Tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 86)

A ỉg uyên TKị Thuần

2.2 Tính cách nhân vật

Nhân vât và tính cách của nhân vật là yếu tố hạt nhân của tiểu thuyết. Nó có vai trò quan trọng trong việc thống nhất kết cấu và thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử hầu hết là những nhân vât có thât trong lịch sử. Tuy vậy, họ hiện lên trong tác phẩm không phải với tư cách là nhân vật lịch sử mà được ngòi bút sáng tạo của nhà văn khắc hoạ thành những con người có máu thịt, có tính cách và rất sinh động. Trải qua quá trình nhào nặn và hư cấu của nhà văn, những nhân vật lịch sử trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí có một sức sống, có sự truyền cảm lớn thấm đẫm quan điểm tư tưởng của nhà văn và lí tưởng của thời đại.

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

________________________________________ _________________________________/ \ ) g u ỵ ễ n x k ị ~Ukw<ần

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa là những thế hệ anh hùng trong suôt. Tính cách của họ được xây dựng một cách tròn trịa, nguyên khối để minh chứng cho giá trị của đạo đức Khổng giáo. Tào Tháo tuyệt gian, Lưu BỊ tuyệt nhân, Quan Công tuyệt nghĩa, Khổng Minh tuyệt trí... Đó là những anh hùng tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng chứ không phải những con người có số phận riêng. Nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa không bao giờ biết phân vân hoặc ăn năn trước và sau khi hành động bởi vì họ là những con người hành động theo nghĩa vụ. Điêu Thuyền và Tôn phu nhân là hai trong số ít những nhân vật nữ được miêu tả khá công phu trong tác phẩm. Điêu Thuyền hát cho Đổng Trác nghe, khóc than với Lã Bố ở Phụng Nghi đình; Tôn phu nhân rời bỏ đất nước theo Lưu Bị. Đối với các nhà văn hiện đại, đây là những cơ hội hiếm thấy để khai thác những uẩn khúc trong tâm trạng nhân vật. Nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa tác giả đã không chú ý đến những khía cạnh ấy. Các nhân vật này chỉ là những quân cờ trong kế mĩ nhân đang thực hiện những nghĩa vụ của đạo đức Khổng giáo.

Tuy không đi sâu khám phá thế giới nội tâm, nhưng nhà văn La Quán Trung khá chú trọng vào việc cá thể hoá nhân vật. Cũng là những dũng tướng nhưng không ai có thể nhầm lẫn Quan Vân Trường với Trương Phi hay Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu. Quan Vân Trường qua năm cửa ải chém sáu tướng nhưng phải vượt qua được cửa ải c ổ thành mới phân rõ bạn thù, khẳng định được tấm lòng sắt son chung thuỷ. Cái vũ dũng của Trương Phi cũng tạo nên một ấn tượng đẹp đẽ về người anh hùng không bao giờ chịu khuất phục trước uy lực nào, sẵn sàng đấu tranh đê cứu giúp người khác. Hình ảnh của Trương Phi gợi cho người đọc liên tưởng tới người anh hùng Lỗ Trí Thâm trong Thuỷ Hử, có nóng nảy, có sai lầm nhưng đáng mến phục và trân trọng. Nhăc đén Trương Phi không thể không nhắc đến những chiến công gắn liên với người anh hùng chi mơi nhac đến tên quân Tào đã hồn bay phách lạc: đại náo cầu Trường bản, đối đầu với Hứa Chử bắt sống Nghiêm Nhan, đánh nhau với Trương Cáp... Có Trương Phi ớ đâu là nơi đó náo động hẳn lên. Khi xung trận Trương Phi bao giờ cũng xuất hiện với một tiếng thét thật lớn khiến cho đối phương kinh hoàng bạt vía. Nếu như Trương

Ảnh hưởng của Tam ơ ịU ố c diễn nghĩa đối vói Hoàng nhất thống chí

Phi gọn lên hình ảnh cây thông thẳng vững vàng trước phong ba bão táp là nơi thử thách tấm lòng trung dũng của người khác thì Mã Siêu lại là hình ảnh của một hô tướng hào hoa phong nhã. Vị tướng trẻ tuổi mặc áo bào trắng oai phong lâm liệt sức khoẻ phi thường đã từng đánh bai tất cả các tướng lĩnh của Tào Tháo. Một người giỏi binh thư lại có hàng tràm tướng giỏi như Tào Tháo nhìn thấy Mã Siêu phải quăng mũ xuống đất than rằng: "Thằng ranh này còn sống thì ta chưa biết chôn vào đâu đây!" (2, hồi 58). Tam quốc diễn nghĩa có hàng trăm nhàn vật anh hùng nhưng mỗi nhân vật nhà văn lại khắc sâu một nét tính cách tiêu biểu coi đó là nét đặc trưng để phân biệt nhân vật này với nhân vật khác. Sự đa dạng và phong phú trong tính cách nhân vật thể hiện tài năng của nhà văn La Quán Trung trong quá trình xây dựng nhân vật.

