Các tài liệu có liên quan;

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 68)

Qua khảo sát chúng tôi thấy trong hồ sơ trình ký, nhiều cơ quan chủ yếu sử dụng Tờ trình là văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL trình bày về mục đích, lý do ban hành, nội dung cơ bản của dự thảo, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo và đề nghị lãnh đạo cơ quan cấp bộ phê duyệt, ký ban hành VBQPPL.

Bên cạnh đó một số cơ quan không sử dụng Tờ trình mà sử dụng Phiếu trình giải quyết công việc (hoặc Phiếu trìnhvăn bản)là loại phiếu dùng để ghi tóm tắt những nội dung vấn đề trình, đề xuất ý kiến giải quyết liên quan đến nhiều đối tượng (chuyên viên soạn thảo, thủ trưởng đơn vị soạn thảo, ý kiến các đơn vị có liên quan, ý kiến lãnh đạo Văn phòng bộ, ý kiến lãnh đạo bộ) trong quá trình soạn thảo). Ví dụ:

Để ban hành Quyết định số 03/2002/QĐ-VPCP ngày 27/5/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Về giá giới hạn tối đa mua lúa, gạo của Cục Dự trữ Quốc gia, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản trên đã lập hồ sơ trình ký gồm những văn bản sau:

(1) Bản dự thảo Quyết định lần cuối sau khi đã có ý kiến thẩm định; (2) Phiếu trình giải quyết công việc số 2211/PT ngày 13/5/2002 của Văn phòng Chính phủ;

(3) Công văn số 274/BVGCP- NLTS của Ban Vật giá Chính phủ V/v quy định giá mua lúa gạo dự trữ Quốc gia;

(4) Phiếu thẩm tra dự thảo của hai vụ: Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế ngày 29/4/2002;

(5) Bản dự thảo có ý kiến góp ý trực tiếp của Vụ Tổng hợp ngày 29/4/2002;

(6) Bản dự thảo có ý kiến góp ý trực tiếp của Vụ Pháp chế ngày 29/4/2002;

(7) Công văn số 364/BVGCP-NLTS ngày 14/5/2002 của Ban Vật giá Chính phủ V/v góp ý về quy định giá tối đa mua gạo dự trữ Quốc gia [29].

Sau khi xem xét dự thảo và hồ sơ trình ký, nếu cần có sự sửa đổi, bổ sung hoặc cần giải trình thì lãnh đạo Bộ yêu cầu đơn vị chủ trì (hoặc Tổ soạn

68

thảo) thực hiện và chỉnh lý. Nếu nhất trí với nội dung dự thảo thì lãnh đạo Bộ ký ban hành.

Đối với những VBQPPL liên tịch thì cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên tịch cùng xem xét và ký ban hành.

7). Gửi và lƣu trữ văn bản quy phạm pháp luật.

Việc gửi và lưu trữ VBQPPL của các cơ quan cấp bộ, nhìn chung đã được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 10 của Nghị định số 161/2005/NĐ - CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHVBQPPL và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL).

8). Công bố văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định hiện hành, VBQPPL của các cơ quan nhà nước ở Trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được yết thị, đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước. Trong đó có quy định về thủ tục, thời gian đăng Công báo của các cơ quan cấp bộ.

Qua việc tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy trong những năm gần đây việc đăng Công báo các VBQPPL của các cơ quan cấp bộ đã được thực hiện đầy đủ hơn và nghiêm túc hơn và đảm bảo đúng thủ tục, trình tự và thời gian quy định. Điều này đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý của bộ, thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Số lượng VBQPPL của các cơ quan cấp bộ đăng Công báo trong một số năm gần đây như sau:

(Nguồn: Mục lục Công báo từ năm 1997 đến 2004)

Năm Các hình thức văn bản 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 (Thông tƣ liên tịch, nghị quyết liên tịch) 38 48 68 48 52 43 77 33 Quyết định, chỉ thị, 128 172 345 606 276 396 883 901

69

thông tƣ

Tổng: 166 220 413 654 328 439 960 934

Tuy nhiên, tình trạng một số cơ quan gửi VBQPPL để đăng Công báo chậm hơn so với thời gian quy định khá phổ biến. Ví dụ:

- Thông tư liên tịch số 100/2003/TTLT-BQP-BTC-BYT ngày 22/8/2003 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế V/v hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn người bị HIV-AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý đến ngày 30/4/2004 mới đăng Công báo (Công báo số 21). Như vậy chậm hơn so với quy định là hơn

08 tháng. Trong khi đó thời hạn gửi văn bản để đăng Công báo được quy định: "Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành định: "Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương ban hành phải được gửi đến cơ quan Công báo trung ương chậm nhất là hai ngày kể từ ngày ban hành để đăng Công báo"[61]. Theo quy định tại Điều 75 của Luật BHVBQPPL thì văn bản này có hiệu lực "sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo” tức là đến ngày 15/5/2004, văn bản trên mới có hiệu lực.

