẻ cướp ngôi. Những tiêu chí để xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa đều dựa vào những phẩm chất của người quàn tử theo quan niệm của Khổng Tử. Lun Bị nói với Khổng Dung: "xưa nay ai cũng chết nhưng không có tín thì không ra người" (1, hồi 11); Trần Cung vì nghĩa mà thả Tào Tháo, từ quan để đi theo Tào Tháo, nhung Trần Cung lại cũng sợ bất nghĩa mà không giết Tào Tháo (1, hồi 4); Viên Thiệu sợ trái nghĩa mà đổi xác Tôn Kiên lấy Hoàng Tổ (1, hồi 8 ).. .
Mỗi người anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa đều có thể là một bài học đạo đức minh chứng cho trung, hiếu, tiết, lễ, nghĩa. Tấm lòng hiếu đễ được minh hoạ bằng câu chuyện của nhân vật Từ Thứ. Từ Thứ được ca ngợi là một người con có hiếu khi sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp của một mưu sĩ tài năng đê trở thành con người bình thường. Tấm lòng trung nghĩa được nhà văn thể hiện một cách đặc sắc và cảm động qua hình tượng nhân vật Quan Vân Trường. Các sử gia khi bàn về Quan Vân Trường đã đúc kết trong một nhận định: "Uy mãnh hữu dư, chính trị bất túc". Tuy vậy, Vân Trường vẫn là một dũng tướng có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Người đời sau ngưỡng mộ tấm lòng trung nghĩa và lập đền thờ Vân Trường ở khắp nơi. Có được ảnh hưởng sâu rộng đó là do công sức của nhà văn La Quán Trung đã hết sức đề cao phẩm chất trung, dũng, tiết, nghĩa của Vân Truờng. Con người một mình một đao chém sắt như chém bùn, chén rượu còn chưa nguội đã lấy đầu Hoa Hùng, tướng sĩ còn chưa hết kinh hồn bạt vía thì ngựa xích thố đã trở
y \ ) 0 u y ể ^ T k ị ~Uhwar\Ảnh hưởng của Tam ơịuôc diễn nghĩa ảố\ vơi Hoàng Lê nhất thống chí Ảnh hưởng của Tam ơịuôc diễn nghĩa ảố\ vơi Hoàng Lê nhất thống chí
về treo đầu Nhan Lương, Văn Sú. Đối với Lun Bị, Quan Vân Trường ngoài tình anh em kết nghĩa vườn đào còn có nghĩa vua tôi. Được Lưu Bị giao cho việc bảo vệ gia quyến, gặp lúc nguy khốn Vân Trường bất đắc dĩ phải hàng Tào nhưng với danh nghĩa là hằng nhà Hán để báo toàn tính mạng cho hai chị dâu. Được Tào Tháo ra sức mua chuộc, đãi ngộ bằng cả tình cảm, chức tước, bổng lộc nhưng tấm lòng trung nghĩa của Vân Trường cũng không hề thay đổi. Để trả ơn cho Tào Tháo, Vân Trường xung trận lấy đầu Nhan Lương, Văn Sú nhưng khi biết tin tức về Lưu Bị, Vân Trường để lại toàn bộ vàng bạc, cháu báu được tặng thưởng qua năm cửa ải chém sáu tướng đi theo Lưu Bị. Đó cũng là con người lấy ân nghĩa mà thả Tào Tháo khi Tháo bị lừa vào đường cùng Hoa Dung. Tại sao lại có mâu thuẫn như vậy khi trước đây đi săn ở Hứa Điền, Vân Trường muốn giết Tào Tháo mà lúc này lại thả? Vân Trường ngày trước muốn giết Tháo là vì lòng trung, còn giờ thả Tháo là vì nghĩa. Nói như Mao Tôn Cương: "Quan Công lòng trung cao cả như trời mây, nghĩa khí chói ngời như nhật nguyệt, thật là thiên cổ chỉ có một" (2, lời bàn hồi 52). Đánh giá về hành động này của Quan Vân Trường, nhà Hán học B.L Riftin đã nhận xét:
"Tam quốc là một tiểu thuyết hiệp sĩ theo cái nghĩa ở đây chủ yếu nêu lên những con người cao thượng về nghi thức là không quên những nguyên lí đạo đức và nhiệm vụ của Khổng giáo" (6, tr 259).
