KẾT LUẬN 1 Những kết luận chủ yếu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 99)

A ỉg uyên TKị Thuần

KẾT LUẬN 1 Những kết luận chủ yếu

1. Những kết luận chủ yếu

Neu văn học Hy Lạp - La Mã bao trùm ảnh hưởng và tác động lâu đời ở Chau Au cho đên ngày nay, thì văn học Trung Hoa cũng có vai trò như thê ở Châu A, nhât là Đông A và Đông Nam Á, đặc biệt ở các nước đồng văn. Do hoan canh hch sư đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc nên sự ánh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với văn học chữ Hán Việt Nam thực muôn vẻ và rất phức tạp. Các sĩ phu, trí giả Việt Nam cho dù nằm trong vùng "giao thoa văn hoá cưỡng bức" hay "tự giác" cũng đều nhằm mục đích làm nên cái gì đó cho dân tộc. Chúng ta đã có một nền thơ với những tên tuổi của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... bên cạnh đó, chúng ta cũng có những nền móng vững chắc cho sự phát triển của vãn xuôi tự sự với thành công của Hoàng Lê nhất thống chí và những tác phẩm văn xuôi chữ Hán khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí trên ba phương diện: nội dung tư tưởng, kết cấu tác phẩm và hệ thống nhân vật để chỉ ra những ảnh hưởng của hệ thống thi pháp tiểu thuyết chương hổi đối với văn xuôi tự sự chữ Hán Việt Nam và sáng tạo của cha ông chúng ta làm nên một nền văn xuôi trong quá khứ. Trong quá trình nghiên cứu, so sánh, phân tích chúng tôi có thể rút ra những kết luận chính sau đây:

1.1 Vé nội dung tư tưởng

Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thông chí là những sáng tác theo khuynh hướng sử thi phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa những tập đoàn phong kiến, những diễn biến lịch sử to lớn của dân tộc trong một thời kì biến động sâu sắc của lịch sử xã hội. c ả hai tác phâm đêu là những ban anh hùng ca đồng thời cũng là những tấn bi kịch.

Ành sáng của tư tưởng Khổng giáo trong Tam quốc diên nghĩa có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Hoàng Lê nhất thống chí. Đặc biệt là tư tưởng tôn phò chính thống và tư tưởng "chọn chủ để thờ . Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau nên điểm nhìn của tác giả Hoàng

Ảnh hưởng của Tam Oịuốc diễn nqhĩa đổì vói Hoàng Lế nhất thống chí

Le nhat thong chí đôi với ý thức hệ Khổng giáo đã khác với tư tưởng của La Quán Trung.

Trước những biến động chính trị xã hội thời kì Lê-Trịnh, tầng lớp trí thưc co sự phân hoá mạnh mẽ theo những chiều hướng phức tạp và mỗi hạng người lại có những tư tưởng riêng biệt. Nhưng phần đông trí thức, quan liêu trong Hoàng Lê nhất thống chí đã suy nghĩ và hành động khác hẳn những tín điêu cơ bán của lí tưởng Khổng giáo. Hoàng Lê nhất thống chí đã mô tả một cách rõ ràng nhất sự phá sản về mặt ý thức hệ của Nho sĩ Việt Nam, qua đó bộc lộ sự phá sản về vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến trước sự tấn công như vũ bão của những nhân tô lịch sử mới: sức mạnh của quần chúng nông dân và sự tác động của một nền kinh tế hàng hoá mới. Mặt khác, tư tướng trung quân, ái quốc, thương dân trong tư tưởng Khổng giáo đã được tác giả của

Hoàng Lê nhất thống chí kết hợp với chủ nghĩa yêu nước. Tư tướng tôn phò chính thống như nhan đề của tác phẩm đã không được giữ nguyên trong quá trình miêu tả những sự kiện lịch sử. Khi Lê Chiêu Thống đưa hai mươi vạn quân Thanh về nước, tác giả đã đứng về phía nhân dân vượt qua tư tưởng ngu trung đạt tới giá trị yêu nước chân chính. Điều này đã khiến cho tính tư tưởng của tác phẩm vượt xa thời đại, mang tính nhân dán, tính dân tộc sâu sắc.

Lấy đề tài từ trong lịch sử biên niên nhưng thái độ đối với lịch sử của

Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí cũng có một số điểm khác nhau. La Quán Trung xây dựng Tam quốc diễn nghĩa sau khi sự kiện đã xảy ra một nghìn năm nên tác phẩm là sự nhìn nhận, đánh giá lại lịch sử. Thái độ đánh giá ấy là của La Quán Trung và thời đại La Quán Trung. Tác giả của

Hoàng Lê nhất thống chí đã xây dựng được một tác phẩm văn xuôi nghệ thuật về những sự kiện lịch sử, chính trị ngay trong chính thời đại của họ. Sự đánh giá của tác giả Hoàng L ê nhất thống chí là sự đánh giá một cách khách quan bằng chính những cảm nhận của người trong cuộc. Chịu ảnh hưởng về tư tưởng của Tam quốc diễn nghĩa nhưng tư tướng trong Hoàng Lê nhất thống chí

đã bị chi phối mạnh mẽ của tinh thần khoa học trung thực, của tinh thần dân tộc và sự đảo lộn về ý thức hệ đang diễn ra một cách dữ dội thời Lê mạt.

