Triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch.

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 55)

- Quyết định số 1686/QĐVPCP ngày 26/10/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về thẩm quyền ký

05Triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch.

hoạch.

2.3. Tổ chức soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 2.3.1. Tổ chức phân công soạn thảo VBQPPL 2.3.1. Tổ chức phân công soạn thảo VBQPPL

Việc tổ chức phân công soạn thảo VBQPPL là việc quyết định đơn vị chủ trì soạn thảo một VBQPPL cụ thể. Việc phân công này đã được tiến hành và đưa vào chương trình dự kiến xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ xây dựng và ban hành từ năm trước.

Nguyên tắc chung về phân công soạn thảo được thực hiện ở các cơ quan cấp bộ là dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị ,ví dụ:

- Bộ Công Nghiệp đã thực hiện việc phân công soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên cơ sở nội dung của văn bản đó liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nào (Cục, Vụ, Thanh Tra Bộ, Văn phòng Bộ gọi tắt là Vụ, Cục) thì giao cho cơ quan đó chủ trì. Nếu văn bản liên quan đến nhiều Vụ, Cục thì giao cho Cục, Vụ có nội dung liên quan nhiều nhất hoặc giao cho Vụ Pháp chế chủ trì.

- Bộ Thương Mại thực hiện việc phân công như sau: Lãnh đạo bộ phân công một hoặc một số số đơn vị soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. Trường hợp có nhiều đơn vị được phân công soạn thảo, lãnh đạo bộ chỉ định một đơn vị chủ trì soạn thảo, các đơn vị khác phối hợp soạn thảo. Các đơn vị được phân công phối hợp soạn thảo có trách nhiệm tích cực tham gia với các đơn vị chủ trì soạn thảo. Vụ Pháp chế có trách nhiệm tham gia việc soạn thảo ngay từ đầu và thực hiện công tác thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị thuộc bộ soạn thảo trước khi trình lãnh đạo bộ hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành .

55

- Bộ Y tế cũng thực hiện việc phân công soạn thảo đối với quyết định, chỉ thị, thông tư , nghị quyết liên tịch và thông tư liên tịch thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc của Bộ Y tế với các bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội theo nguyên tắc nội dung văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ nào thì Vụ đó chủ trì soạn thảo với sự tham gia của Vụ Pháp chế và đại diện của các Vụ có liên quan khác.

Như vậy việc phân công soạn thảo VBQPPL của hầu hết các cơ quan bộ đều dựa trên chức năng nhiệm vụ của từng vụ, đơn vị trực thuộc. Dựa trên sự phân công của bộ trưởng, thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản có trách nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho một chuyên viên hoặc một nhóm chuyên viên (Trong đó có một người chịu trách nhiệm chính) soạn thảo theo đúng kế hoạch, nội dung và thời gian. Người được phân công soạn thảo các VBQPPL thường là những người được giao phụ trách, theo dõi từng lĩnh vực công tác. Văn bản dự định soạn thảo và ban hành có nội dung liên quan đến lĩnh vực nào thì giao cho những chuyên viên phụ trách lĩnh vực đó soạn thảo. Đồng thời những người được giao nhiệm vụ soạn thảo là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng soạn thảo văn bản, có trình độ chuyên môn để hiểu về lĩnh vực đó.

Đối với những văn bản cần có sự phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị thì bộ trưởng quyết định bằng việc thành lập tổ soạn thảo hoặc phân công đơn vị chủ trì soạn thảo.

Đối với việc soạn thảo và ban hành các VBQPPL liên tịch, việc phân công đơn vị chủ trì do các cơ quan ban hành văn bản liên tịch cùng trao đổi thống nhất. Sau đó cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị (Cục, Vụ) thuộc bộ để phân công soạn thảo. Trong trường hợp cần thiết có thể thành lập tổ soạn thảo hoặc ra quyết định phân công đơn vị chủ trì.

VD: Tại Điều 5 của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác Văn thư đã giao cho Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ phải soạn thảo và ban hành một thông tư liên tịch để hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Văn bản này do Bộ Nội vụ chủ trì và phân công cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước– là một

56

cơ quan thuộc Bộ có chức năng quản lý nhà nước về công tác Văn thư và công tác Lưu trữ trong phạm vi toàn quốc thực hiện việc soạn thảo văn bản trên.

