SO SÁNH KẾT CẤU TAM QUỐC DIẺN NGHĨA VÀ HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 39)

___________________________________________________ A lg u y ê n T k ị TTlvtcm

Nhâm Thìn lục viết về đề tài lịch sử còn chủ yếu là đề tài tình yêu. Nhật Bản lại chọn ảnh hưởng khác đó là truyện tình yêu, đặc biệt có truyện đậm mầu sắc dục như Kenzi M ônogatari. Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán ở Việt Nam là một hiện tượng độc đáo trong bối cảnh những nền văn học chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc. Là một tác phẩm vãn xuôi lịch sử chịu ảnh hướng sâu sắc bút pháp, kết cấu và phong cách sử thi của Tam quốc diễn nghĩa, nhưng Hoàng Lê nhất thống chí còn dựa vào truyền thống nền văn học dân tộc có tính lịch sử đã được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là thể kí

{Lam sơn thực lục của Nguyễn Trãi có từ đầu thế kỉ X V ), những tác phẩm gắn liền sự thật lịch sử và những yếu tố hư cấu nghệ thuật. Nguồn gốc thế loại cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến kết cấu tác phẩm, phương thức tự sự và cách xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí.

2 SO SÁNH KẾT CẤU TAM QUỐC DIẺN NGHĨA VÀ HOÀNG LÊ NHẤTTHỐNG CHÍ THỐNG CHÍ

Tổ chức một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ thể hiện ớ sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, các chương, đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ nội tại thấm sâu vào nội dung của tác phẩm. Công việc của kết cấu là tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tô' thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, phương thức kể chuyện, nhịp điệu...). Kết cấu xử lí mối quan hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật, tổ chức các yếu tố tự sự, tổ chức hình thức bề ngoài của tác phẩm... để tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất và hoàn chỉnh. Cái tài của các tác giả Trung đại không phải ở một cốt truyện hay, bởi cốt truyện đó đã có sẵn trong lịch sử và được lưu truyền rộng rãi. Vậy điều gì đã làm nên sự hấp dẫn của Tam quốc diễn nghĩa khiến người đọc nhiều nước bi cuốn hút từ đầu đến cuối tác phẩm. Đó chính là khả năng kết cấu tác phẩm tài tổ chức và sắp xếp các biến cố, sự kiện và đặc biệt là một phương thức kế chuyện độc đáo.

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đốí vói Hoàng nhất thống chí

_________________________________________________ A ỉg u y e n X k ị X k u ầ n

2.1 Cốt truyện

Việc tổ chức cốt truyện theo lối xâu chuỗi các sự kiện theo trình tự thời gian là việc làm thường thấy trong văn xuôi c ổ đại và Trung đại. Lối kết cấu xâu chuỗi đó được phản ánh rất rõ nét trong bộ sử thi Mát và ôđitxê, các tiểu thuyết bợm nghịch phương Tây, tiểu thuyết Đông Kisốt và đặc biệt là trong tiểu thuyết Minh Thanh, tiểu thuyết Việt Nam Trung đại. Sự kiện được sắp đặt vào một số hồi, đoạn và các đoạn được xâu chuỗi với nhau thành một kết cấu hoàn chỉnh. Cốt truyện được phát triển theo trình tự trước sau của thời gian. Sự vận động của các nhân vật chỉ là những hành động trên phông lịch sử có sẵn chứ chưa phải là sự phát triển của những mạch ngầm tâm lí.

Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí đều là những tiểu thuyết thuộc loại đầu tiên và thành công của văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam nên các tác giả thực sự không có những bậc tiền bối trực tiếp và những tiêu chuẩn sẵn có về mặt thể loại. Sự ảnh hưởng trực tiếp của lịch sử đối với văn học không phải là hiện tượng dễ thấy ở văn học phương Tây nhưng lại là truyền thống của vãn học Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên, những nước có đặc điểm văn sử bất phân trong sự hình thành văn xuôi tự sự. Một mặt các tác giả Trung đại phải cân nhắc, chọn lọc những sự kiện lịch sử, mặt khác lại phải quan tâm chắt lọc, tham khảo những nguồn tư liệu phụ như dã sử, truyền thuyết dân gian... phi chính sử để bổ sung cho cốt truyện, làm cho câu chuyện đậm đà hơi thở của cuộc sống. Thông qua việc tái hiện những sự kiện, những nhân vật lịch sử, nhà văn Trung đại có nhiệm vụ mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mĩ cảm văn học. Sự thành công của tác giả Trung đại chính là việc làm cho chân thực lịch sử được thăng hoa thành chân thực nghệ thuật.

