Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1 Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương.

Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh ngày 29-12 - 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Trong chiến tranh gia đình sơ tán về xã Linh Nham, thuộc huyện Đồng Hưng tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên, có lẽ chính vùng đất quê hương đã nuôi dưỡng vun đắp nên trong anh

một kho tàng những câu chuyện về nông thôn và nông dân trong các tác phẩm của mình, nên không khí nông thôn trong tiểu thuyết của anh dường như mang dáng dấp của nơi anh sinh trưởng. Năm 1985, học hết phổ thông trung học anh vào bộ đội. Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào trường viết văn Nguyễn Du. Sau khi tốt nghiệp khóa IV trường viết văn, anh đi công tác một năm tại đoàn kịch nói quân đội, sau đó là biên tập viên của nhà xuất bản Quân đội với cấp bậc đại úy. Hiện nay anh là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là Hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Đến năm 2004 anh chuyển về công tác ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội và hiện là trưởng ban thơ của tạp chí này.

Bắt đầu viết văn từ năm 1986 – 1987, những sáng tác đầu tay là những tập thơ và cho tới nay có những tác phẩm được xuất bản như: Khách của trần gian (Trường ca NXB Văn học 1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001), Thơ Nguyễn Bình Phương (2005). Đặc biệt, đầu năm 2010 thơ của anh cùng với một số nhà thơ tiểu biểu khác như Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy…được trọn dịch trong Tuyển tập thơ Việt Nam được xuất bản ở Thủy Điển vào tháng 3 năm 2010, cho đến nay đã nhận được những phản hồi tích cực từ những tờ báo lớn của Thụy Điển.

Ngoài ra anh còn viết một số tiểu luận, truyện ngắn, bút ký tiêu biểu như truyện ngắn Đi (in trên văn nghệ trẻ số ra ngày 10/1/1999), Bút ký Lững thững với ngàn năm (2009). Thành công của Nguyễn Bình Phương phải kể đến tiểu thuyết : Bả Giời (năm 1991, NXB Quân đội Nhân dân, 2004 tái bản), Vào Cõi (NXB Thanh niên

1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học 1994), Người Đi Vắng ( NXB Văn học 1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh Niên 2000), Thoạt kỳ thủy (NXB Hội Nhà văn 2004), Ngồi ( NXB Đà Nẵng 2006).

Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã trải qua nhiều năm tháng rèn luyện trong quân đội nên anh có một vốn sống phong phú. Là nhà văn quân đội, Nguyễn Bình Phương không ngừng sáng tác, thể nghiệm ngòi bút ở cả thơ, truyện ngắn, bút ký và tiểu thuyết. Tác giả là người mở đầu cho một trong những khuynh hướng mới của

tiểu thuyết đương đại nghĩa là anh đã chấp nhận những bước đi mạo hiếm để tự đổi mới mình, để góp phần đổi mới nền văn học dân tộc. Những cách tân về mặt hình thức đã chứng tỏ ở Nguyễn Bình Phương – một cây bút tài năng và đầy tự tin, bản lĩnh. Anh từng nói rằng: “Tôi không đề cao sự cách tân quá mức về hình thức nhưng

rõ ràng thay đổi về hình thức khó khăn hơn thay đổi về nội dung bởi nó đòi hỏi không chỉ có bản lĩnh. Tôi cho rằng bất kỳ ai khi sáng tác đều nghĩ tới việc mình phải có những nét riêng biệt, nếu buộc phải gọi tên thì đó chính là nhu cầu đổi mới. Nhưng làm được hay không và làm tới đâu thì nó phụ thuộc vào tài năng. Trong nghệ thuật có điều trớ trêu là người mở đầu luôn luôn có nguy cơ trở thành kẻ lạc hậu nhất. Bởi vì anh sẽ là người không hoàn chỉnh đầu tiên, nói nôm na là vật hy sinh cho cái mới”.

Qua những sáng tác, với mức độ thành công khác nhau, Nguyễn Bình Phương đã tạo được dấu ấn riêng trong phong cách sáng tác của mình. Dường như mỗi tác phẩm, anh lại đưa ra một nét riêng, mới lạ độc đáo tạo hứng thú cho người đọc, nhưng vẫn có sự nhất quán trong quá trình sáng tạo. Có thể nói, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã thực sự góp một tiếng nói riêng trong quá trình đổi mới tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

1.2.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Văn học Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt là sau đổi mới đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại trong đó có tiểu thuyết. Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết không ngừng nỗ lực chuyển mình, đổi mới cách tân thể loại về hình thức và nội dung biểu hiện nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết của thời đại, của đời sống văn học và đông đảo bạn đọc. Cách tân, đổi mới đã trở thành nhu cầu thường trực của đội ngũ cầm bút. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức tìm tòi, thể nghiệm làm mới văn học nghệ thuật và đã có những thành công nhất định. Trong những năm gần đây đã xuất hiện một loạt những sáng tác làm “xôn xao

văn đàn” mà trường hợp Nguyễn Bình Phương là một thể nghiệm đáng trân trọng.

