- Thứ năm, thời gian và kinh phí hạn hẹp:
3.1.3. Thực hiện tiêu chuẩn hoá văn bản.
Như đã trình bày ở chương 2, văn bản quy phạm pháp luật ban hành sai về thể thức chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong đó, có một nguyên nhân là việc xây dựng những quy định và hướng dẫn cụ thể về thể thức văn bản chưa đầy đủ và kịp thời đã dẫn đến những tồn tại lâu dài. Những vấn đề đó liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn hoá văn bản.
105
Tiêu chuẩn hoá văn bản là khái niệm dùng để chỉ việc xây dựng và áp dụng thể thức văn bản vào thực tế soạn thảo và ban hành văn bản của các cơ quan, tổ chức [74;275].
Tiêu chuẩn hoá văn bản nhằm mục đích tạo nên sự thống nhất về hình thức và trên một mức độ nhất định thống nhất cả về nội dung đối với văn bản được ban hành, góp phần tạo lập kỷ cương, nề nếp trong hoạt động ban hành văn bản của các cơ quan. Tiêu chuẩn hoá văn bản cũng nhằm nâng cao hiệu suất soạn thảo và chất lượng văn bản ban hành. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tạo thuận lợi trong việc quản lý và giải quyết văn bản .
Có hai vấn đề liên quan chặt chẽ với tiêu chuẩn hoá văn bản, đó là thể thức văn bản và mẫu hoá văn bản.
Thể thức văn bản là các thành phần cần phải có và cách thể hiện các thành phần đó đối với một thể loại văn bản nhất định do các cơ quan có thẩm quyền quy định [74; 275].
Mẫu hoá văn bản là sự trình bày văn bản theo thể thức (tiêu chuẩn) đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định dùng làm mẫu để các cơ quan tuân theo khi soạn thảo và ban hành văn bản [74; 277].
Để tiêu chuẩn hoá văn bản, Nhà nước cần thực hiện những biện pháp sau:
1). Đối với thể thức văn bản:
Thể thức văn bản cần được tiêu chuẩn hoá ở cả hai mức độ gồm: Tiêu chuẩn hoá mẫu trình bày chung cho tất cả các loại văn bản quản lý nhà nước và tiêu chuẩn hoá thành phần nội dung văn bản.
- Mức độ thứ nhất về tiêu chuẩn hoá mẫu trình bày chung cho tất cả các loại văn bản quản lý nhà nước, hiện nay Nhà nước mới chỉ quy định về mẫu trình bày chung cho tất cả các loại văn bản quản lý nhà nước được quy định trong “Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5700-2002 - Văn bản quản lí nhà nước. Mẫu trình bày” ban hành kèm theo Quyết định số 20/2002/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV- VPCP ngày 05/6/2005 Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản được ban hành thì các cơ quan phải triển khai thực hiện theo văn bản mới và
106
phải được thể chế hoá trong các quy định của các cơ quan cấp bộ về soạn thảo và ban hành VBQPPL.
- Mức độ thứ hai là tiêu chuẩn hoá thành phần nội dung văn bản cần được thực hiện những nội dung tiêu chuẩn hoá sau:
+ Tiêu chuẩn hoá về kết cấu nội dung của từng loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể;
+ Hướng dẫn về trật tự pháp lý trong các hình thức văn bản (quyết định, chỉ thị, thông tư) để các cơ quan và những người soạn thảo thực hiện thống nhất;
+ Tiêu chuẩn hoá các từ, cụm từ, xưng hô, câu văn sử dụng phổ biến trong các văn bản.
2). Về mẫu hoá văn bản:
Việc mẫu hoá văn bản chính là việc cụ thể hóa thể thức văn bản hoặc các tiêu chuẩn trình bày văn bản đã được quy định. Mẫu hoá văn bản nhằm thực hiện mục đích của việc quy định thể thức văn bản và tiêu chuẩn hoá văn bản.
Các cơ quan cấp bộ cần chủ động thực hiện việc mẫu hoá các VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của mình (quyết định, chỉ thị, thông tư, thông tư liên tịch). Trong đó cần tập trung mẫu hoá một số hình thức VBQPPL có số lượng ban hành nhiều. Ví dụ:
Mẫu hoá các Quyết định quy định trực tiếp (về cơ cấu tổ chức; về giao chỉ tiêu, kế hoạch; về việc đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ VBQPPL vv); mẫu hoá Quyết định quy định gián tiếp (quyết định ban hành quy chế, quy định).
Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về tiêu chuẩn hoá văn bản không chỉ quy định ở mức độ thứ nhất là mẫu hoá hình thức văn bản mà phải quy định đến mức độ thứ hai là tiêu chuẩn hoá về nội dung. Đồng thời cần có những chế tài nghiêm khắc và cụ thể xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
Về vấn đề này, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày nhưng vẫn đang dừng ở mức độ thứ nhất. Các cơ quan này cần tiếp tục xây dựng tiêu chuẩn hoá đối với mức độ thứ hai là tiêu chuẩn hoá về nội dung. Đồng thời có sự kiểm tra, giám
107
sát và chỉ đạo thường xuyên để việc xây dựng và hoàn thiện thể chế được kịp thời và các đối tượng thực hiện nghiêm túc.