Thứ bẩy, văn bản soạn thảo và ban hành chƣa kịp thời khá phổ biến.

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 93)

biến.

Một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo cho văn bản thực thi có hiệu quả là phải được ban hành kịp thời. Bên cạnh VBQPPL được soạn thảo và ban hành kịp thời còn có không ít văn bản đã không được các cơ quan cấp bộ thực hiện theo đúng yêu cầu này.

Theo báo cáo của Uỷ ban pháp luật Quốc hội thì tình hình ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 58 luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của UBTVQH từ đầu nhiệm kỳ của Quốc hội khoá XI đến ngày 30/4/2005 như sau [6]:

STT Cơ quan Số văn bản cần ban hành Số văn bản đã ban hành Còn nợ (Chƣa ban hành) 01 Chính phủ 405 Nghị định 255 (Đạt 63%) 150 02 Thủ tƣớng Chính phủ 199 QĐ, CT 171 (Đạt 86%) 28 03 Các bộ, cơ quan ngang bộ 3150

QĐ,CT,TT 2698 2698 (Đạt 85%) 452 04 Hội đồng Thẩm phán TANDTC 20 Nghị quyết 11 (Đạt 55%) 9 05 Viện trƣởng VKSNDTC 32 (QĐ, CT) 25 (Đạt 78%) 7 06 Chánh án TANDTC 9 QĐ, CT, TT) 5 (Đạt 55%) 4 07 Các cơ quan hữu quan 167

Thông tƣ liên tịch

95 (Đạt 57%) (Đạt 57%)

72

Với những số liệu trên cho thấy tình trạng nhiều VBQPPL chưa ban hành, còn nợ đọng. Trong đó các bộ và cơ quan ngang bộ còn 452 văn bản, chưa kể những VBQPPL liên tịch. Ví dụ:

Để hướng dẫn và cụ thể hoá một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông

93

qua ngày 03/12/2002, Bộ Tư pháp phải xây dựng để trình Chính phủ ban hành 4 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định, 01 chỉ thị; ban hành theo thẩm quyền 02 thông tư. Tuy nhiên tính đến ngày 30/4/2005 tiến độ thực hiện theo kế hoạch mới chỉ đạt 43% (ban hành được 3 văn bản) gồm:

+ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật (Chậm 10 tháng, 28 ngày);

+ Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp hướng dẫ thi hành Nghị định 135/2003/NĐ-CP Về kiểm tra, xử lý VBQPPL (Chậm 7 tháng, 02 ngày);

+ Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTP-BTC ngày 17/11/2004 hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra VBQPPL (Chậm 1 năm, 03 ngày);

+ Các văn bản khác được giao nhiệm vụ soạn thảo nhưng chưa ban hành như: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL, Nghị định về cơ chế huy động có hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn và nhân dân vào quá trình ban hành VBQPPL ở Trung ương và địa phương (Chậm hơn 2 năm).

Do không ít VBQPPL của các cơ quan cấp bộ hướng dẫn, quy định chi tiết các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định ban hành còn chậm, không kịp thời đã làm cho pháp luật chậm được thực thi và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống. Ví dụ:

- Để thi hành Bộ Luật Hình sự năm 1999, các cơ quan tư pháp ở TW đã thống nhất xác định cần phải ban hành 24 VBQPPL. Đến tháng 11/2005 sau 4 năm rƣỡi kể từ khi Bộ luật này được thông qua, mới ban hành được 14 văn bản, còn 10 văn bản chưa được ban hành. Trong đó Bộ Công An có 04 Thông tư, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có 03 Thông tư, Toà án nhân dân tối cao có 02 Thông tư, Bộ Tư pháp có 01 Thông tư.

- Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực ngày 15/10/1993 nhưng sau gần 10 năm, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính mới phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-

94

TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết tranh chất liên quan đến quyền sử dụng đất. Trong khi đó, năm 2003 Quốc hội đã ban hành Luật Đất đai mới và Thông tư trên đến nay vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp.

Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 11 ngày 23/11/2005, các đại biểu Quốc hội đã phản ánh rất nhiều về tình trạng văn bản ban hành chưa kịp thời, trong đó Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: “Hôm nay chúng ta mới giật mình thấy rằng có những luật ra đời được 10 năm chúng ta còn chưa hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hướng dẫn thực hiện. Nếu trong xây dựng quy hoạch treo làm khổ dân như thế nào thì trong luật pháp những bộ luật treo, thực chất là bộ luật chưa hướng dẫn dân còn khổ hơn nhiều.” [07]

Như vậy có thể thấy rằng việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành làm cho luật chậm đi vào cuộc sống đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

2.5.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong công tác soạn thảo và ban hành VBQPPL, có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 93)