Trong Hoàng Lé nhất thông chí
Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm được sáng tác bởi ảnh hưởng của hệ tư tưởng Khổng giáo. Nhưng Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí là những tác phẩm được viết trong điều kiện lịch sử của những thời đại khác nhau nên biểu hiện của giá trị Khổng giáo trong Hoàng L ê nhất thống chí có nhiều nét khác với Tam quốc diễn nghĩa. Song hành cùng những tư tưởng mới, thời kì Lê mạt là thời kì khủng hoảng trầm trọng của đạo lí hành xử theo khuôn vàng thước ngọc. Hiện tượng này được phản ánh một cách trung thực và rõ nét trong Hoàng L ê nhất thống chí.
Với thái độ tôn trọng lịch sử, ngòi bút hiện thực của tác giả đã vẽ nên bức tranh rất sinh động về tình trạng thối nát của xã hội phong kiến Đàng
A l 0 u ỵ e n x k ị T k u á n Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí
Ngoài. Những hành động xấu xa của vua chúa được coi như những nguyên nhân đầu tiên dẫn xã hội lâm vào cảnh dâu bể. Quan lại thì chỉ là một phường dung tục, bất tài, bất lương, chỉ chờ cơ hội để tranh giành quyền lực, không còn đạo đức, nhân phẩm. Trấn thủ Kinh Bắc Nguyễn Cảnh Thước trắng trợn đòi tiền "mãi lộ" và lột ngự bào của vua khi vua phải trốn chạy. Lại có những kẻ chuyên nghề tố giác mà leo lên tới chức đốc đồng như Huy Bá. Quốc cữu Dương Khuông nhờ bóng người mặc váy mà được cao sang. Tri huyện Mai Doãn Khuê vừa bày mưu cho kiêu binh xong lại đi tố giác để mong được thăng quan. Những kẻ võ tướng như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, khi quân Tây Sơn ra Bắc thì lẩn trốn như chạch, lúc Tây Sơn kéo quân về thì lại thò mặt chuột ra để tranh giành tước vị. Bùi Huy Bích ở ngôi tể tướng mà lúc yên thì làm quan, lúc loạn thì đem gia đình chạy trốn. Quận Thạc lúc đầu thì phò vua, nhưng lúc thấy chúa mạnh thì bỏ vua theo chúa, đến khi thấy chúa không thể đứng vững được thì lại bỏ chúa để quan sát thiên hạ chờ cơ hội nổi dậy... Vua quan thì như vậy, còn binh lính thì cũng không có kỉ cương phép nước gì cả. Những người có trách nhiệm bảo vệ triều đình giờ đây trở thành kiêu binh ngang ngược, mặc sức uy hiếp triều đình, nhiễu loạn nhân dân, tuỳ ý phá nhà, giết người, triều đinh không thể nào khống chế được. Có lẽ chỉ trong Hoàng Lê nhất thống chí mới có cảnh tượng một mẫu nghi thiên hạ như Dương Thái phi mà phải quì xuống van xin kiêu binh tha chết cho em trai và được đáp lại: "không nói chuyện với đàn bà" (3, hồi 3). Trịnh Tông có được chút yên ổn là do kiêu binh tự răn bảo nhau: "Cánh mình đã phò ông ấy lên làm chúa, thì cũng không nên quấy nhiễu quá để cho ông ấy được biết cái thú vui làm chúa" (3, hồi 3). Sự khủng hoảng của đạo lí Khổng giáo được đúc kết sâu sắc nhất trong câu trả lời của tuần huyện Trang với L í Trần Quán: "Sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình" (3, hồi 4).
Trước những biến động của lịch sử, tầng lớp trí thức bao giờ cũng có sự phân hoá mạnh mẽ và theo nhiều chiều hướng phức tạp. Mỗi một hạng người lại có những tư tưởng riêng biệt. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích vì đánh giá đúng thời cuộc, thức thời nên đã tìm cho mình một chỗ đứng vẻ vang trong lịch sử.
A l g u y e n T k ị T k u ầ n Ảnh hưởng của Tam CỊUÔC diễn nghĩa dôi với Hoàng Lễ nhất thông chí
Cũng có những người theo quan niệm Nho giáo như Chiêm Vũ vì Chúa mà chết một cách khảng khái, Lí Trần Quán tự chôn sống mình để thanh minh với người đời về lòng trung, lại có Trần Công Xán nói lời cương trực không khuất phục trước uy vũ thà bị chết trôi sông chứ nhất định không làm nhục mệnh vua... Tuy vậy, phần đông nho sĩ trong Hoàng Lê nhất thống chí đã suy nghĩ và hành động khác hẳn với những tín điều cơ bản của đạo đức Khổng giáo. Cái nghĩa quân thần phụ tử, cái nhân nghĩa của đạo thánh hiền đã bị nhũng làn sóng loạn lạc của xã hội xô đẩy đi, cái triết lí tuỳ thời, phương pháp tu thân vị kỉ của Nho giáo đã phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể nói Hoàng Lê nhất thống chí đã mô tả một cách rõ ràng nhất sự phá sản về mặt ý thức hệ của nho sĩ Việt Nam, qua đó bộc lộ sự phá sản về vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến trước sự tấn công dữ dội của những nhân tố lịch sử mới: sức mạnh của quần chúng nông dân và sự tác động của một nền kinh tế hàng hoá mới.
