- Quyết định số 1686/QĐVPCP ngày 26/10/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về thẩm quyền ký
4) Lấy ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo.
Hiện nay việc tổ chức lấy ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo VBQPPL của các đơn vị chức năng hữu quan (các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra) do đơn vị chủ trì dự thảo thực hiện. Đối với những văn bản có phạm vi điều
58
chỉnh rộng và liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều quan hệ pháp lý thì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan với các hình thức như:
* Họp đại diện các đơn vị, cơ quan liên quan để lấy ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo. Đây là hình thức một số cơ quan cấp bộ sử dụng để xin ý kiến góp ý trực tiếp của các đơn vị, cơ quan liên quan thông qua tổ chức cuộc họp. Hình thức này do cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện bằng cách gửi giấy mời và bản dự thảo đến các đơn vị, cơ quan có liên quan trước khi tổ chức họp trong một khoảng thời gian nhất định. Tại cuộc họp, các đơn vị, cơ quan được mời sẽ trình bày các ý kiến góp ý của mình và thảo luận những vấn đề khác có liên quan.
* Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản: Đây là hình thức mà các cơ quan cấp bộ sử dụng để xin ý kiến góp ý cho bản thảo bằng cách gửi bản thảo kèm theo công văn đề nghị góp ý. Đối tượng được đề nghị góp ý là các cơ quan, đơn vị, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản. Sau khi nhận được công văn đề nghị của đối tượng nói trên sẽ nghiên cứu bản thảo và trả lời bằng văn bản. Ví dụ:
Để ban hành Quyết định số 03/2002/QĐ-VPCP ngày 27/5/2002 của Văn phòng Chính phủ Về giá giới hạn tối đa mua lúa, gạo của Cục Dự trữ Quốc gia, đơn vị chủ trì soạn thảo đã gửi công văn đề nghị góp ý cho dự thảo đến Ban Vật giá Chính phủ. Cơ quan này đã có Công văn số 364/BVGCP- NLTS ngày 14/5/2002 góp ý về việc quy định giá tối đa mua gạo dự trữ Quốc gia [29].
Đối với những văn bản quy phạm pháp luật liên tịch, Bộ chủ trì soạn thảo phải gửi bản dự thảo đến các cơ quan cùng ban hành và các cơ quan có liên quan để xin ý kiến đóng góp. Ví dụ:
- Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ được Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo và ban hành một VBQPPL liên tịch (thông tư liên tịch) để hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, sau khi soạn thảo xong, Bộ Nội vụ đã gửi Công văn số 3264/BNV- CLT ngày 23/12/2004 V/v đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo Thông tư liên tịch đến các cơ quan có liên quan như Văn phòng Chính phủ là cơ quan cùng ban hành, và các cơ quan khác để xin ý kiến.
59
Theo thông lệ, khi nhận được văn bản đề nghị góp ý thì cơ quan nhận phải trả lời bằng văn bản về những ý kiến đóng góp của mình. Nếu không gửi công văn trả lời thì xem như đã đồng ý với bản dự thảo. Tuy nhiên, hạn trong bao lâu thì trả lời? Điều này chưa được quy định trong Luật và Nghị định có liên quan của Chính phủ. Một số bộ đã quy định rõ trong công văn đề nghị tham gia ý kiến hoặc đưa vào quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ. Ví dụ:
- Trong công văn số 3264/BNV- CLT ngày 23/12/2004 của Bộ Nội vụ nêu trên đã đề nghị về thời hạn trả lời: “Các ý kiến đóng góp đề nghị gửi về Bộ Nội vụ (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) trước ngày 12/01/2005 theo địa chỉ: Số 12 phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội. Nếu đến thời hạn trên, chúng tôi chưa nhận được ý kiến tham gia, coi như Quý cơ quan (tổ chức) đã nhất trí với dự thảo văn bản ”.
- Trong Quy chế soạn thảo, xây dựng và ban hành VBQPPL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định:
“1. Thời hạn đơn vị phải trả lời đươc ghi rõ trong công văn của đơn vị chủ trì soạn thảo yêu cầu tham gia ý kiến hoặc thẩm tra nội dung. Riêng đối với văn bản có yêu cầu gấp, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm trả lời theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
2. Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng ban hành, thời hạn trả lời không quá 03 ngày làm việc. Đối với văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành, thời hạn trả lời không quá 04 ngày làm việc.”[89]
- Quy chế soạn thảo, xây dựng và ban hành VBQPPL Bộ Y tế quy định: “Tuỳ theo tính chất, nội dung, hình thức, thể loại văn bản. Ban soạn thảo gửi dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến tham gia bằng các hình thức thích hợp; trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị, hội thảo. Văn bản dự thảo phải gửi đến các cá nhân, đơn vị lấy ý kiến tham gia trước 5 ngày làm việc (nếu tham gia tại hội nghị, hội thảo) hoặc trước 10 ngày làm việc (nếu tham gia bằng công văn)” [94]
* Ngoài hai hình thức nói trên, một số cơ quan cấp bộ còn tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo VBQPPL trên các mạng Internet trong các Website của bộ. Tuy nhiên do hình thức này khá mới và chưa có quy định của
60
Nhà nước nên chỉ một số cơ quan cấp bộ thực hiện. Chủ yếu là đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị định mà cơ quan cấp bộ được phân công chủ trì soạn thảo. Một số rất ít cơ quan áp dụng hình thức này để xin ý kiến góp ý đối với dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan cấp bộ (quyết định, chỉ thị, thông tư). Ví dụ:
- Để ban hành một văn bản mới thay thế cho “Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hệ chính quy” ban hành kèm theo Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi xây dựng xong dự thảo “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy”, ngày 13/10/2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng tải trên website của Bộ xin ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, nhân dân. Trong đó đề nghị “Các ý kiến đóng góp gửi cho Vụ Đại học và sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà nội trước ngày 30/10/2005 để kịp ban hành”.
Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan thì đơn vị chủ trì soạn thảo (Tổ soạn thảo) chỉnh lý dự thảo trên cơ sở tiếp thu ý kiến đó. Riêng đối với những vấn đề có ý kiến chưa thống nhất hoặc tồn tại thì đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.
Trong những hình thức nói trên thì lấy ý kiến bằng văn bản là hình thức được các cơ quan cấp bộ sử dụng phổ biến nhất.
5). Thẩm định dự thảo.
Theo quy định của Chính phủ, tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức pháp chế cơ quan bộ có nhiệm vụ: Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc bộ, cơ quan ngang bộ soạn thảo trước khi trình bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ [65]. Vì vậy sau khi dự thảo văn bản đã được chỉnh lý, đơn vị soạn thảo sẽ chuyển hồ sơ soạn thảo cho Vụ Pháp chế để thẩm định. Vụ Pháp chế sẽ tiến hành thẩm định dự thảo VBQPPL về mặt pháp lý trước khi trình Bộ trưởng ký
61
ban hành. Đó là việc kiểm tra và xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Nếu văn bản do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo thì Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng quyết định.
a). Hồ sơ thẩm định:
Theo quy định của một số cơ quan cấp bộ, hồ sơ thẩm định bao gồm những tài liệu liên quan đến quá trình soạn thảo VBQPPL, cụ thể như sau:
STT Cơ quan Nội dung hồ sơ thẩm định Số bộ
hồ sơ 1. Bộ
Công nghiệp
(1) Dự thảo văn bản; (2) Tờ trình;
(3) Các ý kiến tham gia và ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Bộ;
(4) Các tài liệu có liên quan;