0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Kết cấu đa tuyến

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TAM QUỐC DIỄN NGHĨA ĐỐI VỚI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Trang 49 -49 )

y si au e ^ Xki 'U huầ Kv ơ hồi mười một có một đoạn văn tả chuện Mi Chúc gập một người con

2.2 Kết cấu đa tuyến

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Có nhiều quan niệm về kết cấu của Tam quốc diễn nghĩa, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng kết cấu của Tam quốc diễn nghĩa là kết cấu đa tuyến. Kết cấu đa tuyến trong Tam quốc diễn nghĩa phản ánh những sự kiện cơ bản của thời đại Tam quốc, khắc hoạ hoạt động của một số nhân vật chính

Ảnh hưởng củ a Tam Cịưôc diễn nghĩa ấỗ\ vơi Hoàng Lê nhất thống chí

_________ ________________________________________________ _ N g u y ề n X k i X k u c m

và tiến trình phát triển của lịch sử. Mở đầu Tam quốc diễn nghĩa có đoạn: "Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại về tay nhà Hán. Nhà Hán, từ lúc vua Cao Tổ chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến đế; lúc bấy giờ chia ra thành ba nước" (1, hồi 1). Tư tưởng "chia lâu lại hợp, hợp lâu lại chia" không chỉ qui định thế giới quan của nhà vãn trong quá trình nhìn nhận, đánh giá lịch sử mà còn qui định tính chỉnh thể nghệ thuật trong kết cấu đa tuyến của Tam quốc diễn nghĩa.

Tuyến chính

Tuyến chính của Tam quốc diễn nghĩa bao hàm toàn bộ sự kiện liên quan đến sự suy vong vủa vương triều Đông Hán và quá trình hình thành, phát triển suy thoái của ba nước Thục Hán, Đông Ngô và Tào Nguỵ do Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền lãnh đạo. Trong bộn bề sự kiện các tập đoàn địa chủ có vũ trang nổi lên như nấm sau mưa lấy danh nghĩa "phù trì vương thất" đàn áp khởi nghĩa Hoàng Cân, nhà văn đã tập trung hướng người đọc vào hoạt động của ba nhân vật chính Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Kiên (sau là Tôn Sách, Tôn Quyền), những nhân vật có vai trò quan trọng trong việc chia ba thiên hạ. Tam quốc diềti nghĩa là cuốn tiểu thuyết về những cuộc chiến tranh khốc liệt tranh giành quyền thống trị đất nước của những tập đoàn phong kiến lớn. Trong hàng trăm trận đánh, nhà văn La Quán Trung đã tập trung bút lực để miêu tả những trận đánh có tính chất quyết định đến quá trình hình thành, phát triển và tan rã của ba nước. Đó là các trận:

Trận Quan Độ, Tào Tháo tiêu diệt Viên Thiệu, khống chế thiên tử làm chủ một vùng đất đai rộng lớn phía bắc của đất nước.

Trận Xích Bích, Tào Tháo phải khuất phục trước liên minh chặt chẽ của Lưu Bị và Tôn Quyền; Tôn Quyền giữ vững Giang Đông còn Lưu Bị có được Kinh châu làm bàn đạp tiến vào Ba Thục. Thế chân vạc được hình thành mở đầu cho những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa ba nước.

Ảnh hưởng của Tam ơịuổc diễn nghĩa ảố\ vớ\ Hoàng Lê nhất thống chí

__________________________________________________ /SlguyeKA T h i XkuầKA

Trận Giang Lăng là một trận đánh có qui mô nhỏ hơn hẳn hai trận đánh kể trên nhưng là một trận đánh đặc biệt, qua trận này giang sơn thống nhất về một mối, chấm dứt thời kì tranh hùng của ba nước. La Quán Trung kết luận: "Tự đấy ba nước thuộc về nhà Tấn. Tư Mã Viêm đã thống nhất thiên hạ. Đó là "đại thế thiên hạ, hợp lâu phải chia, chia lâu lại phải hợp" là thế đấy" (1, tập 3, hồi 120).

Từ nhà Hán thống nhất đến lúc hình thành ba quốc gia độc lập rồi lại đến việc thống nhất đất nước về nhà Tấn, tiến trình của lịch sử được triển khai trong tuyến chính thể hiện rõ nét quan niệm về lịch sử và tư tưởng của tác giả. Thiên hạ chia ba, thiên thời về tay Tào Tháo, địa lợi về tay Tôn Quyền, nhân hoà về tay Lưu Bị, sự thống nhất của đất trời bị phá vỡ đã gây nên loạn binh đao khói lửa, chỉ khi nào thiên, địa, nhân thu về một mối thì thiên hạ mới hết phân tranh. Tư tướng dựa vào sức mạnh tổng hợp của ba yếu tố thiên địa nhân đã chi phối tác giả trong việc tổ chức nghệ thuật, miêu tả tình thế và toàn bộ kết cục thời Tam quốc.

