Cốt truyện của Hoàng Lê nhất thông chí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 45)

y si au e ^ Xki 'U huầ Kv ơ hồi mười một có một đoạn văn tả chuện Mi Chúc gập một người con

2.1.2 Cốt truyện của Hoàng Lê nhất thông chí

2.1.2.1 Xâu chuỗi sự kiện trong kết cấu

Như trên đã trình bày, điểm khác nhau căn bản giữa Tam quốc diễn nghĩa và H oàng L ê nhất thống chí là các nhà văn họ Ngô đã xây dựng một tác phẩm văn học về chính thời đại mà họ đang sống. Tất cả tiểu thuyết Minh Thanh đều là sự nhìn nhận lại quá khứ. Tam quốc diễn nghĩa được xây dựng sau thời kì Tam quốc một nghìn năm. Kim Bình M ai, một tiểu thuyết sinh hoạt mang tính xã hội cao cũng đưa các nhân vật của mình vào hoạt động ở những triều đại nhà Tống... B.L Riftin đã đánh giá công lao của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí: "Các nhà văn Việt Nam đã biểu hiện là những nhà sáng tạo không những trong phạm vi văn học của dân tộc mà trong phạm vi của văn học của toàn vùng Viễn đông" (5). Những sự kiện bão táp của lịch sử gần một thế kỉ trong Hoàng Lê nhất thống chí được ghi lại một cách trung thực bằng cảm nhận của người trong cuộc. Giáo sư Nguyễn Lộc nhận xét về tính chân thực

7\Jgw yêk\ T k ị T h i A ẩ n

lịch sử của tác phẩm: "Tất cả, con người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực, chính xác, tác giả cố ý ghi chép một cách trung thành mà không bịa đặt điều gì... Trật tự thời gian ở đây được tuân thủ một cách chặt chẽ" (32, tr 241). Nhưng điều đó không có nghĩa là tác phẩm trùng khít với sự thực lịch sử. Theo thống kê của Giáo sư Lê Huy Tiêu thì ớ Hoàng Lê nhất tliống chí có "25 trường hợp khác với Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chíLê triều d ã sử. Trong đó có 10 trường hợp ghi sai tên người và khác sự kiện, còn lại thì hoặc là H oàng Lê hoặc là các trước tác lịch sử kể trên được miêu tả cụ thể hơn" (23).

Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một tập sử liệu mà thực sự là một tác phẩm vãn chương có tính nghệ thuật cao. Một vấn đề được đặt ra là tại sao Hoàng Lê nhất thống chí lại mượn hình thức tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc để viết về những sự kiện lịch sử của nước minh? Việc lựa chọn hình thức của tiểu thuyết chương hồi phù hợp với việc các tác giả đã có dụng công xây dựng một tác phẩm vãn xuôi nghệ thuật chứ không phải là ghi chép thông thường như những nhà viết sử vẫn làm.

Hình thức kết cấu của Hoàng Lê nhất thống chí không phải là hình ihức kết cấu theo một trước tác sử học mà theo phương pháp vãn học. Truyện được chia thành nhiều hồi, mỗi hồi thường có độ dài xấp xỉ như nhau kể một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh. Mở đầu mỗi hồi là hai câu đối ngầu, mỗi câu có độ dài từ bảy đến mười chữ vừa dùng để khái quát nội dung, vừa làm đầu đề cho hồi. Kết thúc mỗi hồi lại có hai câu đối ngẫu nữa, mỗi câu bảy chữ nhằm để thông báo nội dung của hồi tiếp theo và kích thích sự tò mò của người đọc. Các hồi thường được dừng ở những sự kiện đang phát triển đến độ căng thẳng nhất, người đọc muốn "biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Trong mỗi hồi, tác giả làm nổi bật lên một vài sự kiện lớn và thông qua những sự kiện nối tiếp từ hồi này sang hồi khác mà hình thành nên sợi dây phát triển của lịch sử.

Hồi 1 hồi 2, tác giả miêu tả việc Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ dẫn đến bè cánh trong phủ Chúa. Hồi 3 là chuyện kiêu binh tôn phò Trịnh Tông phế bỏ Trịnh Cán, tiêu diệt bè đảng của Đặng Thị Huệ. Hồi 4, 5 kể

/slguyền Xkị Xkucm

Anh hương cua Tam quoc dien nghía dôi vơi Hoàng Lề nhất "thông chí

chuyện Hữu Chỉnh theo Tây Sơn rồi cùng Nguyễn Huệ đánh Thuận Hoá, tiến quân ra Bắc tiêu diệt kiêu binh, tôn phò nhà Lê... Cứ như vậy, sự kiện nối tiếp sự kiện, tác giả Hoàng Lê nhất thống chí dẫn dắt người đọc đi hết một giai đoạn đen tối nhưng cũng vô cùng oanh liệt của lịch sử Việt Nam.

