Quy định trách nhiệm của Bộ trƣởng về những vấn đề liên quan đến soạn thảo và ban hành VBQPPL

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 103)

- Thứ năm, thời gian và kinh phí hạn hẹp:

3.1.1Quy định trách nhiệm của Bộ trƣởng về những vấn đề liên quan đến soạn thảo và ban hành VBQPPL

quan đến soạn thảo và ban hành VBQPPL

Để có một văn bản quy phạm pháp luật chất lượng và hiệu quả thì vai trò trách nhiệm của cơ quan, cá nhân soạn thảo phải được đề cao. Bởi vì bất cứ một việc làm thiếu trách nhiệm nào cũng đều cho ra những văn bản thiếu tính khả thi. Hiện nay pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của đơn vị soạn thảo VBQPPL, tuy nhiên chất lượng của nhiều VBQPPL vẫn chưa cao vì pháp luật chưa quy định cụ thể về cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ chịu trách nhiệm của chủ thể trong soạn thảo, ban hành VBQPPL cũng như các chế tài để xử lý những trường hợp vi phạm hoạt động này. Trong Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật chỉ đề cập đến việc xử lý văn bản sai còn trách nhiệm của cá nhân có lỗi trong sọan thảo, ban hành VBQPPL thì quy định rất chung chung hoặc chưa điều chỉnh.

103

Trong thực tế các chuyên viên là chủ thể chính của quy trình soạn thảo, tuy nhiên vai trò trách nhiệm chính là của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bởi vì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu của một cơ quan, đứng đầu một ngành và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về toàn bộ hoạt động quản lý của mình, trong đó có soạn thảo và ban hành VBQPPL. Do đó cần có thể chế quy định trách nhiệm của Bộ trưởng về những vấn đề liên quan đến soạn thảo và ban hành VBQPPL. Đó là những vấn đề cần được thể chế như:

- Trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch soạn thảo và ban hành VBQPPL khi được phân công chủ trì hoặc được giao nhiệm vụ soạn thảo, ban hành để hướng dẫn văn bản của cấp trên;

- Trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, rà soát, tập hợp hoá các VBQPPL liên quan đến lĩnh vực bộ, ngành mình quản lý để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật;

- Trách nhiệm trong việc xử lý những vi phạm sau hoạt động giám sát; - Trách nhiệm trong việc phối hợp, hợp tác, phân công soạn thảo, duyệt ký văn bản;

- Trách nhiệm trong việc kiện toàn tổ chức pháp chế, nâng cao trình độ của các chuyên viên soạn thảo, đầu tư thời gian, kinh phí cho việc soạn thảo;

- Trách nhiệm về chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện.

Trong Nghị định số 161/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHVBQPPL và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL) quy định chỉ có duy nhất Điều 26 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan (Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc chính phủ) khi chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, dự thỏ nghị quyết, nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mà không có quy định nào liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với việc soạn thảo và ban hành VBQPPL của các bộ và cơ quan ngang bộ.

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 103)