NHÂN VẬT TRONG TAM Qưốc DIẺN NGHĨA VÀ HOÀNG LÊ NHẤT THÔNG CHÍ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 78)

1.1 Nguyên tắc xây dựng nhân vật

Vấn đề cơ bản của tiểu thuyêt là giải quyết mối quan hệ giữa tuyến sự kiện và tuyên nhân vật. Trong tiểu thuyết Trung đại, cốt truyện được chú ý hàng đầu, sự kiện luôn được đặt ở vị trí số một còn nhân vật được phản ánh trên nền của các sự kiện. Tuy nhiên sự kiện lịch sử không phải lúc nào cũng chỉ làm nền cho nhân vật hành động, bản thân nó cũng có giá trị thẩm mĩ độc lập. Nhưng sự kiện trong tiểu thuyết chỉ có thể phát huy hết ý nghĩa sâu sắc của nó khi nó tác động mạnh mẽ đến nhân vật, được biểu hiện thông qua số phận của nhân vật.

Trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí nhân vật có một số lượng lớn, đó là những mảnh khảm lớn nhỏ trong bức tranh xã hội, không một nhân vật nào chi phối toàn bộ tác phẩm như trong tiểu thuyết hiện đại. Tác giả không đi sâu khám phá đời sống tâm lí của nhân vật mà chủ yếu khái quát tính cách điển hình bằng những hành động cụ thể.

Nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí được xây dựng theo bút pháp của tiểu thuyết Trung đại. Đó là nguyên lí tính khái quát của sự miêu tả nhân vật. Tức là nói đến nhân vật nào thì nói luôn từ đầu đến cuối, từ khi nhân vật sinh ra, lớn lên, hành sự và chết. Thời gian của nhân vật là thời gian trực tuyến, không có sự đảo lộn về thời gian theo dòng tâm lí như trong tiểu thuyết hiện đại. Tính cách của nhân vật ít thay đổi, ít phát triển và được thể hiện nhiều trong môi trường đấu tranh quân sự hơn là trong cuộc sống đời thường. Đặc trưng này được qui định bởi nguồn gốc của thê loại và tính chất truyền miệng trong quá trình lưu hành tác phẩm.

1.2 Phản loại nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩaHoàng Lẻ nhất thông chí

Xét trên phương diện nghề nghiệp, xã hội phong kiên có ba loại người, đó là sĩ, nồng và binh, nhưng xét trên phương diện đạo đức của Không tử thì

xa hội có hai loại người, đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân. Dựa vào những tiêu chí cua Không giáo, nhà Hán học B.L Riítin đã chia nhân vật trong Tam

CỊUÔC diên nghĩa thành hai loại đó là những con người có nguồn gốc quí tộc và những con người có nguồn gốc bình thường (6, tr257).

Sự phân hoá xã hội trong Hoàng L ê nhất thông chí được phản ánh rõ nét qua sự phân hoá của những hạng người trong tầng lớp quí tộc và sự xuất hiện mạnh mẽ của những lực lượng xã hội mới. Nhưng nếu xét theo nguồn gốc xuất thân và hệ tư tưởng mà nhân vật chịu ảnh hưởng cũng có thể chia nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí làm hai loại: những nhân vật quí tộc và những nhân vật có nguồn gốc bình thường. Tuy nhiên còn có thể tìm thấy loại nhân vật thuộc tầng lớp trung gian như những đạo sĩ, những lang y, những người lính đang phục vụ cho chính quyền phong kiến... nhưng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi đề cập đến hai loại nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm.

1.2.1 Nhãn vật quí tộc trong Tam quốc diễn nghĩa và Hoàng Lê nhất thông chí

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Dựa trên hệ tư tưởng Khổng giáo để giải thích những qui luật tồn tại của lịch sử và quan điểm về việc trị nước, xã hội được nói đến trong Tam quốc diễn nghĩa là xã hội của những con người Khổng giáo thuộc tầng lớp quí tộc. Họ là những hoàng đế, các quan lại, các quân sư, các tướng lĩnh, những người được hưởng lộc của triều đình phong kiến và đang hết sức bảo vệ cho sự tồn vong của nó. Theo B.L Riftin "nhân vật càng cao quí thì người ta càng dẫn những tin tức lấy ở liệt truyện"(6, tr 257). Chính vì vậy những nhân vật quí tộc trong Tam quốc diễn nghĩa không được xây dựng trong cuộc sống đời thường mà được xây dựng trong bối cảnh sử thi của tác phẩm. Chiến tranh trong Tam quốc diễn nghĩa thưc chất là những cuôc đâu tn đây ki 30 cuâ nhưng ki phung đích thu. Chiến tranh ở đây không nói lên sức mạnh thể xác mà đế khẳng định sự sáng suốt của trí tuệ con người. Cho nên những nhân vật quí tộc trong Tam quốc diễn nghĩa được đề cập đến ở những nét kì lạ, phi thường vê tri tuệ va sưc mạnh.