2.1.1 Cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa

Cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa không phải là được sáng tạo hoàn toàn bằng trí tưởng tượng của La Quán Trung. Theo sự phân tích của Riítin, "kế mĩ nhân" của Vương Doãn bao gồm mười bốn diễn biến chính. Phân tích các diễn biến và giải thích cội nguồn của nó, Riftin cho chúng ta thấy rằng trong mười bốn diễn biến thì La Quán Trung chỉ nghĩ ra có ba diễn biến về

Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diễn nghĩa ảố\ vô\ Hoàng Lê nhất thống chí

_________________________________________________ Xhị XkuầkA

mặt cốt truyện, năm diễn biến hoàn toàn lấy ở tài liệu lịch sử, ba diễn biến là sự kết hợp những diễn biến của kịch với những dẫn liệu của văn xuôi lịch sử, một diễn biến lấy ở kịch hay ở bình thoại (6, tr 295). Như vậy, dựa vào truyền thống kể chuyện dân gian của các nghệ nhân và truyền thống lịch sử, nhà văn đã có những sáng tạo độc đáo trong việc xâu chuỗi các sự kiện để tạo nên những bước tiến triển phức tạp về mặt cốt truyện và xung đột.

2.1.1.1 Xâu chuỗi sự kiện trong kết cấu

Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên có qui mô to lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nó dường như gồm một chuỗi vô tận những kế hoạch, mưu mô quân sự cho phép tác giả dựng lên một tác phẩm hoàn chỉnh về cốt truyện theo trục của thời gian.

Tam quốc được chia thành 120 hồi, nhưng hồi ở đày không phải là một đơn vị của cốt truyện, việc kết thúc của hồi ngay trong lúc tình tiết trở nên căng thẳng nhất chỉ là một thủ pháp nghệ thuật nhằm kích thích sự tò mò để hấp dẫn người đọc. Mỗi đơn vị của cốt truyện (mỗi đơn nguyên) tương ứng vói một mưu mô, diễn tiến từ khi mun mô được nghĩ ra cho đến khi mưu mô được thực hiện.

Mỗi đoạn được cấu tạo như một đơn nguyên nhưng nó không tồn tại độc lập mà được xác lập trong mối quan hệ hữu cơ giữa các đoạn tạo nên sự thống nhất của cốt truyện, đảm bảo tính hệ thống "áo trời không vết vá".

V í dụ:

Đoạn "Tiêu diệt loạn Khăn vàng" gồm 2 hồi, hồi 1 và hồi 2. Đoạn "Diệt loạn Đổng Trác" gồm 8 hồi, từ hồi 3 đến hồi 10.

Đoạn "Xích Bích" gồm 7 hồi, từ hồi 43 đến hồi 49.

Mao Tôn Cương đã bàn về Xích Bích: "Công việc xây cái lò sát sinh khổng lồ ở Xích Bích đã được khởi đầu từ hai hồi trước, và do nhiều bàn tay góp vào. Lấy Đại Giang làm bếp, lấy Xích Bích làm lò. Hoàng Cái làm chàng đốn củi, Hám Trạch làm kẻ gánh than, rồi Bàng Thống lại tưới dầu thêm... Người bên Ngô đã thế bên Tào còn có những kẻ cho là chưa đủ, nên Tưởng Cán còn đi

Ảnh hưởnq của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lề nhất thống chí

_______________________________________________________ A lg u y e n T h ị X k u ầ n

rước thêm than củi của người về nhóm. Thái Trưng, Thái Hoà còn đi gánh giùm thêm rơm, bổi khô đem về rắc lên. Thế là Khổng Minh cầm quạt thốc cho một hồi, Chu Du xắn tay áo châm mồi lửa. Lửa bùng lên, tám mươi ba vạn quán Tào thành những con thịt nướng, bốc mùi khét lẹt" (2, lời bàn hồi 49).

Ngọn lửa Xích Bích không phải chỉ khởi nguồn từ bến Xích Bích mà là hệ quả tất yếu của việc Tào Tháo sau trận Quan Độ tiêu diệt được Viên Thiệu, thống nhất một vùng giang san rộng lớn muốn nuốt chửng Giang Đông với tư thế của hổ dữ đứng trước một đàn dê. Chiến tranh trong Tam quốc là kết quả của những tham vọng, những mưu mô, mỗi mưu mô đều có tính độc lập riêng nhưng lại được đan cài móc xích với nhau bằng tài tổ chức sắp xếp của tác giả góp phẩn bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Xích Bích là một trận đánh có một vai trò lịch sử quan trọng trong việc hình thành thế chân vạc chia ba thiên hạ, ở đó là những cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng của những kì phùng địch thủ: Tào Tháo gian hùng gặp phải Chu Du khôn khéo, thông minh, thận trọng; Chu Du láu cá thông minh gặp phải Khổng Minh siêu việt...

