So SÁNH NGOẠI HÌNH, TÍNH CÁCH VÀ TÂM LÍ NHÂN VẬT TRONG TAM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 83)

QUÔC DIÊN NGHĨAHOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

2.1 Ngoại hình nhân vật

T ro n g T am q u ố c diễn nghĩa

Ngoại hình là khái niệm nhằm chỉ chân dung, diện mạo, cử chỉ, tác phong, y phục... là tất cả những gì tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Miêu tả ngoại hình là một trong những biện pháp thể hiện nhân vật của nhà vãn Trung đại. Yêu cầu của miêu tả ngoại hình là làm cho nhân vật có được một dáng vẻ bên ngoài cụ thể để người đọc hình đung nhân vật và cảm nhận được tính cách nhân vật.

Miêu tả tướng mạo phi thường là quan điểm truyền thống về thẩm mĩ của văn chương cổ điển Trung Quốc. Diện mạo nhân vật mang tính chất tạo hình nên dễ đi ngay vào trực quan của độc giả. sử dụng cái dễ thấy để biểu lộ tính cách là hiện tượng có ý nghĩa qui luật đối với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Những nhân vật có tài thường là những "kì hình, dị tướng" khác hẳn với những người bình thường. Diện mạo của con người được miêu tả theo lối nắm bắt cái 'thần", tượng trưng và ước lệ. Các nét trên khuôn mặt đều được so sánh với những con vật có quí tướng đặc trưng cho một nét tính cách tiêu biểu như lưng gấu, mặt rồng, mày ngài, mắt phượng... được coi là đẹp; hổ, báo là biểu hiện cho phong cách của quan võ; long, li, qui, phượng tượng trưng cho uy quyền của nhà vua; còn loài hạc lại là cốt cách của những quan văn... Diện mạo của nhân vật luôn được thống nhất với tính cách. Từ diện mạo có thể nhận đoán tính cách và từ tính cách có thể hình dung ra diện mạo.

Lun Bị từ khi còn dệt chiếu, bán dép đã mang những nét diện mạo của một ông vua: "minh cao bảy thước rưỡi, hai tai chảy xuống gần vai, hai tay buông khỏi đầu gối, mắt trông thấy được tai, mặt đẹp như ngọc, môi đó như son ..." (1, hồi 1).

Tôn Quyền: "người cằm vuông, miệng lớn, mắt biếc, râu vàng" (1, hồi 29). Tào Tháo: "mình cao bảy thước, mắt nhỏ, râu dài" (1, hồi 1).

Ảnh hưổng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lễ nhất thống chí

Không Minh: mình cao tám thước, mặt đẹp như ngọc, đầu đội khăn lượt, mình bận áo cánh hạc, hình dáng thanh thoát như tiên" (2, hồi 38).

Quan Vũ: mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như son tô, măt phượng, mày tằm, oai phong lẫm liệt" (1, hồi 1).

Trương Phi: mình cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én, tiếng vang như sấm, dáng như ngựa phi" (1, hồi 1).

Ngoại hình của nhân vật được miêu tả theo bút pháp tượng trưng, tác giả chí chú ý đên những nét làm nên "thần thái" nhưng không phải vì thế mà nhân vật không có những nét riêng. Người ta nhớ đến Quan Vân Trường bởi bộ râu dài và khuôn mặt đỏ như táo chín, nhớ đến Lưu Bị với đôi tay dài quá gối, Tào Tháo với cặp mắt nhỏ, râu dài... Đặc biệt bộ râu dài của Tào Tháo được nhà văn chú ý và đặc tả như một chi tiết nghệ thuật. Trong suốt cuộc đời chinh chiến trên yên ngựa Tào Tháo đã nhiều lần lâm vào những tình trạng dở khóc dở cười trên đường rút chạy. Có thể kể đến việc dẹp Lã Bố ở Bộc Dương, đánh Trương Tú Uyển Thành, trận Xích Bích gặp Chu Du, đường Hoa Dung gặp Quan V ũ ... Nhưng có lẽ trận đánh gặp Mã Siêu ở Đồng Quan là lần Tào Tháo rơi vào hoàn cảnh bi hài nhất. Không địch nổi Mã Siêu và quân Tây Lương, Tào Tháo rút chạy, quân Tây Lương cứ nhằm người có râu dài để vây bắt, Tháo phải lấy gươm cắt trụi cả râu, quân Mã Siêu lại nhằm người cắt trụi râu để bắt, Tháo luống cuống phải xé cờ quấn cằm chạy trốn (1, tập2, hồi 51).

