Lc Ịu yen TKị XKuán

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 64)

Trong quá trình phát triên thê loại, tiểu thuyết phải trải qua một quá trình khăng định mình bên cạnh những các thể loại khác, các ngành nghệ thuật khác. Phương thức tự sự của Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thông chí

phản ánh quá trình tự phân biệt với chính sử bất luận tác giả hay nhà nghiên cứu thời đó có ý thức được điều đó hay không. Nói theo cách nói của người xưa phận sự của sử là "truyền tín", quí ở "chân"; phận sự của tiểu thuyết là "truyền kì", quí ở "huyễn", ngòi bút của sử là "thực lục", ngòi bút của tiểu thuyết là "hư bút"; "sử" dừng lại ở chuyện đời thường còn tiểu thuyết lại có thể vươn tới những bến bờ xa lạ, những miền bí ẩn mà con người ít hoặc chưa biết đên" (56). Để làm được điều đó, các tác giả ngoài việc sử dụng cách kể chuyện của sử kí còn tiếp thu những thành tựu của cách kể chuyện dân gian. Cách trần thuật thì được mở đầu bằng niên đại lịch sử nhưng cách dẫn chuyện lại dùng những từ, cụm từ chuyển tiếp như: "lại nói về", "tạm thời không nói về... mà nói về", "nay lại nói về"... hoặc các hình thức ngắt đoạn như "hạ hồi phân giải" của chuyện kể dân gian. Như vậy là trong cùng một thời gian tác giả có thể bao quát một khối lượng lớn sự kiện, không gian phản ánh của tác phẩm không những được mở rộng mà thời gian cũng trở nên mơ hồ hơn. Phương thức kể chuyện dân gian còn ảnh hưởng đến việc khắc hoạ và xây dựng hình tượng nhân vật. Đó là việc các tác giả rất chú ý đến tính đột ngột của hành động và sự xuất hiện của các nhân vật. Những từ như: chợt, bỗng, nhìn kĩ té ra là ... được dùng nhiều lần để giới thiệu nhân vật; những hành động gày chú ý: đứng bật dậy, cười ha hả, những tiếng thét lớn... xuất hiện khá nhiều trong cả hai tác phẩm. Cách miêu tả này có tác dụng làm cho xúc cảm trở nên căng thẳng và nhấn mạnh tính chất động của phương thức tự sự.

Góc nhìn tự sự của tiểu thuyết chương hồi nói chung và Tam quốc diễn nghĩa, Hoàng L ê nhất thống chí nói riêng cho thấy mức độ sáng tạo của các nhà văn chưa nhiều. Người trần thuật đứng từ một khoảng cách xa, đứng ơ ngoài nhân vật để xâu chuỗi sự việc. Điều này chứng tỏ tác phâm là một sự tiểu thuyết hoá lịch sử ở bình diện kết cấu sự kiện chứ chưa tiêu thuyêt hoa ơ khoảng cách trần thuật.

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lề nhất thống chí

Ảnh hưởng của Tam ơịUổc diễn nghĩa đối vói Hoàng nhất thống chí

____________________________ ______________________________ /slguỵeKv X k ị Xkuầ^A

2.4.2 N ghệ thuật k ể chuyện

2.4.2.1 Cách miêu tả sự kiện theo trình tự thời gian

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Những nguyên tăc diên tả lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điêm giông nhau. Đó là lối trinh bày theo trình tự thời gian xảy ra sự kiện, mặt khác còn có lối sắp xếp những sự kiện vào một năm hay một triều đại của một vị vua nào đó. Trong cách miêu tả có sự kết hợp với thời gian tuyến tính và thời gian biên niên. Các sự kiện trong tác phẩm được gắn với các mốc lịch sử cụ thể đê đảm bảo sự phát triển tuần tự của cốt truyện. Ta có thể chỉ ra hàng loạt các mốc lịch sử được dùng làm thời điểm diễn ra các sự kiện, như:

Tháng giêng năm Kiến An thứ bảy Tào Tháo bàn việc cất quân đánh Viên Thiệu.

Tháng 11 năm Kiến An thứ tám Tôn Quyền cất quân đánh Hoàng Tổ. Năm Kiến An thứ mười bảy Tào Tháo cất quân đánh Đông Ngô.