TIỂU KẾT
Qua việc trình bày nội dung tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau đây:
Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thống chí là những tác phẩm diễn tả giai đoạn có nhiều biến động xã hội sâu sắc trong lịch sử của mỗi nước. Tam qu ốc diễn nghĩa thiên về miêu tả chiến tranh quân sự. Lịch sử thời đại Tam phân được diễn tiến bằng những cuộc đấu tranh quyết liệt trên nhiều phương diện giữa các tập đoàn phong kiến nhằm thôn tính lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi. Hoàng L ê nhất thống chí thiên về diễn tả nhũng vấn đề chính trị xã hội, những tảng băng trôi trong nội cung, những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu và khí thế hào hùng của khởi nghĩa nông dân. Chiến tranh trong
Tam quốc diễn nghĩa là nội chiến với qui mô rộng lớn, qui mô chiến tranh trong Hoàng L ê nhất thống chí nhỏ hơn nhưng ngoài nội chiến còn có cả chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Các tác giả đã không ngần ngại nói lên màu sắc bi kịch của chiến tranh. Cả hai tác phẩm vừa là bản anh hùng ca vừa là tấn bi kịch. Triều đình đổ nát, chiến tranh loạn lạc, nhân dân khổ cực trăm bề. Chiến
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đồi với Hoàng Lê nhât thông chí
/M g u y ê n x k ị x k u ê m
tranh đứng ở góc độ nào cũng chỉ đem lại cho con người sự khổ cực, đất nước bị tàn phá nặng nề. Mầu sắc bi kịch đã làm cho nội dung của các tác phẩm thêm phần sâu sắc.
Tam quốc diễn nghĩa là một tác phẩm lớn có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước trong vùng Viễn Đông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Trong vùng văn học chịu ảnh hưởng cưỡng chế của văn học Trung Hoa, trong không khí Nho học dày đặc, các tác giả của Hoàiìẹ, Lê nhất thống chí đã chắt lọc những gì tinh tuý nhất, phù hợp với Việt Nam để xây dựng một tác phẩm văn học tiêu biếu cho văn học của dán tộc. Đặc sắc của văn học Việt Nam như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài. Những ảnh hưởng văn học đích thực dù thời nào cũng phải thông qua tiếp nhận, lựa chọn và sáng tạo, chứ không phải là sự sao chép, lặp lại giản đơn. Các tác giả
Hoàng Lê nhất thống chí đã có cách riêng để tiếp nhận sự ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa trên phương diện nội dung tư tưởng. Hoàng Lê nhất thống chí
đã không làm công việc chép sử để nêu lên những bài học đạo đức cho người đương thời mà phản ánh những sự kiện lịch sử đương đại được tác giả tận mắt chứng kiến. Tinh trạng xã hội đang chuyển biến mạnh mẽ, các mâu thuẫn xã hội bộc lộ một cách gay gắt, hàng ngũ sĩ phu phân hoá sâu sắc đã tác động mạnh đến tác giả Hoàng Lê nhất thống chí. Một mặt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo, mặt khác Hoàng Lê nhất thống chí cho thấy sự phá sản không gì có thể cứu vãn nổi của giai cấp phong kiến Việt Nam trước sự xuất hiện của một lực lượng mới và một nền kinh tế hàng hoá bắt đầu manh nha. Ý thức dân tộc, tinh thần tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã khiến tác giả vượt qua được tư tưởng "ngu trung" vươn tới tư tưởng yêu nước chân chính. Tính hiện thực của sự kiện phản ánh đã đóng một vai trò quan trọng trong tư tưởng của tác phẩm. Hoàng Lê nhất thống chí xúng đáng là tác phẩm văn xuôi lớn có vị trí tiền phong đối với thể loại tiểu thuyết nói riêng và là niềm tự hào của văn học dân tộc Việt Nam.
Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thống chí
/ \ )g u y ê n "Chị x h u ầ n
Chương 2
SO SÁNH K ẾT CẤU TAM QUỐC DIẺN NGHĨAVÀ HOÀNG L Ê NHẤT THỐNG CHÍ