Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức

Nhà văn Nguyễn Bình Phương có một cách viết rất mới lạ, độc đáo. Khi trả lời phỏng vấn “tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?”, anh đã thể hiện rõ quan niệm của mình về sự cần thiết phải đổi mới “giá như tiểu thuyết có những bước mạo hiểm” đó như là động lực cho anh trên con đường lao động nghệ thuật của mình. Không thoát

ly hiện thực đời sống mà anh lấy chất liệu đời sống hiện thực để làm giàu cho những cuốn tiểu thuyết những điểm độc đáo là anh không chỉ đưa ra quan niệm về hiện thực cuộc sống thường nhật mà còn có một hiện thực khác nữa, đó là hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức. Đối tượng chiếm lĩnh của vô thức là “hình thức khám phá tâm lí

trong đó hình ảnh của hiện thực và thái độ của chủ thể đối với hiện thực cấu kết với nhau thành một thể thống nhất hòa nhập” [5; 6]. Đó vừa như bổ trợ vừa như một sự

đối sánh, soi chiếu với hiện thực thường nhật để qua đó người đọc thấy được bức tranh hiện thực đời sống toàn vẹn vốn muôn màu muôn vẻ.

Vô thức biểu hiện ở các dạng thức mộng mị, những giấc mơ, trạng thái mê sảng, những ẩn ức hay sự kiềm chế bản năng, những dục vọng, bản năng nguyên thủy của con người. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những miền hiện thực trong cõi vô thức, đó là hiện thực của những giấc mơ, của dự cảm, một hiện thực mang ý nghĩa tâm linh. Theo từ điển tiếng Việt năm 1991 định nghĩa: “Tâm linh

là khả năng đoán trước được việc nên xảy ra theo quan niệm duy tâm”. Văn học đã

tìm đến với tâm linh như cách thể hiện quan niệm, tư tưởng về con người và hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện ở mọi khía cạnh, đi sâu vào những vấn đề bí ẩn của loài người đến nay vẫn là ẩn số. Tâm linh là yếu tố liên quan đến tâm hồn, trực giác, vô thức…tâm linh thể hiện khát vọng tự hoàn thiện, tự giải thoát để tạo trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Ngòi bút của Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc đi vào cõi tâm linh, vô thức như con đường chiếm lĩnh hiện thực, một mảng hiện thực khổng thể trông, nhìn trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận…

Người đi vắng là sự kết hợp của vô thức và tiềm thức, có một hiện thực cuộc

sống khác, ở đây con người không sống trong sự ý thức, nhận thức về cuộc sống và cõi người mà sống trong hoài niệm về ấu thơ, trong dục vọng âm thầm và bản năng. Cuộc sống tâm linh, vô thức bắt đầu từ sau tai nạn của Hoàn, cũng từ đây mà cuộc sống của vợ chồng Thắng – Hoàn và gia đình hai bên đều thay đổi. Trước khi tai nạn xảy ra Hoàn sống trong cô đơn, buồn bã không tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn với Thắng, đến với Cương để tìm lại sự khát khao của bản thân mà dường như bẩm

sinh trong tâm hồn Hoàn luôn tồn tại khoảng trống mà cả Thắng và Cuơng không thể lấp đầy, cô tìm sự giải thoát trong cõi mộng. Sau tai nạn Hoàn sống trong trạng thái vô thức cùng với những kỷ niệm của thời thơ ấu, trong vô thức, cô trở về với cuộc sống trẻ thơ trong sáng, ngây thơ, tâm hồn thanh thản bỏ lại sau lưng một hiện thực cuộc sống gia đình đầy bế tắc.

Trong Thoạt kỳ thủy hiện thực trong tâm linh, vô thức gắn với bầu không khí u ám, sắc màu ảm đạm là viễn cảnh của cuộc sống âm u, lạnh lẽo hoang vắng thời tiền sử. Con người như đang sống trong cơn mê sảng như đi tới chỗ diệt vong…Ở đó có một hiện thực của cõi vô thức thông qua những giấc mơ mang đậm yếu tố dự cảm, tâm linh. Đó là những dự cảm về ngày tận thế, về lời sấm truyền, về sắc đỏ của máu và chết chóc. Một hiện thực mà con người: “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột số hát í a” [64; 16]; “Chó tru ằng ặc. Những người điên cũng tru ằng ặc”

[64; 106]. Đó là không khí mù mịt, cuồn cuộn với tiếng đập tràn lan khắp nơi khô khốc, lanh lảnh, trời nắng, xám, mê man như người hấp hối với những con người không bình thường.