2.3.2. Thực hiện quy trình, thủ tục soạn thảo và ban hành VBQPPL. VBQPPL.

Trên cơ sở những quy định của các cơ quan cấp bộ về soạn thảo và ban hành VBQPPL và tìm hiểu thực tiễn tại một số cơ quan bộ, chúng tôi khái quát những nội dung cơ bản về thủ tục và quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan trên như sau:

1). Chuẩn bị soạn thảo.

Trên cơ sở những sáng kiến và đề xuất đã được đưa vào chương trình xây dựng VBQPPL hàng năm của bộ, việc chuẩn bị soạn thảo một VBQPPL bao gồm:

- Thứ nhất, quyết định đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo:

- Thứ hai, xác định mục đích, tính chất, tầm quan trọng, đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và áp dụng của văn bản.

- Thứ ba, thu thập thông tin và xử lý thông tin liên quan đến nội dung văn bản: Các thông tin cần thu thập bao gồm các thông tin pháp lý và thông tin thực tiễn liên quan để đảm bảo văn bản phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với tính pháp lý và có tính khả thi.

Trong những bước chuẩn bị trên, việc thu thập và xử lý thông tin có vai trò quan trọng liên quan đến chất lượng nội dung văn bản. Các thông tin được thu thập phải nhiều chiều, phong phú, phản ánh đầy đủ tình trạng xã hội, các nguyên nhân nảy sinh chúng, từ đó đề xuất các giải pháp để thiết kế nên các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình xử lý thông tin khó tránh khỏi một số yếu tố chi phối khiến dự thảo không thể thực hiện được đầy đủ các mặt của thực tiễn xã hội hoặc bị lệch lạc dưới góc nhìn chủ quan, vì lợi ích cục bộ. Vì vậy cần có một sự đánh giá, tổng kết tình hình thực tiễn, tránh tình trạng cán bộ soạn thảo chỉ dựa vào kinh nghiệm và kiến thức bản thân mà không chú trọng cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm túc ở các cơ quan. Nội dung việc tổng kết, đánh giá tình hình thường

57

chỉ đề cập một cách sơ sài trong một số Tờ trình của các đơn vị chủ trì soạn thảo về việc ban hành VBQPPL.

2). Xây dựng đề cƣơng và duyệt đề cƣơng.

Đề cương của văn bản được xây dựng trên cơ sở những vấn đề đã được xác định trong bước chuẩn bị. Xây dựng đề cương là công đoạn khá quan trọng trong việc định hình nội dung văn bản. Đề cương cần xây dựng gồm: Đề cương sơ lược và đề cương chi tiết.

Sau khi hoàn chỉnh đề cương VBQPPL, đơn vị chủ trì hoặc tổ soạn thảo trình lãnh đạo Bộ duyệt đề cương.

Qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy rằng không phải toàn bộ VBQPPL được ban hành đều được thực hiện việc xây dựng đề cương và duyệt đề cương. Về vấn đề này thường chỉ được thực hiện đối với một số VBQPPL quan trọng, có nội dung phức tạp hoặc các VBQPPL liên tịch có liên quan đến nhiều đối tượng. Thông thường đối với những văn bản có nội dung không phức tạp thì các cá nhân chủ trì soạn thảo chủ động soạn thảo và làm các thủ tục trình lãnh đạo bộ duyệt bản thảo.

3). Xây dựng dự thảo.

Trên cơ sở đề cương đã được duyệt, đơn vị (Tổ soạn thảo) tiến hành xây dựng dự thảo. Trong thực tế việc xây dựng dự thảo văn bản được thực hiện do các đơn vị chủ trì soạn thảo giao cho các chuyên viên hoặc một số chuyên viên. Thậm chí đối với một số VBQPPL còn giao cho một số đơn vị (Cục, vụ) phối hợp soạn thảo. Nếu nhiều người hoặc nhiều đơn vị cùng thực hiện soạn thảo thì việc phân công mỗi người, mỗi đơn vị thực hiện một công đoạn trong quy trình hoặc soạn thảo một phần nội dung của văn bản là khá phổ biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 55)