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí

Nhân vật quí tộc trong Tam quốc diễn nghĩa chủ yếu là những anh hùng. Pham chat cua họ là những tiêu chuẩn đạo đức của đạo Khổng như trung, hiếu, tin, lê, nghía. Họ luôn phải vượt lên mọi nỗi đau của thể xác và những toan tính của cuộc sống đời thường để thực hiện lí tướng cao cả như phò chúa, cứu vớt lê dân. Mục đích cuối cùng của người anh hùng là lưu được tên tuổi của mình vào sư sách làm nên sự nghiệp của những Quản Trọng, Bá Nha, Trương Lương... đời trước. Những anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa được miêu tả như những

thần nhân , số phận của họ được trời định đoạt, tính cách của họ được xây dựng thành tính cách điển hình minh hoạ cho một phẩm chất đạo đức của Khổng giáo. Đó là những con người sống trong thời đại mà học thuyết Khổng Tử đang được các vương triều phong kiến sử dụng để củng cố chính quyền, trớ thành đạo đức của toàn xã hội và là giá trị cao đẹp của con người. Hoàn cảnh của tác phẩm là một xã hội với những thành phần rất rõ ràng. Gần năm trăm nhân vật được thể hiện đều mang những tư tưởng nhất định tương ứng với một mục nào đó trong cái thang của tôn ti trật tự phong kiến. Điều đó cho thấy một sự áp đặt tính cách trong một hoàn cảnh nhất định đã có sẩn trong Tam quốc diễn Iiglũa.

Trong H oàng Lẻ nhất thông chí

Nhân vật quí tộc trong Hoàng L ê nhất thống chí được xây dựng bằng những chi tiết của cuộc sống hiện thực. Tính cách của họ không chỉ được phát triển trong hoàn cảnh sử thi của tác phẩm mà còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. Những chi tiết như Thị Huệ nũng chúa ném ngọc, hay như việc chúa Trịnh Sâm yêu chiều, quan tâm đến đứa con sài đẹn Trịnh Cán, quan hệ vợ chồng giữa Nguyễn Huệ và Công chúa Ngọc Hân... không phải là những vấn đề mà các sử gia quan tâm. Nêu như nhân vật quí tộc trong Tam quốc diễn nghĩa nghiêng về thần thánh hoá thì nhân vật trong Hoàng Lê nhát thống chí lại nghiêng về cuộc sống hiện thực. Nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí chưa phải là những nhân vật chịu sức ép của hoàn cảnh nhưng tính cách của họ đã được thể hiện trong mối quan hệ nhân quả giữa hoàn cảnh, nguồn gốc xuất thân với tính cách của nhân vật.

Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lễ nhất thống chí

Các anh hùng của Tam quốc diễn nghĩa được mô hình hoá bởi truyền thống kê chuyện dân gian và những truyện kê lịch sử nên thường mang một lí tưởng cao cả. Trong Hoàng Lê nliất thống chí sự suy đồi ý thức hệ phong kiến được thê hiện một cách sinh động qua những toan tính cá nhân của tầng lớp trí thức quan liêu trước sự mất còn của đất nước. Chưa bao giờ sự vị kỉ của quan lại được phát huy một cách triệt để và tàn nhẫn đến như vậy. Trong hoàn cảnh chiến tranh, loạn lạc, sự phân hoá của tầng lớp quí tộc thời Lê-Trịnh diễn ra một cách mạnh mẽ. Sự băng hoại của xã hội phong kiến làm đảo lộn các thứ nguyên tắc, các qui phạm. Con người quí tộc trong Hoàng Lê nhất thống chí

bắt đầu lộ ra những nét bán chất vốn có. Trong tình trạng xã hội đang biến chuyển mạnh mẽ, các cương vị thứ bậc bị đảo lộn, các mâu thuẫn xã hội và tính cách con người sẽ có dịp bộc lộ ra rõ nhất trong những bước ngoặt quan trọng. Đó là điều kiện thuận lợi để tác giả bóc trần bộ mặt của vua chúa và quan lại phong kiến.