Ảnh hưỏne của Tam quốc diễn nghĩa đối vói Hoàng Lê nhất thống chí

Ảnh bưỗnq của Tam ạ y ố c diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

__________________ ________________________ /vlgu yển X k ị TTkucm

1.2 Vê kết cấu tác phẩm

Văn xuôi tự sự Việt Nam xuất hiện muộn hơn nhưng quá trình hình thành có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc. Đó là quá trình tách rời giữa văn và sư. Tam quốc diễn nghĩa được hình thành từ lịch sử biên niên, từ những câu truyện dân gian, các thoại bản, giảng sử có tính chất dân gian rồi sau đó được nhà văn tập hợp, xâu chuỗi dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi còn

Hoàng Lê nhất thống chí đơn thuần là sáng tác của văn nhân chịu ảnh hướng trực tiếp bút pháp, kết cấu và phong cách sử thi của Tam quốc diễn Iiglũơ. Tuy nhiên Hoàng L ẽ nhất thống clu' còn chịu ảnh hưởng của thể kí sự lịch sử, một thể loại gắn liền sự thật lịch sử và những yếu tố hư cấu nghệ thuật đã được phát triển ở Việt Nam từ thế kỉ XV.

Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm đặt nền móng cho thi pháp tiểu thuyết chương hồi. Chịu ảnh hưởng kết cấu của Tam quốc diễn nghĩa nhưng kết cấu của Hoàng Lê nhất thống chí có phần thiếu chặt chẽ hơn, sự đan cài tình tiết và đan xen giữa các tuyến nhân vật chưa được đéu khắp trong tác phẩm. Tính kí sự có mặt mạnh cho phép tác giả khai thác những sự kiện giàu tính thời sự nhưng nếu cụ thể và tỉ mỉ quá lại thiếu tính khái quát và đi vào liệt kê, kể lể nhiều hơn.

Về phương thức trần thuật, Tam quốc diễn nglũa đạt đến mức độ mẫu mực. Ngôn ngữ trong tác phẩm đậm đà chất sử thi, giản dị dễ hiểu. Hình thức chính thuật được sử dụng chủ yếu để triển khai sự kiện theo chiều rộng của không gian và thứ tự sau trước của thời gian, đảo thuật và dự thuật có thấy xuất hiện nhưng chưa thực sự là một đơn nguyên tự sự mà chỉ phục vụ cho việc khắc hoạ nhân vật theo ý đồ của tác giả. Người kể chuyện luôn ở ngôi thứ ba, đằng sau những sự kiện. Thái độ đánh giá của tác giả rất khách quan thông qua sự lựa chọn những bài thơ khen, chê của người đương thời và người đời sau. Chịu ảnh hưởng cách kể chuyện của Tam quốc diễn nghĩa nhưng trong

Hoàng Lê nhất thống chí đã có một số cách tân với thi pháp truyền thống. Trong quá trình lựa chọn sự kiện tác giả đã có sự đảo lộn chút ít về trình tự thời gian để làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm. Hoàng Lé nhất thống chí

bước đâu đã có lời bình luận trực tiếp của tác giả, ở những đoạn hội thoại tiêu biêu, nhân vật đã tham gia kể tiêp câu chuyện được tác giả dừng lại ở hồi trước. Đây là những dấu hiệu cách tân của Hoàng Lê nhất thống chí.

1.3 Vê hệ thông hình tượng nhàn vật

Nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí đều là những nhân vật có thật trong lịch sử nhưng dấu ấn sáng tạo và tư tưởng của nhà vãn đều thấm đẫm trong mỗi hình tượng nhân vật.

Tác giả La Quán Trung đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng những tính cách điển hình tiêu biểu cho những giá trị của đạo đức Khổng giáo. Nhân vật được xây dựng theo lối nắm bắt cái "thần". Đó là những tính cách tròn trịa nguyên khối, phát triển theo một chiều và được bộc lộ qua hành động của nhân vật. Trong quá trình cá thể hoá nhân vật nhà văn chú ý nhiều đến ngoại hình và hành động của nhân vật còn tâm lí của nhân vật chưa được quan tâm như một biện pháp nghệ thuật để diễn tả quá trình phát triển của tính cách.

Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh hưởng nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa nhưng một số nguyên tắc thi pháp của thể loại không còn được giữ nguyên mà có những đặc điểm riêng mang đậm sắc thái của thời đại. Nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí bước đầu đã có số phận và số phận của họ được qui định bởi hoàn cảnh và tính cách chứ không phải do mệnh trời sắp đặt như trong Tam quốc diễn nghĩa. Tính cách của nhân vật được thể hiện trong mối quan hệ nhân quả với nguồn gốc giai cấp của nhân vật. Nhân vật không chỉ xuất hiện trong tư thê lịch sử mà còn được nhìn nhận qua những chi tiết của cuộc sống đời thường. Nhân vật trong Hoàng Lê nhát thống chí đã bước đầu được xây dựng bằng bút pháp của chủ nghĩa hiện thực. Cùng với Truyện Kiều, Hoàng Lê nhất thống chí đã đặt nên móng vưng chac cho tiểu thuyết Việt Nam những bước tiến sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)