Ngọn lửa Xích Bích chỉ kéo dài không đầy một hồi nhưng tác giả đã dùng sáu hồi để miêu tả những chuẩn bị cho trận đánh từ "Gia Cát Lượng khua lưỡi bẻ hủ nho", "Khổng Minh dùng kế kích Chu Du", "Tam Giang khẩu Tào Tháo hao binh", "Thuyền cỏ mượn tên", "Liên hoàn kế", "Yến trên sông Tào Tháo đọc thơ", "Đàn thất tinh Gia Cát cầu phong"... rồi mới đến "Cửa Tam giang Chu Du phóng hoả" và kết cục thảm hại của Tào Tháo ớ Hoa Dung lộ. Bẩy hồi của Xích Bích là bẩy hồi mâu thuẫn chằng chịt, mưu mô liên tiếp, đan cài lẫn nhau, ở đây có cả đấu tranh quân sự và đấu tranh gián điệp, cả trí tuệ của con người cùng sự hô ứng kì diệu của trời đất. Trước khi đánh trận Xích Bích, Khổng Minh phải đánh và phải chiến thắng trận "thủy chiến và hoả công" với các mưu sĩ và tướng lĩnh Đông Ngô. Khổng Minh đem ba tấc Iưõi khích Tôn Quyền, bác Chu Du, đả phá bọn hủ nho... mâu thuẫn này giải quyết chưa xong lại mâu thuẫn khác nảy sinh. Tam Quốc chí của Trần Thọ chỉ mô tả Xích Bích một cách đại khái, qua loa; còn La Quán Trung, với tư cách tác giả một cuốn tiểu thuyết ông đã kết nối, liên kết

Ảnh hưởng cửa Tam ơịuổc diễn nghĩa ả ố \ VỜI Hoàng nhất thông chí

___________________________________________________ /O g u y ề n T k ị 'TTkuần

các chi tiết, sự kiện bằng việc cài đặt, đan chéo những mâu thuẫn dồn dập. Như việc Khổng Minh đang tranh luận với những mưu sĩ Đông Ngô thì lại có đoạn Hoàng Cái đột ngột xông vào quyết tâm chủ chiến, khích bác Tôn Quyền chưa xong thì Chu Du lại xuất hiện. Chu Du muốn chống Tào nhưng lại nói đến chuyện hàng Tào. Lỗ Túc chưa hiểu hết bụng Chu Du nên lại cực lực tranh luận với Chu Du. Cho đến khi Khổng Minh lấy đài Đồng Tước ra khích Chu Du thì mâu thuẫn ban đầu được giải toả. Khổng Minh đi cầu người giúp mình thì hoá ra lại được người cầu cạnh. Việc đánh Tào vừa quyết định xong thì lại xáy ra việc Chu Du có ý ngầm hại Khổng Minh. Mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa Tôn Quyền và Tào Tháo lại được đan xen máu thuẫn giữa Tôn Quyền và Lưu Bị, mâu thuẫn giữa Khổng Minh và Chu Du... mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn kia bằng quan hệ nhân quả, đó chính là sợi dây liên kết nhũng tình tiết của Xích Bích tạo nên một đoạn văn thống nhất, hấp dẫn, "tinh tế và linh động".

Xích Bích là một trận đánh quan trọng trong thời đại Tam quốc, chí lớn thất bại, Tào Tháo rút quân về miền bắc, Tôn Quyền định vị ớ Giang Đông, Lưu Bị có căn cứ địa để tiến quân vào Thục, thế chân vạc được hình thành mở ra một thời kì chiến tranh mới của ba nước. Trận Xích Bích là một đơn vị quan trọng của kết cấu, ở đó có những đơn vị nhỏ hơn liên hệ với nhau bằng logic nội tại, mặt khác sự liên kết xâu chuỗi giữa Xích Bích với những đoạn sau tạo nên tính chỉnh thể, toàn vẹn của tác phẩm. Đó là mắt xích quan trọng trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm, nó khẳng định tài năng của nhà văn La Quán Trung.

2.1.1.2 Những đoạn chêm trong cốt truyện

Ngoài những chi tiết, những diễn biến lịch sử, trong cốt truyện của Tam

quốc diễn nghĩa có khá nhiều những đoạn chêm. Những đoạn này không có ý

nghĩa về mặt cốt truyện, sự kiện trong đó có vẻ không ăn nhập lắm với cốt truyện, nhưng những đoạn này có tác dụng làm cho cốt truyện trở nên phức tạp thêm, đặc biệt chúng có tác dụng mở rộng không gian phản ánh, hãm sự phát triên cúa hành động, làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)