Diện mạo của nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa không chỉ đơn giản đế phân biệt nhân vật này với nhân vật khác mà ở đó bao hàm cả tính cách và cá tính của nhân vật. Theo P.GS, Tiến sĩ Trần Lê Bảo thì La Quán Trung đã chịu ảnh hưởng của Kinh dịch trong các quẻ xem tướng sô khi miêu tả diện mạo của nhân vật (61). Nhìn diện mạo, những người xem tướng sô có thê tiên đoán được vận mệnh, tương lai của nhân vật và bất kì lời tiên đoán nào cũng đúng. Lun Bị xuất thân "dệt chiếu, bán dép", Tào Tháo làm một chức quan nhỏ Tôn Quyền là em ruột của Tồn Sách, nhưng ngay từ khi còn niên thiêu tương lai đế vương của họ đã được những người xem tướng giỏi tiên đoán.

Ảnh hưởng của Tam ^ uốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lễ nhất thống chí

Thuật nhìn người còn có vai trò quan trọng để người cầm quân lựa chọn hiên tài, phó thác công việc. Tào Tháo đã nhận thấy chí lớn của Lưu Bị khi Lưu Bị vân còn long đong lận đận không tìm được chốn dung thân, mới thoạt nhìn thây Tôn Quyền, Tào Tháo đã nhận xét: "Sinh con nên sinh người như Trọng Mưu . Cũng có khi vẻ bề ngoài làm người lãnh đạo không đánh giá hết khả năng của người tài như Lun Bị đã không nhìn thấy được tài năng của Bàng Thống ẩn dấu sau cái bề ngoài xấu xí (1, tập 2, hồi 57), sáu lần ra Kì Sơn của Khổng Minh không thành có nguyên nhân của việc dùng nhầm Mã Tốc (1, tập 3, hồi 96), Tôn Quyền không đánh giá hết năng lực của vị tướng trẻ tuổi Lục Tốn, Tào Tháo không thấy được thiện chí của Trung Nguyên qua diện mạo xấu xí của Trương Tùng (1, tập 2, hồi 60)... Trong cuộc đọ sức giữa ba tập đoàn phong kiến lớn, tập đoàn nào tập hợp được nhiều "hiền tài" là đã nắm chắc được phần lớn chiến thắng trong tay. Vì vậy việc tiên đoán tài năng để giao phó trọng trách là một việc vô cùng quan trọng thể hiện tài năng của người dụng binh.

Trong Hoàng Lẻ nhất thống chí

Cách miêu tả diện mạo nhân vật một cách khái quát theo lối nắm bắt cái thần, tượng trưng, ước lệ của Tam quốc diễn nghĩa có ảnh hưởng rõ nét trong

Hoàng L ê nhất thống chí. Tuy nhiên, số nhân vật được tác giả Hoàng Lê nhất thống chí tả diện mạo không nhiều, phần lớn là vua, chúa. Diện mạo những con người này được khái quát bằng một mệnh đề gần như áp dụng cho những vương tử, hoàng tử, đó là: tư phong đẹp đẽ, khác hẳn người thường.

Vương Tử Cán: "Lúc vương tử Cán đầy tuổi tôi, cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà, khác hẳn người thường" (3, hồi 1).

Thế tử Tông: "dung mạo rất khôi ngô" (3, hồi 2).

Thái tử Lê Duy Vĩ: "vóc người đẹp đẽ, tư chất thông minh" (3, hồi 3). Tướng mạo khác người với những nét "kì hình" chịu ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa được tác giả dành đế miêu tả Lê cảnh Hung: "Nhà vua râu rồng mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non (3,

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhât thống chí

Ảnh hưởng của Tam ơ ịu ổ c diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)