Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 63)

- Quyết định số 1686/QĐVPCP ngày 26/10/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về thẩm quyền ký

6.Ngân hàng Nhà nƣớc

Nhà nƣớc Việt Nam

(1) Công văn đề nghị thẩm định;

(2) Dự thảo Tờ trình Thống đốc về việc ký ban hành; (3) Bản dự thảo cuối cùng được đơn vị đầu mối quyết định trình Thống đốc (nếu có);

(4) Văn bản thể hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc (nếu có);

(5) Bản thuyết trình chi tiết về dự thảo văn bản (nếu có);

(6) Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các đơn vị khác đối với dự thảo;

(7) Tài liệu tham khác có liên quan (nếu có);

01 bộ

Như vậy, qua trình bày trên cho thấy các cơ quan cấp bộ tuy có sự quy định khác nhau về số lượng Hồ sơ thẩm định nhưng các văn bản yêu cầu đưa vào hồ sơ thẩm định VBQPPL về cơ bản giống nhau gồm:

63

- Công văn yêu cầu thẩm định gửi Vụ Pháp chế; - Tờ trình lãnh đạo bộ về ban hành VBQPPL; - Bản dự thảo đã được hoàn thiện lần cuối; - Bản tổng hợp ý kiến đóng góp;

- Các tài liệu có liên quan.

b). Nội dung thẩm định:

Cũng theo quy định của các cơ quan cấp bộ, việc thẩm định VBQPPL tập trung vào các nội dung sau:

- Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo;

- Căn cứ và cơ sở pháp lý;

- Hình thức, thẩm quyền ban hành văn bản;

- Nội dung văn bản (tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, sự phù hợp của nội dung với đường lối, chính sách của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của ngành);

- Ngôn ngữ pháp lý, kĩ thuật soạn thảo văn bản; - Hiệu lực thi hành;

Hoặc thẩm định đối với những phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Với những nội dung thẩm định trên, có thể thấy chưa đầy đủ vì VBQPPL còn phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia ký kết.

Theo chúng tôi, trong quá trình thẩm định cần chú trọng đến vấn đề này. Bởi vì Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là một trong những điều kiện cần và đủ để hội nhập. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực đàm phán để gia nhập WTO nên phải tuân theo các quy định của WTO về hàng rào phi thuế quan (NBT), thủ tục hải quan; yêu cầu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, môi trường, tiêu chuẩn lao động, quyền sở hữu trí tuệ vv. Gần đây nhất Việt Nam vừa gia nhập Công ước Béc Nơ về quyền tác giả. Công ước này cũng liên quan tới Hiệp định của WTO, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

64

Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14/6/2005 (Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006). Tại Điều 6, chương I của Luật đã quy định:

“1. Trong trường hợp VBQPPL và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2. Việc ban hành VBQPPL phải đảm bảo không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề.

3. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó ” [33;14]

Với quy định trên, rõ ràng rằng những điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam. Do đó các VBQPPL ban hành cũng phải được thẩm định về mặt.

c). Thời hạn thẩm định:

Sau khi thẩm định xong, Vụ Pháp chế phải gửi văn bản thẩm định cho đơn vị chủ trì soạn thảo (Tổ soạn thảo). Thời hạn thẩm định được một số cơ quan cấp bộ quy định như sau:

Cơ quan Thời gian Vụ Pháp chế tiến hành thẩm định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trước khi trình lãnh đạo Bộ

Bộ Công nghiệp Chậm nhất 03 ngày làm việc

Bộ Y tế Chậm nhất 05 ngày làm việc

Bộ Thƣơng mại Chậm nhất 15 ngày làm việc

Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn

Chậm nhất 03 ngày làm việc

Bộ Bƣu chính – Viễn Thông

Chậm nhất 10 ngày làm việc (Đối với những văn bản có nội dung phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày)

65

Vận tải

Ngân hàng Nhà nƣớc Chậm nhất 07 ngày làm việc

Trong thực tế, các thời hạn thẩm định trên chưa được các bộ thực hiện nghiêm túc, thường chậm hơn thời gian quy định.