Một trong những thủ pháp tiêu biểu của nhà văn La Quán Trung khi khắc họa tính cách nhân vật là thủ pháp khoa trương phóng đại. Đó là việc sử dụng những chi tiết li kì, những hành động phi thường để làm nổi bật tài năng phi phàm của nhân vật. Triệu Vân có ba trăm quân mà không cứu nổi Lưu BỊ nhưng có lúc một mình tả xung hữu đột cứu A Đẩu bọc trong tấm áo vượt qua hàng trăm tướng, hàng vạn quân để trở về. Trí tưởng tượng của nhà văn đã giúp cho Lưu Bị cùng ngựa Đích lư bay bổng vượt qua suối Đàn khê trước sự chứng kiến kinh ngạc của bao người. Rồi Hạ Hầu Đôn "nhổ tên nuốt ngươi"; Tôn Sách nách cắp chết một tướng, quát chết một tướng làm cho Viên Thiệu kinh sợ; Quan Công để cho Hoa Đà nạo xương, rắc thuốc mà vẫn ngồi đánh cờ với Mã Lương mặt thản nhiên như không có chuyện g ì...

Đặc biệt nhà văn dùng khá nhiều nhũng chi tiết li kì, thần thánh hoá để đặc tả tài năng và trí tuệ siêu việt của Khổng Minh. Có nhiều ý kiến cho rằng Khổng Minh chết là hết Tam quốc. Điều đó chứng tỏ nhà văn La Quán Trung đã dồn tất cả tâm huyết của mình để xây dựng biêu tượng cao đẹp cua trí tuệ va cơ mưu con người trong chiến tranh. Ngay từ khi còn ở lêu tranh Không Minh đa co quyet sách chia ba thiên hạ. Con người "trên thông thiên văn, dưới tường đìa lí, biét pháp thuật, hiểu âm dương" đã từng làm nên bao kì tích và hao tôn sinh khí của rất nhiều kì phùng địch thủ. Các mưu mô của Khổng Minh đều rất thần kì và

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối vối Hoàng Lê nhất thống chí

__________________________________________________ ________ N g u ỵ ễ n T K ị X k u ầ n

chinh xác từ việc săp đặt tình tiết, tận dụng những sơ hở của quân địch, bài binh bô trận thực thực, hư hư làm cho đôi phương không tài nào mà đoán được. Các nhân vật kì tài của Nguỵ và Ngô như Tào Tháo, Chu Du, Lục Tốn, Tư Mã Ý đều đã từng thât bại trước sự tính toán như thần của Khổng Minh. Với hai mươi bảy năm vào sinh ra tử, Khổng Minh đã làm nên những chiến thắng li kì như: dùng hoả công đốt Hạ Hầu Đôn ở Bác Vọng; đốt Tào Nhân bằng hoả công thuỷ chiến ở Tân Dã; thuyền cỏ mượn tên; mượn gió Đông; dồn Tào Tháo vào Hoa Dung lộ; đuổi Tào Nhàn đánh úp Kinh châu; bảy lần bắt Mạnh Hoạch; gảy đàn đuổi Tư Mã Ý; vây cha con Tư Mã Ý ở Phương Cốc... Chỉ tính riêng việc Khổng Minh trao cho Triệu Vân ba túi cẩm nang để phá vỡ âm mưu mĩ nhân kế của Chu Du đủ thấy tài năng siêu việt của ông. Ba cẩm nang đều hiệu nghiệm, Khổng Minh ở Ba Thục nhưng dường như ông đang ở bên cạnh Triệu Vân, Lưu BỊ để bày mưu tính kế và chỉ huy Tôn Quyền, Chu Du thực hiện kế sách của mình.