- Ngày 11/11/2005 Bộ Tài chính có Công văn số 14359/BTC-VP V/v đăng công báo, công văn này đề nghị cơ quan Công báo (Văn phòng Chính phủ) đăng Công báo văn bản do Bộ ký ban hành từ ngày 11/11/2004 “Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 83/2004/QĐ-BTC ngày 11/11/2004 về việc ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại việt Nam. Do sơ xuất trong quá trình gửi Công văn nên sót văn bản gửi Công báo để đăng tin. Văn phòng Bộ Tài chính đã rút kinh nghiệm đối với cán bộ trực tiếp thừa hành để không xảy ra trường hợp tương tự. Để đảm bảo hiệu lực văn bản, Bộ tài chính đề nghị Công báo Văn phòng Chính phủ cho đăng sớm Quyết định trên trong tháng 11/2005.”. Sau khi nhận được văn bản trên, Văn phòng Chính phủ đã đăng Quyết định trên lên Công báo số 24 ngày 23/11/2005 (chậm hơn 1 năm).

Bên cạnh đó còn có nhiều VBQPPL không gửi đăng Công báo. Ví dụ: Quyết định số 332/1997/QĐ-BYT ngày 28/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế thông tin quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người; Thông tư số 399/1997/TT-BTP ngày 07/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản; Thông tư liên tịch số

70

01/1997/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản; Quyết định số 207/1997/QĐ- NHNN ngày 01/7/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm; Thông tư số 02/2003/TT-BCA ngày 13/01/2003 của Bộ Công an hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới vv.

Có thể thấy quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL của các cơ quan cấp bộ về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên có những bước trong quy trình có những điểm khác biệt giữa các cơ quan cấp bộ: Chuẩn bị soạn thảo;lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo; thẩm định dự thảo; xem xét và thông qua. Sự khác biệt đó xuất phát từ những quy định của mỗi cơ quan và trong quá trình thực hiện. Đồng thời do Nhà nước chưa có quy trình chung quy định cụ thể về soạn thảo và ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp bộ. Vì vậy vấn đề này cần được quy định một cách thống nhất giữa các cơ quan cấp bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Tình hình kiểm tra, xử lý văn bản.

Như đã nêu, việc kiểm tra văn bản được tiến hành nhằm mục đích phát hiện nội dung trái pháp luật của văn bản để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật.

Tiêu chí để kiểm tra một VBQPPL bao gồm việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp pháp của VBQPPL đó có đảm bảo các điều kiện sau hay không:

- Một là, văn bản ban hành đúng căn cứ pháp lý. - Hai là, văn bản ban hành đúng thẩm quyền.

- Ba là, nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. - Bốn là, văn bản ban hành đúng thể thức và kỹ thuật trình bày.

- Năm là, tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành, đăng công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản.

71

Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ được thực hiện theo quy định của Nghị định 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2002 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện nay tại các cơ quan cấp bộ, Vụ Pháp chế là đầu mối giúp cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành hoặc văn bản liên tịch do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người đứng đầu tổ chức khác ký, ban hành. Đồng thời Vụ Pháp chế cũng giúp bộ truởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành.

Thời gian qua công tác kiểm tra, xử lý văn bản của các cơ quan cấp bộ đã được thực hiện và có những kết quả nhất định:

Qua kiểm tra của Bộ Tư pháp trong 673 văn bản của các bộ, ngành đã phát hiện 96 văn bản có nội dung sai trái. Trong đó có 48 văn bản có nội dung không phù hợp với văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên; 27 văn bản không đúng về căn cứ pháp lý; 04 văn bản sai về thẩm quyền nội dung; 17 công văn hành chính của bộ , ngành có chứa quy phạm pháp luật (cần phải được ban hành bằng hình thức quyết định, chỉ thị hoặc thông tư) [9].

Ngày 23/11/2005 Quốc hội khoá XI (kỳ họp thứ 8) đã họp chuyên đề về giám sát tình hình soạn thảo và kiểm tra văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI. Tại buổi họp này, các đại biểu Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề như: Tình hình soạn thảo và ban hành VBQPPL, kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý văn bản, các vấn đề về chất lượng của VBQPPL, kinh phí cho việc soạn thảo và ban hành VBQPPL, cơ chế phân công, phối hợp trong

72

Một phần của tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ (Trang 68)