Thời đại Tam quốc là một giai đoạn lịch sử phức tạp với những mâu thuẫn chằng chịt và gay gắt giữa những tập đoàn phong kiến lớn. Thiên hạ đại loạn, đất nước bị chia cắt, các lực lượng cường thần tranh giành lẫn nhau không phải chỉ

ba nước. Những tuyến phụ của Tam quốc diễn nghĩa phản ánh những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội gây nên một giai đoạn lịch sử đầy biến động.

Tuyến sự kiện phản ánh mâu thuẫn vương triều Đông Hán với cường thần

Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn La Quán Trung đã hướng người đọc vào nguyên nhân gây ra những biến loạn của đất nước, đó là việc nhà vua tin dùng bọn hoạn quan và cuộc tranh giành quyền lực giữa hoạn quan và ngoại thích. Nhưng thực ra mầm loạn hoạn quan chỉ là ngòi nổ làm nổ kho thuốc súng để từ đó bộc lộ nguyên nhân thực sự của những biến động xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa vương triều Đông Hán thối nát với cường thần có vũ trang luôn lăm le chờ cơ hội nắm lấy chính quyền. Sự tranh chấp quyền lực giữa vua và cường thần được Tam quốc diễn nghĩa phản ánh qua ba giai đoạn: giai đoạn Đổng Trác kéo binh vào cung phê lập vua, nhiễu loạn nhân dân; giai đoạn Tào Tháo khởi binh các châu quận dẹp loạn thế chân Đổng Trác, giai đoạn Tào Phi cướp ngôi thiên tử, xoá bỏ nhà Hán, lập nên

Ảnh hưởng của Tam quốc diấn nghĩa dối với Hoàng Lê nhất thống chí

__________________________________________________ A lg u ỵ ế k ì T k ị XktAầ^A

nhà Nguỵ. Nhờ cơ hội do Hà Tiến tạo ra, Đổng Trác tiến binh vào cung nắm được chính quyền. Lẽ ra phải chinh phục các lực lượng địa phương, thống nhất giang sơn, phục hồi kinh tế thì Trác chỉ thoả mãn những dục vọng tầm thường, đàn áp triều thần, ức hiếp dân lành làm cho mâu thuẫn giữa Trác và quan lại nhà Hán ngày càng trở nên sâu sắc. Việc Vương Doãn lập mưu giết Đống Trác chính là để giải quyết mâu thuần giữa tập đoàn quân phiệt Đổng Trác và quan lại của triều đình nhà Hán. Sau loạn Đổng Trác, loạn kiêu binh Lí Thôi, Quách Dĩ như giọt nước làm tràn cốc khiến chính quyền trung ương hoàn toàn sụp đổ, nhà vua không còn quyền lực mà chỉ có giá trị như một vật tượng trưng.

Tuyển sự kiện phản ánh mâu thuẫn giữa các cường thần

Khi chính quyền trung ương sụp đổ, cục diện xoay chiều, các tập đoàn chính trị, quân sự địa phương ngày càng lớn mạnh, mưu đồ giành thiên hạ, có thể kể đến các tập đoàn lớn như: Tào Tháo ở Duyện châu, Viên Thiệu ớ Kí châu, Lưu Biểu ở Kinh châu, Công Tôn Toản ở

u

châu, Viên Thuật ở Nam Dương, Tôn Kiên ở Dự châu, Đào Khiêm ở Từ châu... Trong tình trạng đất nước chia cắt, nhân dân lao đao vì những cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, Tào Tháo cậy nhờ Viên Thiệu tiến cử với vua Hiến Đế xin làm thái thú Đông quận. Năm thứ ba Hiến Đế, giặc Khăn vàng tấn công Duyện châu, Tào Tháo đem quân đi đánh, lấy được Duyện châu làm căn cứ, phát triển thế lực. Với danh nghĩa cần vương, tôn phò Hiến Đế, Tào Tháo đã nhanh chóng dẹp yên quần hùng, đánh bại Lã Bố, tiêu diệt Lí Thôi, Quách Dĩ, dẹp yên những phe đảng có thế lực tập trung xung quanh chính quyền Trung ương, làm chủ vùng Trung Nguyên. Sau trận Quan Độ, Tào Tháo tiêu diệt Viên Thiệu, thu phục cả một vùng Bắc Hà rộng lớn. Lực lượng của Tào Tháo phát triển thành một tập đoàn chính trị quân sự vững mạnh, đối lập, tranh bá với Tôn Quyền và Lưu Bị.