Ở Trí nhớ suy tàn có một miền hiện thực được cảm nhận qua tâm tưởng, qua những trải nghiệm cá nhân, đó là hiện thực được thể hiện qua ảo giác của nhân vật Em. Ở đó mỗi người tồn tại như một cá nhân nhỏ bé trôi dạt giữa dòng đời mênh mông, vô tận: “Ngày bé đã từng lạc ở khu phố cổ, chưa đến mức đi hết ba mươi sáu

phố phường nhưng cũng loanh quanh hàng tiếng đồng hồ trong Hàng Mã, Ngõ Gạch, Hàng Đồng. Khu phố cổ là một sơ đồ chập chờn uẩn khúc giam giữ bao nhiêu người già với những ký ức phiền não, giam giữ cho đến chết mới thả họ ra tựa chiếc lá bàng khô đột ngột hiện ra từ miệng cống. Những ký ức phiền não quẩn quanh trong những bức tường tróc lở rêu phong” [63; 11]. Qua Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình

Phương đã đề cập đến một phương diện đa chiều của cuộc sống thường nhật. Trong những giấc mơ, những phức tạp trong suy tưởng, nhân vật Em lạc vào những hoài niệm quá khứ - hiện tại nhập nhòa tạo nên sự trộn lẫn giữa hiện thực cuộc sống thường nhật và hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức. Tác phẩm đã đặt lại vấn đề hiện

thực, đối với tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn, hiện thực đáng chú ý không phải là một

hiện thực đúng nhất, sát nhất, kề cận nhất với thực tế và sự thật mà là cái hiện thực nằm trong trí nhớ, trong trí tưởng tượng của nhà văn, chứ không phải là hiện thực chụp ảnh, coppy sự vật như trong tả thực cổ điển. Cái hiện thực trong tiểu thuyết của anh là một hiện thực hiện sinh trong trí tưởng tượng của nhà văn, đó là hiện thực hiện sinh trong trí nhớ vừa huyền ảo vừa đa nghĩa…

Ở tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương thể hiện sự đối lập giữa vùng ý thức và vô thức qua thế giới nội tâm của nhân vật Khẩn. Ý thức của Khẩn là vùng hỗn độn với những âm thanh ồn ã, phức tạp của đời thực. Trong hiện thực cuộc sống thường nhật Khẩn luôn trăn trở, vật vã về một xã hội lọc lừa, xảo trá, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau: “Sao lại vô nghĩa đến như thế cơ chứ? Tại sao lại cứ đem nhau ra mà phanh

thây xé xác như những con vật như thế chứ?” [65; 89]. Tâm trí của Khẩn là màu đen

tối, ảm đạm của đời thực với những bản năng bệnh hoạn. Ngược lại hiện thực trong cõi vô thức của Khẩn đó là những khát khao ước mơ thánh thiện. Những ham muốn bản năng đưa Khẩn đến cuộc sống của những khoái lạc, sa ngã vào những cám dỗ. Những khát khao thánh thiện về mối tình đầu với Kim lại giúp Khẩn muốn sống và giữ vững lập trường, bản tính thiện trong cuộc đời hỗn loạn. Khẩn thu mình trong những giấc mơ vô thức để kiếm tìm tình yêu đối với Kim, đó là một thế giới đối lập với thế giới bộn bề, ngột ngạt, ở đó Khẩn tìm thấy sự trong sáng, dịu ngọt, đáng yêu. Nếu ở hiện thực thường nhật anh ta là “nô lệ của tình dục” thì ở cõi vô thức anh lại rất mẫu mực, trong sáng thánh thiện, chưa bao giờ làm tình với Kim. Anh nâng niu Kim bằng một tình yêu trong sáng, hồn nhiên: “Mình bảo em ngồi ở đầu thuyền vì

các công chúa hay ngồi ở đầu thuyền cho nó dễ nhìn. Kim hồ hởi gật đầu chấp nhận. Thế là con thuyền to lớn hình chim Lạc thong thả hiện ra kéo theo sau nó những chiếc thuyền khác, nhỏ hơn, ít lòe loẹt hơn” [65; 132]. “Kim đặt tay lên môi mình sẽ sàng bảo, đêm qua em đã mơ thấy một cái mầm cây thật, nó đỏ rực mọc lên ngay sát mũi chân em, chẳng hiểu sao lúc ấy em lại nghĩ rằng chắc chắn đó không phải mầm cây còn nó là cái gì thì em chưa xác định được. Mình vờ ngao ngán, khổ thân tôi rồi,

hóa ra tôi chỉ là cái mầm cây thôi. Kim khúc khích cười, có mà thèm ra khối…”[65;

134]. Hiện thực mà tác giả tạo dựng trong tác phẩm là một vùng hiện thực đậm chất biến ảo của những giấc mơ, tất cả đều chập chờn mờ ảo trong cõi vô thức của nhân vật Khẩn. Ở đó con người có thể sống một lúc trong nhiều miền hiện thực khác nhau âm – dương, thực - ảo. Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức đưa con người vào thế giới ảo để từ đó có sự cảm nhận rõ nét hơn về hiện thực cuộc sống và về chính bản thân mình.

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mở ra những miền hiện thực mới. Nhà văn gia tăng các yếu tố kỳ ảo, huyền bí để tạo dựng hiện thực trong cõi vô thức mở ra một hiện thực nhiều chiều khác với hiện thực của cuộc sống thường nhật. Từ những miền hiện thực mới, tác giả đã tìm cho mình những con đường khác nhau để lý giải cuộc sống và khám phá thế giới đầy bí ẩn của con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)