Trong quá trình xây dựng hình tượng nhân vật, có lẽ vì quá yêu mến Khổng Minh nên nhà văn La Quán Trung đã gán cho ông nhiều phép thuật phi phàm như lời nhận xét của Lỗ Tấn: "đa trí như tử yêu". Thành công của Khổng Minh trong "thuyền cỏ mượn tên", "Gia Cát cầu gió Đông", "gảy đàn đuổi Trọng Đ ạt"... xét cho cùng là kết quả thành công tất yếu của một người làm tướng nhưng đến như "rắc đậu thành binh", "gọi gió hú mưa"... thì Khổng Minh không còn là một nhà quân sự, một nhà chính trị có khả năng tiên đoán khoa học mà là một thầy phù thuỷ. Trong quá trình biểu hiện tài năng và cơ mưu của Khổng Minh, nhà văn La Quán Trung đã sử dụng rất nhiều những chi tiết li kì nâng cao tính chất "thần nhân" của một nhân vật có thật trong lịch sử. Đó cũng là môt biểu hiên của mã văn hoá Trung Quôc , phai co nhung tinh cách những hành động, những trí tuệ phi phàm như v ậ y mơi tương xưng VƠI

hoàn cảnh sử thi của Tam quốc diễn nghĩa.

Lây nguyên mẫu là những nhân vật co thạt trong hch sư, nhưng bằng tài năng của mình La Quán Trung đã xây dựng được một loạt nhưng tính cách điển hình tiêu biểu cho những giá trị đạo đức của thời đại. M.Gorki quan niệm rằng nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên mât

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

______________________________ __________________________ /vlg u y ê ^ X h ị X k u c m

tac gia, chi còn trông thây và nghe thấy những con người do tác giả trình bày. Bằng tài năng sắp đặt tình tiết và miêu tả, nhân vật của La Quán Trung tuy chi là những tính cách một chiều hoạt động chủ yếu trên vũ đài đấu tranh quân sự nhưng vẫn vô cùng sinh động và hấp dẫn trí tưởng tượng của người đọc. Tính cách của nhân vật được phát triển một cách toàn diện và mang nhiêu yêu tô li kì trong môi trường sử thi. Đây cũng là một đặc trưng của tiểu thuyết sử thi lịch sử.

Trong H oàng Lê nhất thông chí

Như trên đã trình bày, Hoàng Lê nhất thống chỉ được viết theo hình thức của tiểu thuyết chương hồi chịu ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa nhưng trên thực tế tác phẩm đã không còn giữ nguyên những thi pháp của thể loại. Điều đó được thể hiện một cách rõ nét và tập trung nhất trong việc xây dựng tính cách nhân vật. Thành công lớn nhất của tác phẩm là đã xây dựng được những điển hình đa dạng vừa có tính khái quát vừa có cá tính. Đó không phải là những nhân vật khoác tấm áo của lịch sử mà là những con người bàng xương bằng thịt có tính cách phức tạp, có số phận cụ thể trong tổng hoà của những quan hệ xã hội.

Trong bối cảnh xã hội phức tạp thời Lê-Trịnh, nhân vật của Hoàng Lẻ nhất thống chí cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Phạm vi của đề tài khiến cho tác giả Hoàng Lê nhất thống chí chú ý nhiều đến những sự kiện lịch sử. Nhưng đó không phải là những đường thẳng sự kiện cứng nhắc mà có sự kết hợp với số phận của con người. Vì thế nhân vật của Hoàng Lê nhất thống chỉ

rất sống động và được nhìn nhận nhiều chiều trong cuộc sống đời thường.

Hoàng Lê nhất thống chí có những nhận xét xác đáng và tinh tế về tính cách của nhân vật, nhưng thật đáng tiếc, tính cách của nhân vật không được tác giả phát triển đến cùng, v ề mặt xây dựng tính cách điển hình thì Hoàng Lê nhất thống chí không xây dựng được những tính cách điển hình có khả năng khái quát cao như Tam q u ốc diễn nghĩa. Tuy vậy, đối VỚI môi nhân vật trong nhưng hoàn cảnh cụ thể tác giả Hoàng Lê nhất thống chí chú ý nhân mạnh những nét tiêu biểu gây nên ấn tượng cho người đọc về bản chất của nhân vật.