1.2.2 N hãn vật bình thường trong Tam quốc diễn nghĩa Hoàng nhấtthống chí thống chí

Trong Tam quốc diễn nghĩa

Trong quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử, chữ "dân" được hiểu như là một đám đông thống nhất trong một triều đại của một ông vua cai trị. Tam quốc diễn nghĩa là cuốn sử thi đồ sộ về cuộc đấu trí của những con người quí tộc, ở đó không có chỗ đứng cho nhân dân, hình ảnh của người dân không được cụ thể hoá trong tác phẩm. Mặc dù tác phẩm được xây dựng trên bối cảnh của khởi nghĩa Hoàng Cân, nhưng nghĩa quán và những thủ lĩnh của họ lại được miêu tả như những "giặc cướp" (1, tập 1, hồi 1), còn những những người dân ở phía Nam thì được gọi là bọn "man di mọi rợ (1, tập 3, hôi 89). Hình anh cua nhưng người dân cũng được xuất hiện trong những lần tàn sát dã man của quân đội Đổng Trác (1, tập 1, hồi 4) hay lần rút chạy khỏi thành Tân Dã của Lưu Bị (1, tập 2 hồi 41). Nhưng việc miêu tả người dân không phải là dụng ý cua nhà văn mà để chứng minh cho sự tàn bạo của Đổng Trác hay lòng nhân từ của Lưu Bị.

Ảnh hưởng của Tam OịUổc diễn nghĩa đối với Hoằnq Lê nhất thống chí

Anh hương củ a Tam OịUÔc diên nghĩa đôi với Hoàng Lê nh ất thông chí

_______________________ ____________________________ N g u y ê n X k ị X k u c m

Trong H oàng Lê nhất thống chí

Lân đàu tiên trong văn học Việt Nam hình ảnh những người dân được thê hiện một cách đầy đủ và cụ thể. Tác giả đã ghi lại những nhận xét của nhàn dân về Lê Chiêu Thống, về sự lộng quyền của Quận Huy, sự tư thông của Quận Huy và Thị Huệ. Họ gọi Đinh Tích Nhưỡng, một võ tướng lợi hại có truyên thống mười tám đời là quận công là "giông diều quạ", họ gọi vua Lê Duy Cận là "giám quốc lại mục"...

Với tư cách là một kẻ bầy tôi trung thành với nhà vua, tác giả Hoànẹ Lê nhất thống chí đã trình bày phong trào Tây Sơn nổi lên chống phong kiên như một lực lượng từ bên ngoài can thiệp vào "nước" của vua Lê. Nhưng ngòi bút hiện thực đã chiến thắng tư tưởng chủ quan của tác giả. Nguyễn Khản được cử làm quốc cữu chỉ loay hoay với nạn kiêu binh, việc không những không thành mà còn suýt mất mạng. Tướng lĩnh thì nhiều nhưng không thể hạn chế được tác động mù quáng của kiêu binh trong mấy năm liền, thế mà quân Tây Sơn vừa kéo quân ra là kiêu binh tan tác ngay. Hai mươi vạn quân Thanh hùng hổ là thế cũng bị nghĩa quân Tây Sơn đánh tan chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Ca ngợi sức mạnh quật khởi của khới nghĩa nông dân, Hoàng Lê nhất thống chí đã làm nổi bật vai trò của thủ lĩnh phong trào Tây Sơn: Nguyễn Huệ. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam một thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân được ca ngợi là anh hùng. Người anh hùng mang những lí tưởng cao đẹp của thời đại không chỉ xuất hiện trong tư thế lịch sử, mà còn được thể hiện một cách giản dị trong cuộc sống đời thường. Trong tác phẩm, những người nông dân áo vải đất Tây Sơn đã trở thành lực lượng có sức mạnh quật khởi có thể giải quyêt những bê tăc của xã hội và những vân đê lớn của dân tộc qua bao tháng năm đổ nát. Nhân vật mang lí tương cao đẹp của thời đại không thuộc tầng lớp quí tộc mà lại là thu linh cua khơi nghía nông dân. Điều đó thể hiện những tiên bộ trong nhận thưc ve lích sư cua tac giả H oàng L ê nhất thống chí.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa đối với Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 78)