“chệch” khỏi phương thức tiếp nhận truyền thống. Sáng tác của anh được xem là hiện tượng đáng chú ý nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Trong nhiều thử nghiệm nhằm khai thác tiềm năng thể loại, Nguyễn Bình Phương có sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, là người tiếp biến nhiều nhất tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại so với các nhà văn cùng thế hệ. Tiểu thuyết của anh có sự hội tụ của nhiều tư duy tiểu thuyết đương đại thế giới, trong đó đáng kể nhất là tiểu thuyết Mới, tiểu thuyết ngắn và tiểu thuyết hậu hiện đại[50].

Nguyễn Bình Phương là nhà văn có sức sáng tác dồi dào. Mỗi khi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới lại được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên sức hút đặc biệt với bạn đọc. Sức hấp dẫn từ những cuốn tiểu thuyết không chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, phê bình, báo chí, dư luận quan tâm tìm hiểu.

Từ Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy... đến Ngồi – là sự hoàn tất một phong cách mới. Sự trưởng thành trong ngòi bút qua từng tác phẩm gắn với thời gian lịch sử đất nước, Nguyễn Bình Phương đã mang đến cho người đọc những cảm quan mới mẻ và phong phú. Nhà văn đi vào khai thác hiện thực cuộc sống nhưng không theo lối mòn của truyền thống mà mỗi tác phẩm là sự chồng chéo các mảnh vụn của hiện thực cuộc sống, là sự chập chờn của quá khứ - hiện tại, âm giới – dương gian... Không đi vào các sự kiện chính trị, vấn đề thời sự lớn lao, Nguyễn Bình Phương lấy đối tượng là số phận con người để chỉ ra những đổ vỡ của trật tự đời sống, sự lạc loài, hồ nghi về tồn tại và bất an trước cuộc sống. Nguyễn Bình Phương cũng là người đi tiên phong thử nghiệm cách viết mới mẻ, mang dấu ấn hậu hiện đại. Trong các tác phẩm của anh không có bóng dáng của nhân vật điển hình mà đại đa số là những con người bệnh hoạn, u tối, bẩy cuốn tiểu thuyết là bẩy đám đông khác nhau, bẩy thế giới khác nhau.

Nguyễn Bình Phương là người luôn có ý thức tiếp thu cái mới và đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết của mình. Anh quan niệm“Nghệ thuật tiểu thuyết, ở một

không phải sự nhẫn nại đi theo lộ trình tuần tự, đều đặn của thời gian và sự kiện”.

Điều đó thể hiện rõ nét ngay ở hình thức văn bản tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đó là sự phân chia chương mục khác với truyền thống. Trong Những đứa trẻ

chết già, cuối mỗi chương đều có phần Vô thanh (Vô thanh I, Vô thanh II…), Thoạt kỳ thủy có cấu trúc văn bản kỳ lạ: A- tiểu sử, B – chuyện, C – phụ chú. Cho tới Ngồi,

chia làm 49 chương và được đánh số thứ tự từ 1 đến 49. Ở đây không chỉ hàm chứa trò chơi cấu trúc văn bản nhằm lạ hóa nghệ thuật trần thuật mà còn biểu đạt chủ ý của tác giả. Cấu trúc văn bản của Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Ngồi là những mảnh văn bản chứa đựng những mảnh đời sống đa dạng, phức tạp với cấp độ đậm nhạt, biến hóa khác nhau. Mục đích của cấu trúc văn bản phân mảnh không chỉ nhằm phá hủy cốt truyện truyền thống mà còn góp phần biểu hiện sự đổ vỡ của hiện thực đương đại. Nếu như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh mới chỉ biểu đạt sự phân mảnh ở mặt đời sống xã hội thì Nguyễn Bình Phương đã tiến sâu vào đời sống tâm hồn: Khẩn trong Ngồi, Thắng trong Người đi vắng.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có nhiều tuyến chạy ngược xuôi theo lối song hành xoắn vặn như Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già…Bên cạnh đó, người đọc còn nhận thấy những sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương trong sự luân phiên điểm nhìn (Người đi vắng: điểm nhìn được phân tán về mọi góc độ, mọi nhân vật). Phỏng ngôn ngữ văn bản của thể loại cũng là một đặc điểm in dấu trong sáng tác của nhà văn, tạo nên sự phong phú độc đáo và làm “nhòe mờ ranh giới

thể loại”. Chính vì vậy mà trong một lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Bình Phương đã

nói: “Đến thời điểm này tôi cho rằng ranh giới của các thể loại đã bị xóa nhòa và đó

là một tín hiệu tốt đẹp”. Quan điểm này thể hiện rõ khi tác giả đưa tư duy thơ, tư duy

kịch vào tiểu thuyết tạo nên nét duyên dáng uyển chuyển, mềm mại của tiểu thuyết… Điểm qua những nét chính trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như tìm hiểu nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam ta nhận thấy, Nguyễn Bình Phương đã táo bạo đặt những dấu ấn đầu tiên trên hành trình khai mở vùng đất mới với những

cách tân độc đáo cả về mặt nội dung và phương thức thể hiện. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của một nhà văn luôn nỗ lực sáng tạo, làm mới tiểu thuyết Việt Nam.

NỘI DUNG

CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)