Mặt khác, tác phẩm sử thi bao quát cả một khối lượng sự kiện to lớn với nhiều tuyến sự kiện và nhân vật khác nhau nhưng không bị rơi vào tình trạng chồng chéo rắc rối là vì tác giả đã đưa vào cách gọi năm tháng song song, làm cho người đọc thấy khi thì biến cố này thuộc về năm cai trị của tập đoàn này, khi thì thuộc về năm cai trị của tập đoàn kia. Đó là việc tác giả dùng niên hiệu nhà Hán để chỉ thời gian lịch sử của toàn bộ thời Tam quốc như các niên hiệu: Kiến Ninh, Quang Hoà, Kiến An..., nhưng có khi lại dùng niên hiệu của từng nước để chỉ sự kiện xảy ra ở các nước như: Thái Hoà, Thanh Long, cảnh Sơ của nhà Nguỵ; Kiến Hưng, cảnh Diệu của nhà Thục; Gia Hoà, Xích Ô, Nguyên Hưng... của nhà Ngô. Có khi để chỉ những sự kiện có liên quan đến ba nước tác giả sử dụng sự đối chiếu niên hiệu của các nước ấy để nói về một sự kiện như: năm Diên Hi thứ 15 nhà Thục là năm Thái Hoà thứ nhất nhà Ngô, năm Kiến Hưng thứ 13 nhà Thục là năm Thanh Long thứ 3 bên Nguỵ và năm Gia Hoà thứ 4 nhà Ngô... Qua việc thay thế những niên hiệu làm phương tiện để biểu hiện thời gian, La Quán Trung đã nói lên được sự phức tạp và bất ôn

Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

______________________________________________________ 7\]0uyê^\ T h i ~d\i\Án

của một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Không gian phản ánh của tác phẩm được mở rộng khi đang kể ở tuyến sự kiện này, tác giả dùng lại để miêu tả tuyến sự kiện khác bằng các từ chuyển tiếp: lại nói, đây nói, hãy nói về... điều này đảm bảo được sự mạch lạc của cốt truyện đồng thời có thê bao quát cả một khối lượng sự kiện to lớn mà không làm mất tập trung của người đọc.

Tam quốc diễn nghĩa lấy cốt truyện là những hiện tượng xảy ra trong lịch sử, nhưng các tác giả với tư cách là người kể chuyện không phải bao giờ cũng bắt đầu từ một niên đại, thường thì tác giả miêu tả sự kiện rồi mới kết thúc bằng năm tháng diễn ra sự kiện với một câu chuyển gần như có tính công thức "sự việc diễn ra nhằm vào năm..." Mặt khác, sự nhấn mạnh tính tự sự trong tác phẩm cũng được thể hiện ở sự phân chia thời gian thành các đơn vị nhỏ hơn như "vào một ngày", "một đêm"... Khoảng thời gian này không câu nệ vào các niên hiệu, triều đại mà sử dụng thời gian một cách mơ hồ như: năm ấy, đêm ấy, một hôm, hai ba ngày sau... Điều đó làm cho cốt truyện trở nên mơ hồ hơn và có xu hướng thoát khỏi sự liệt kê lịch sử như những nhà viết sử vẫn làm.

Trong H oàng Lẻ nhất thống chí

Bên cạnh cách miêu tả sự kiện theo trình tự thời gian, cách gọi năm tháng song song và sử dụng thời gian phiếm chỉ như Tam quốc diễn nghĩa,

trong Hoàng Lê nhất thống chí có một số sự kiện được trình bày đảo lộn trật tự thời gian theo dụng ý của tác giả. Tác phẩm được mở đầu bằng một sự kiện rất riêng tư trong nội cung nhà Chúa. Thị Huệ được Chúa yêu quí dám ném viên ngọc dạ quang vốn là đồ trang sức của Chúa rồi tự ý bỏ sang cung khác. Sự kiện Thị Huệ có mang sinh ra được Trịnh Cán vào năm Đinh Dậu niên hiệu cảnh Hưng 38 (1777), việc Trịnh Cán được Chúa yêu chiều và mưu đồ cướp ngôi thế tử của Thị Huệ. Nhưng sự kiện thái phi Dương Ngọc Hoan cùng Khê Trung Hầu dối Chúa để có được Trịnh Tông xảy ra trước đó 14 năm lai được trình bày sau (Trịnh Tông sinh vào năm Quí MÙI, Canh Hưng 24 (1763). Sau đó các tác giả miêu tả sự kiện năm 1774, Quận Huy chia bè kéo cánh cùng Thị Huệ náo loạn trong phủ Chúa. Như vậy thơi gian cua sự kiện bị đảo lộn, không phu thuôc vào tiến trình phat trien cua thơi gian hch

Ảnh hưởng của Tam ơ[Uốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thông chí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 64)