Mượn hình thức chương hồi của Tam quốc diễn nglũa để miêu tả những sự kiện bắt nguồn từ hiện thực đời sống phong phú, mới mẻ của người đương thời, H oàng L ê nhất thống chí cho người đọc thấy được không khí đau thương, phẫn nộ nhưng không phải không có những lúc tưng bừng của một thời đại cách đây gần hai thế kỉ. Như ở phần lịch sử thể loại chúng tôi đã đề cập đến, những tác phẩm văn chương phản ánh trưng thực lịch sử gắn liền với những hư cấu nghệ thuật vốn là truyền thống của văn chương Việt Nam từ Lam sơ thực lục (thế kỉ X V ), Hoan châu kí (1696), Thượng kinh kí sự (thế kỉ XV III)... Chịu ảnh hưởng kết cấu của Tam quốc diễn nghĩa nhưng các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã xây dựng tác phẩm trên truyền thống văn xuôi tự sự của dân tộc. Đây là biểu hiện sáng tạo của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí.

Mặt mạnh của tính kí sự được phát huy trong việc thâu tóm, diễn tả những sự kiện từ hiện thực nóng bỏng của đời sống nhưng xét về cốt truyện của một tác phẩm văn học thì Hoàng Lê nhất thống chí cũng vì thế mà thiếu sự chật chẽ so với Tam quốc diễn nghĩa. Trong Tam quốc diễn nghĩa, các đoạn đặt cạnh nhau có tính thống nhất hữu cơ, nhưng bản thân mỗi đoạn lại có một kết cấu riêng chặt chẽ. Sự liên kết ở đây được móc xích bằng những mưu mô, những ý tưởng thôn tính lẫn nhau chưa được thực hiện triệt để. Các tình tiết đan xen một cách tài tình với hoạt động của nhân vật tạo nên sự phát triển của cốt truyện. Thế chân vạc hình thành sau trận Xích Bích, nhưng chỉ trong 2 hồi đầu tiên các nhân vật quan trọng đã lần lượt được xuất hiện. Hồi 1 tác giả kể chuyện Huyền Đức kể chuyện Tào Tháo, hồi 2 kể chuyện Huyền Đức rồi lại xen chuyện Tôn Kiên. Ngay từ trong những hồi đầu tiên tác giả đã có chủ ý giới thiệu hoạt động củâ các nhân vât CỊUân trong trong moi licn hc VƠI sự phât tncn cucì cot truyGn.

Trong Hoàng L ê nhất thống chí, từ hồi 1 đến hồi 10 cốt truyện được tổ chức tương đối chặt chẽ, sự kiện nhiều nhưng tác giả đã chú ý đến những sự

Ảnh hưởng của Tam quốc diấn nghĩa dôí với Hoàng Lê nhất thống chí ___________________________________________________ 7\JguyeK\ X h ị T k u c m

kiện có tính chất trọng tâm để liên kết cốt truyện như: sự kiện bỏ trưởng lập thứ; phe cánh trong phủ Chúa; kiêu binh nổi loạn; Nguyễn Huệ cùng Hữu Chỉnh ra Bắc tiêu diệt nhà Chúa; Hữu Chỉnh phản lại Tây Sơn, mưu đồ cho riêng mình; Vũ Văn Nhậm ra Bắc tiêu diệt Hữu Chỉnh... Việc chú trọng hoạt động của những nhân vật như Trịnh Sâm, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ trong dòng sự kiện có tác dụng thống nhất một loạt các tình tiết tạo nên sự thống nhất trong cốt truyện từ hồi 1 đến hồi 10.