Tuyến sự kiện phản ánh mâu thuẫn ba nước Ngưỵ, Thục, Ngỏ

Trong khi Tào Tháo đang dẹp loạn ở phưưng Bắc, Tôn Quyền kế nghiệp Tôn Sách, Tốn Kiên củng cố thế lực ở Giang Đông, tranh bá với Tào Tháo và Lưu Bị.

Sau trận Xích Bích, vai trò của Lưu Bị mới thực sự nổi bật. Nhờ tài năng lo liệu của Khổng Minh, toàn bộ thành quả của Xích Bích về tay Lưu Bị. Được

Ảnh hưởng của Tam OịỊiổc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí

__________________________________________________ /\]g u y ê ^ T k ị x h u ầ n

Kinh châu, Lưu Bị có căn cứ địa làm bàn đạp tiến vào Tây Xuyên, xây dựng chính quyền Thục, thực hiện đường lối Long Trung của Khổng Minh, tranh bá với Tào Tháo và Tôn Quyền.

Tuyến sự kiện dòng họ Tư Mã thống nhất đất nước

Cuộc chiên tranh Tào, Tôn, Lưu kéo dài không phân thắng bại. Sau khi Tào Tháo chết, con cháu không kế nghiệp được cha ông, họ Tư Mã bành trướng thay thế nhà Nguỵ, tiêu diệt Thục, Ngô, thống nhất thiên hạ, lập nên nhà Tấn.

Trong quá trình xây dựng cốt truyện nhà văn La Quán Trung đã lấy tập đoàn Thục Hán làm chủ để triển khai kết cấu đa tuyến. Tam quốc diễn nghĩa

có một trăm hai mươi hồi thì đã có gần tám mươi hồi nhà văn đặc biệt miêu tả tập đoàn Thục Hán. Nhũng đoạn văn hay nhất, trữ tình nhất, cảm động nhất trong tác phẩm cũng là những đoạn văn viết về những nhân vật và sự kiện của tập đoàn Thục Hán như: Quan Vũ qua năm ải, chém sáu tướng, Lưu Bị tam cố thảo lư cầu hiển tài, Triệu Tử Long Đương dương Trường bản, Trương Phi ớ Cổ thành, Quan Vân Trường thọ tử, Gia Cát Lượng qui thiên...

Phản ánh một giai đoạn lịch sử với những cuộc chiến tranh phức tạp giữa các tập đoàn tranh giành quyền lực, kết cấu đa tuyến giúp nhà văn phân chia sự kiện và nhân vật theo những dòng mạch vận động từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặt khác, những tuyến phụ cùng song hành bên tuyến chính, giao hoà, trùng hợp với tuyến chính tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Kết cấu đa tuyến trong Tam qu ốc diễn nghĩa phản ánh rõ nét cảm quan và thái độ của nhà văn đối với lịch sử thời đại Tam quốc.

Trong H oàng Lê nhất thông chí

Trong lịch sử văn học Trung đại Việt Nam, chưa có một giai đoạn lịch sử nào tập trung được sự chú ý của nhiều văn nhân như thời kì Lê mạt. Trước

Hoàng Lê nhất thống chíHoan Châu kí, Nam triêu công nghiệp diên chí,

sau Hoàng L ê nhất thống chíHoàng Việt long hưng chí. Do hoàn cảnh đặc thù H oan châu kí thoát thai từ một bản tộc phả, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Việt long hưng chí bó hẹp trong phạm vi hoạt động của chúa

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thống chí

________________________________________________________N g u y ề n TW\ X h u cm

Nguyễn ở Nam Hà nên ảnh hưởng không rộng rãi bằng Hoàng Lê nhất thống chí. Đóng góp lớn của tác giả Hoàng Lê nhất thống chí là đã dựng lại một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của lịch sử dân tộc một cách đầy đủ, cụ thể, sinh động và chân thực với khách quan lịch sử. Dòng chảy lịch sử được tái hiện trong kết cấu đa tuyến thống nhất, xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Có thể nói sự thống nhất giữa tuyến chính và những tuyến phụ trong kết cấu tác phẩm phản ánh tài năng mô phỏng kết cấu Tam quốc diễn nghĩa của tác giả

Hoàng Lê nhất thống chí trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật về lịch sử nước nhà.

