Cần tăng cƣờng về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham gia, thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 121)

- Lưu văn bản theo quy định của pháp luật.

3.5.Cần tăng cƣờng về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham gia, thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

gia, thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ.

Để quản lý nhà nước bằng pháp luật thì trước hết phải có pháp luật. Pháp luật được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết các quy luật vận động khách quan của đời sống xã hội, thông qua trí tuệ của nhân dân và đặc biệt là của những chuyên gia, những con người có trình độ pháp lý và kiến thức kinh tế, văn hoá - xã hội. Hiện nay đội ngũ này của chúng ta vẫn còn thiếu rất nhiều và chưa đáp ứng các yêu cầu ngày càng phong phú, ngày càng phức tạp của cuộc sống.

Tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy đinh chức năng, nhịêm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp Nhà nước đã ghi nhận vai trò của các tổ chức pháp chế trong cơ cấu các bộ, ngành.

Vì vậy các cơ quan cấp bộ cần tăng cường về số lượng, chất lượng của lực lượng tham gia và thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó cần có các biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia và thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo chúng tôi các cơ quan cấp bộ nên thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về soạn thảo và ban hành VBQPPL cho các đối tượng tham gia và thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cần xây dựng chương trình, giáo trình và có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác pháp chế và những người tham gia và thực hiện soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là chương trình này phải đưa vào nội dung học tập bắt buộc trong các lớp tiền công vụ.

Vấn đề đầu tư nguồn nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật cần được chú trọng không chỉ về số lượng mà ở cả trình độ, năng lực phân tích, dự báo, kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật. Đây là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu những tồn tại trong công tác này. Các cơ quan cấp bộ cần mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp

121

thu kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 121)