Nhưng từ hồi 11 đến hồi 17 ít có sự đan cài tình tiết, dồn nén sự kiện như mười hồi trước. Mặc dù hồi 14 là một hồi hay, tác giả đã diễn tả được khí thế mạnh mẽ long trời đất lở của nghĩa quân Táy Sơn chiến thắng quân cướp nước Tôn Sĩ Nghị, nhưng các hồi sau dường như chỉ có sự kiện nối tiếp sự kiện. Cốt truyện đạt được cái qui mô to lớn, nhưng ở những hồi cuối lại thiếu đi sự sắp đặt, dồn nén một cách có tổ chức để có một cốt truyện liên hoàn từ đầu đến cuối. Hồi thứ 17, lời văn rất giản lược, trong hơn mười năm từ khi Quang Toản lên ngôi cho đến khi Gia Long lấy được Bắc Hà có rất nhiều sự kiện nhưng tác giả lại chép một cách qua loa đê nhanh chóng kết thúc tác phẩm bằng việc đưa di hài của Lê Chiêu Thống về nước. Có những nhân vật tác giả lặp lại nhiều lần nhung sự đánh giá không thống nhất như trường hợp thị thần Lê Quýnh. Tác giả giới thiệu Lê Quýnh ở cuối hồi 10 trong hoàn cảnh y cùng tôn thất nhà vua theo Thái hậu lên Cao Bằng. Hồi 13, Quýnh xuất hiện với những hành động đê hèn: thông báo tình hình trong nước với Tôn Sĩ Nghị, khuyên Lê Chiêu Thống quy thuận Tôn Sĩ Nghị, mượn oai Tôn Sĩ Nghị để trả thù riêng "ân oán riêng dù bằng cái tơ, sợi tóc cũng không để sót" (3, hồi 13), ham mê tửu sắc, ngang nhiên cướp hai chục lạng vàng của Nguyễn Quí Nha nhưng vẫn được dung túng... Đến đầu hồi 14, tác giả nhắc lại những hành động của Lê Quýnh theo lối lên hồ sơ, tức là kể chuyện quê quán, cha mẹ, năng lực thói quen và một số những hành động đã nêu ở trên với lời nhận xét: "... Quýnh chỉ cốt cho mình không phải ra trận; còn việc chinh chiến được thua, nước nhà còn hay mất, Quýnh chẳng cần biết đến làm gì" (3, hồi 14). Cuối tác phẩm Lê Quýnh lại được nhắc đến trong vị trí đứng đầu ba mươi ba

Ảnh hưởng của Tam ơịuốc diấn nghĩa dôi với Hoàng nhất thống chí

____________________________________________________N g u y ễ n X k ị T h u ầ K v

người "Cố Lê tiết nghĩa thần" được lập đền thờ để nêu lên ý nghĩa giáo huấn của triều đình, "lưu truyền muôn thuở" như những người "có công vì nước". Sự trùng lặp cũng như thiếu nhất quán trong việc đánh giá nhân vật phản ánh tình trạng tác phẩm có nhiều tác giả và được viết dưới các triều đại khác nhau. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tính thống nhất của cốt truyện.

2.1.2.2 Những đoạn chêm

Trong Hoàng Lê nhất thống chí có những đoạn chêm nhưng không nhiều như trong Tam quốc diễn nghĩa. Từ hồi 1 đến hồi 7 những đoạn chêm chủ yếu ghi chép lời bình luận của người dân đối với các nhân vật và các sự kiện lịch sử. Đây cũng là một cách tác giả bộc lộ thái độ chủ quan nhưng dưới hình thức đánh giá khách quan. Có một số đoạn chêm bộc lộ cái nhìn hài hước của tác giả có tác dụng giải toả những căng thẳng của sự kiện. Như một đoạn ở hồi 5 kể chuyện dân chúng truy bắt kiêu binh, bắt nhầm một ông quan huyện bụng phệ cởi trần chạy từ trong thành ra. Từ hồi 11 đến hồi 17 xuất hiện những đoạn chêm bằng thơ đánh giá sự kiện và nhân vật giống như của Tam quốc diễn nghĩa. Đó là hai câu thơ của Danh Án tả tình cảnh thảm hại của quan quân nhà Lê đi sứ cầu xin viện binh nhà Thanh cuối hồi 11, hai câu thơ trong bài viếng Lê Duy Chi, bài thơ tự thuật của Nguyễn Đình Giản, bài thơ trả lòi Ngô Thì Nhậm của Trần Danh Án hồi 15, hai đoạn thơ của Trần Phương Bính ca ngợi chí khí của mình, bài "tán" của Nguyễn Huy Túc ca ngợi Văn Quyên hồi 16, cuối cùng là bài "Tiêu cung tuẫn tiết hành" được tác giả chép trọn cả bài ca ngọi một hoàng phi tuẫn tiết theo Lê Chiêu Thống. Những đoạn chêm bằng thơ bộc lộ rõ nét tư tưởng tôn phò chính thống của tác giả, xét về mặt tư tưởng đây là một trong những điểm còn hạn chế trong thế giới quan của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)