A ỉg uy eM Tkị Xh uần
2.2.3 Sự đan xen giữa tuyến sự kiện và tuyến nhàn vật Trong Tam quốc diễn nghĩa
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa đã có sự đan chéo giữa các tuyến cốt truyện cá nhân và tuyến cốt truyện lịch sử vào cùng một hồi hoặc xen lẫn trong nhiều hồi. Như lúc tác giả đang kể chuyện diệt loạn Hoàng Cân bỗng nhiên lại có đoạn nói về cuộc cãi vã tranh giành quyền lực của hai bà Đổng Thái hậu và Hà
Ảnh hưởng của Tam quốc di ấn nghĩa dối vơi Hoàng Lề nhất thống chí
______________________________________________________________ A ) g u y ẻ n X k ị T k u c m
Thái hậu, đang lúc nói về việc Đổng Trác tung hoành làm điều oan trái, tàn bạo thì lại có chuyện Điêu Thuyền ở Phụng Nghi đình, đang khói lửa binh đao thì lại có chuyện Tào Tháo và vợ Trương Tế... Bàn về hồi tám, Mao Tôn Cương viêt: Đọc Tam quốc chí, từ đầu đên hồi thứ bảy chỉ toàn thấy chuyện đao kiêm chạm nhau. Đên hồi thứ tám bỗng thấy lời oanh tiếng yến, lúc ôn lúc nhu, lúc trữ tình lúc thống thiết, làm cho chúng ta có cảm tướng như qua cơn sấm sét bão tố, cảnh gió mát trăng trong lại về trở về với cảm quan con người" (2, lời bàn hồi 8).
Về cơ bản Tam quốc diễn Iiglũa vẫn là cuốn tiểu thuyết của nhũng sự kiện lịch sử. Kết cấu chương hồi có thể dựng lên tầng tầng, lớp lớp sự kiện nhưng lại không tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn đi sâu vào đời sống tâm lí của nhân vật, chưa tạo điều kiện thuận lợi để các tuyến sự kiện đan chéo với số phận con người như tiểu thuyết hiện đại.
Trong H oàng Lê nhất thống chí
Điểm mạnh của Hoàng Lê nhất thống chí là các tác giả họ Ngô bên cạnh việc miêu tả những sự kiện long tròi lở đất của một giai đoạn lịch sử vẫn quan tâm đến những chi tiết rất đời thường trong cuộc sống của các nhân vật. Xoay quanh sự kiện Trịnh Sâm bỏ con trướng lập con thứ ở hồi 1 và hồi 2 có rất nhiều những chi tiết: chuyện Đặng Thi Huệ hờn dỗi, chuyện Đặng Mậu Lân hoành hành giữa chốn kinh thành, chuyện công chúa Ngọc Lan lấy chồng, chuyện Trịnh Cán có thần thái của con nhà nòi nhưng quanh năm sài đẹn... Duy chỉ so sánh việc Trịnh Sâm và Viên Thiệu chăm sóc đứa con sài đẹn cũng đủ thấy sự kết hợp tài tình giữa tuyến nhân vật và sự kiện của tác giả Hoàng Lẻ nhất thống chí. Tào Tháo để ngỏ Hứa Xương, nếu Viên Thiệu nghe lời Điền Phong và Tôn Càn đem quân truy quét thì có thể thắng lớn. Chuyện thương xót đứa con yêu bị ghẻ lở được coi như một nguyên cớ để Viên Thiệu không xuất binh ứng cứu cho Lưu Bị (1, hồi 24). Nhưng trong Hoàng Lê nhất thống chí có chuyên Trịnh Sâm sai người đi tìm danh y khắp bốn phương để cứu chữa cho vương tử Cán. Những người do nghề thuốc mà vào phủ chúa đều được thăng thưởng chức tước. Con chưa khỏi bệnh, Trịnh Sâm còn sai người đi cúng bái ở các đền đài linh thiêng và cho lập cả đàn để cúng ớ trong
cung như một người cha bình thường trước đứa con đau yếu... Những chi tiết nhỏ ây có tác dụng tô đậm sự kiện, đồng thời cũng miêu tả được nét tính cách đời thường trong con người Trịnh Sâm. Giữa con người và sự kiện luôn có mối quan hệ chặt chẽ VỚI nhau, sự kiện nhờ con người mà trở nên cụ thể, phong phú nhưng đồng thời sự kiện không che lấp con người mà làm nổi rõ thêm con người. Nếu sử kí chú trọng đến sự kiện thì việc đan xen giữa sự kiện và sô phận con người là yếu tố quan trọng để tiểu thuyết khẳng định đặc trưng của thể loại.