Nếu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên tịch thì đơn vị chủ trì soạn thảo còn phải chuyển bản dự thảo đến các tổ chức pháp chế của Bộ ngành cùng liên tịch để tiến hành thẩm định.

6). Xem xét và thông qua.

Sau khi có văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế về dự thảo, đơn vị chủ trì (Tổ soạn thảo) có trách nhiệm chỉnh lý dự thảo, tờ trình và hoàn thiện hồ sơ chính thức để trình bộ trưởng xem xét và quyết định. Thủ trưởng đơn vị có nhiệm vụ ký tờ trình, các văn bản liên quan và ký tắt dự thảo.

Về các văn bản trong hồ sơ trình ký, nhìn chung các bộ chưa có quy định thống nhất. Dưới đây là hồ sơ trình ký của một số bộ:

Cơ quan Nội dung hồ sơ trình ký

Bộ Công nghiệp

(1) Dự thảo văn bản; (2) Tờ trình;

(3) Các ý kiến tham gia và ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Bộ;

(4) Các tài liệu có liên quan;

(5) ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế.

Bộ Y tế

(1) Tờ trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng;

(2) Dự thảo văn bản có chữ ký nháy của đại diện đơn vị soạn thảo văn bản, Văn phòng Bộ và Vụ Pháp chế. Riêng đối với Nghị quyết liên tịch, (Thông tư liên tịch phải có chữ ký nháy của đại diện lãnh đạo đơn vị soạn thảo văn bản và Vụ Pháp chế của các bên tham gia ký văn bản). (3) Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế;

(4) Các ý kiến tham gia bằng văn bản của các Vụ có liên quan.

Bộ

(1) Tờ trình lãnh đạo Bộ về dự thảo;

(2) Bản dự thảo cuối cùng (sau thẩm định) được đơn vị chủ trì soạn thảo trình lãnh đạo Bộ;

66 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thƣơng mại (4) Bản thuyết trình chi tiết về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);

(5) Các ý kiến đóng góp của các đơn vị khác gửi đến; (6) Tài liệu tham khảo (nếu có ).

Bộ Bƣu chính Viễn Thông

(1) Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo;

(2) Bản dự thảo đã được hoàn thiện lần cuối (sau thẩm định); (3) Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế;

(4) Bản tổng hợp ý kiến tham gia về dự thảo và báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến đóng góp về dự thảo;

(5) Các văn bản góp ý chính thức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân;

(6) Các tài liệu có liên quan đến dự thảo trong và ngoài nước (nếu có);

Bộ Nông nghiệp & Phát

triển Nông thôn

(1) Phiếu trình văn bản (Theo mẫu thống nhất của Bộ); (2) Dự thảo văn bản mới nhất sau thẩm định;

(3) ý kiến đề nghị hoặc Tờ trình của thủ trưởng đơn vị soạn. thảo; (4) Các văn bản căn cứ pháp lý và ý kiến thẩm tra, thẩm định, góp ý.

Bộ Giao thông Vận tải

(1) Phiếu trình văn bản (Theo mẫu quy định của Văn phòng); (2) Công văn của các đơn vị đề nghị ban hành văn bản

(3) Dự thảo văn bản đã chỉnh lý sau khi có ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế ;

(4) Văn bản thẩm định dự thảo VBQPPL của Vụ Pháp chế;

(5) Văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngân hàng Nhà nƣớc

(1) Bản dự thảo sau thẩm định;

(2) Tờ trình Thống đốc, trong đó nêu nội dung cơ bản của dự thảo, tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và giải trình của đơn vị đầu mối;

(3) Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế;

(4) Văn bản thể hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc (nếu có; (5) Các tài liệu khác có liên quan.

Như vậy các văn bản trong một Hồ sơ trình ký VBQPPL của các cơ quan bộ tuy chưa thống nhất nhưng cơ bản gồm những văn bản sau:

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 63)