Tren sân khâu tnêu đình trong buổi hoàng hôn nhá nhem của Hoàng Lê nhất thống ch í, những nhân vật thuộc hàng ngũ của giai cấp phong kiến đang minh chưng cho cái xã hội suy tàn bị phân hoá cực độ trước sư tấn công như vu bao cua phong trào khởi nghĩa nông dân và xâm lược nước ngoài. Nét tính cách tiêu biêu và chung nhất đối với loại nhân vật này là những toan tính cho cá nhân, cho gia đình, cho dòng họ chứ không phải là lợi ích chung của đât nước, của dàn tộc. Chỉ riêng một việc lập thái tử trong phủ Chúa cũng đủ thấy diên biến của rất nhiều thái độ, rất nhiều tâm trạng. Hoàng Đình Bảo là một danh tiêng được Thị Huệ kéo về để tãng cường thêm vây cánh. Nhưng Hoàng Đình Bảo là một kẻ cơ hội và toan tính, tới kinh đô thấy mọi người trong triều còn chưa quyết định lựa chọn thái tử, Đình Bảo phân vân: "Thị Huệ tuy được Chúa yêu nhưng con trai nàng còn nhỏ, mà Tông thì đã lớn rồi, bám vào nàng không phải là cách lâu bền" (3, hồi 1). Vì thế công việc đầu tiên của Bảo là mang đồ lễ đến gặp Trịnh Tông nhưng bị Tông cự tuyệt. Từ đó Bảo mới dốc lòng theo và chung số phận bi kịch cùng Thị Huệ. Chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử mới có những kẻ huênh hoang khoác lác sống cơ hội như Đinh Tích Nhưỡng, Dương Trọng Tế, Hoàng Phùng C ơ..., những kẻ lưu manh như tuần huyện Trang, Nguyễn Cảnh Thước. Nhân vật trong Hoànq Lê nhất thống chí rất đa dạng và phong phú tiêu biểu cho một thời kì ý thức hệ phong kiến bị lung lay đến tận gốc rễ. Có những nhân vật chỉ xuất hiện trong một vài trang của tác phẩm nhưng rất sống động và để lại ấn tượng sâu sắc về một nét tính cách. Có được thành công đó là do tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã đặt nhân vật tồn tại trong sự đối lập để các tính cách va chạm vào nhau, người này làm nôi bật người kia lên. Có tuần huyện Trang, Nguyễn cảnh Thước thì lại cũng có Lí Trần Quán, Trần Công X á n ...T á c giả đã đưa nhân vật vào những hoàn cảnh "cực hạn" để tính cách bộc lộ rõ nét chỉ bằng một vài hành động, một vai câu noi. Đoi VƠI những người có vai trò lịch sử quan trọng, tác gia đã dụng công xây dựng thành những nhân vật rất sinh động. Một trong những nhân vật như thê la hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.

Ảnh hưởng của Tam OịUốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thông chí

Như trên đã trình bày, tác giả của phần chính biên được các nhà nghiên cứu cho là của Ngô Thì Chí, người rất trung thành với triều đại nhà Lê. Tác giả gọi Nguyen Huệ la người nước Tây Sơn" nhưng vẫn xây dựng Nguyễn Huệ như biêu tượng người anh hùng thời đại đủ thấy sự chân thật khách quan của hình tượng. Hoàng Lê nhất thông chí đã làm được việc mà văn học Việt Nam trước đó chưa ai làm được, đó là đánh giá tài năng của nhân vật một cách khách quan. Các nghệ sĩ đương thời nói đến cái tài nhưng đó là cái tài trong cái nhìn chủ quan của họ. Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát khoe tài nhưng đó là cái tài họ tự thể hiện và tự đánh giá. Tài năng của Nguyễn Huệ không chỉ được thể hiện qua những chiến công mà còn được khẳng định qua nhận xét và sự thán phục của những kẻ ở tư thế đối lập. Nguyễn Hữu Chỉnh là một người có tài 'kinh bang tế thế", một kẻ kiêu căng và tự phụ cũng phải thừa nhận: "Bắc Bình vương là tay anh hùng hào kiệt ở miền Nam" và thái độ của Chỉnh đối với Nguyễn Huệ nhìn chung là kính nể, kiêng gờm. Hoặc như lời nhận xét của một cung nữ triều đình nhà Lê: "Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn vào Nam ra Bắc xuất quỉ nhập thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn" (3, tập 2, hồi 14). Biện pháp mượn khách để tả chủ (tá khách hình chủ) này có tác dụng khẳng định tính khách quan và sự thuyết phục của hình tượng nhân vật. Đây là một thủ pháp xây dựng nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã dùng biện pháp này để miêu tả tính đa nghi của Tào Tháo, lòng nhân ái của Lưu Bị và trí tuệ siêu việt của Khổng Minh.

Người anh hùng trong Hoàng Lê nhất thống chí không chỉ được miêu tả bằng những hành động anh hùng mà còn được chú ý đến bới chi tiết tưởng chừng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)