Tuyến chính

Tuyến chính của Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả quá trình suy vi không gì cưỡng lại được của triều đình Lê-Trịnh trước sự tấn công mạnh mẽ của khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và quá trình "trung hưng" của nhà Nguyễn, thống nhất đất nước. Tuyến chính phản ánh rõ nét nội dung, chủ đề tác phẩm và tư tưởng tôn phò chính thống của tác giả.

Ba tuyến phụ của Hoàng Lê nhất thống chí song hành với tuyến chính, đan cài với tuyến chính vừa làm nên một kết cấu thống nhất vừa tạo ra những dòng mạch trong bộn bề những chi tiết, những sự kiện, nhân vật đã đi vào một giai đoạn lịch sử phức tạp, hào hùng của dàn tộc.

Tuyến sự kiện phản ánh mâu thuẫn vua Lê - chúa Trịnh

Tác phẩm được mở đầu bằng sự kiện Trịnh Kiểm phò tá vua Lê Trang tông trung hưng cơ nghiệp nhà Lê và dần dần chiếm đoạt quyền bính trong tay nhà vua lập nên cơ nghiệp nhà chúa. Sự tồn tại của phú chúa bên cạnh nhà vua đã phản ánh những điều bất ổn trong đời sống chính trị xã hội. Không phải ngẫu nhiên những chi tiết đầu tiên của tác phẩm là những chi tiết về sự rối loạn trong nội bộ phủ chúa. Đó là tiếng sấm báo hiệu cơn dông bão dữ dội xoá tan sự tồn tại hai trăm năm của cơ nghiệp nhà chúa. Mâu thuẫn giữa vua Lê và tập đoàn chúa Trịnh là những mâu thuẫn nội tại, song triều đình suy yếu, nhà vua quá nhu nhược đớn hèn, việc giải quyết mâu thuẫn này

Ảnh hưởng của Tam ơịUốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

___________________________________________________________A lg u y e n ~uki X h u ầ n

lại phải nhờ vào sức mạnh của một lực lượng khác - khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

Tuyến sự kiện phản ánh mâu thuẫn giữa triều đình Lê-Trịnli và khởi nghĩa nông dân

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, sức mạnh quật khởi của khởi nghĩa nông dân được miêu tả như một lực lượng có vai trò giải quyết những ung nhọt trong xã hội. Nội bộ triều đình thối nát, quan lại chí biết toan tính mưu lợi cho bản thân, nhà chúa suy yếu vì tranh giành quyền lực trong nội cung, kiêu binh nổi loạn khống chế triều đình, nhiễu sách dân lành. Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" dẹp yên loạn kiêu binh, củng cố chính quyền nhà Lê rồi trở vào Nam. Quá trình phát triển của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Nhạc, sau là Nguyễn Huệ được miêu tả một cách khá chi tiết trong tác phẩm. Mâu thuẫn giữa triều đình Lê-Trịnh và quần chúng nông dân được giải quyết một cách triệt để bằng việc Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược, lập nên một triều đại mới. Thật đáng tiếc, Nguyễn Huệ mất sớm, Quang Toản lên ngôi không nối được chí cha, nội bộ gia đình lục đục nên không giữ được thành quả mà Nguyễn Huệ mất bao công lao mới giành được.

Tuyến sự kiện phản ánh mâu thuẫn dân tộc

Hoàng Lê nhất thống chí không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến lớn, mâu thuẫn giữa triều đình phong kiến và khởi nghĩa nông dân mà còn phản ánh mâu thuẫn dân tộc. Việc Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh rước hai mươi vạn quân ngoại viện về giày xéo mả tổ là một điều sỉ nhục đối với đất nước, với lịch sử. Tiếp bước Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái T ổ ... Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã cho quan quân nhà Thanh một bài học về quyền độc lập tự chủ của dân tộc và khẳng định bản chất chính nghĩa của khởi nghĩa nông dân.

Nếu căn cứ vào thái độ và tư tưởng của tác giả và những biểu hiện trong tác phẩm, việc xác định giữa tuyên chính và tuyến phụ trong Hoàng Lê

Ảnh hưởng của Tam O ịU ố c diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TAM QUỐC DIỄN NGHĨA ĐỐI VỚI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Trang 49 -49 )

×