Hiện thực cuộc sống thường nhật một hiện thực dị thường

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1 Hiện thực cuộc sống thường nhật một hiện thực dị thường

Nguyễn Bình Phương từng quan niệm “không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình”, đó như là một chân lý cho những tiểu thuyết của anh. Thế giới tiểu

thuyết của anh không phải là bản tụng ca mà ở đó là bức tranh hiện thực với sự chồng chéo của những sự kiện và những mảnh đời đang từng ngày từng giờ quay cuồng với cuộc sống. Vượt thoát những mô hình truyền thống, cấu trúc truyện của anh luôn song hành xoắn vặn, như những mảnh ghép lộn xộn của cuộc đời. Tác giả hướng ngòi bút vào những mảnh vỡ của hiện thực “tiểu tự sự” của cuộc sống hiện đại khác với văn học trước năm 1976 là những “đại tự sự” với những sự kiện lịch sử, chính trị lớn lao bao quát toàn bộ đời sống con người. Ngòi bút của Nguyễn Bình Phương lại tìm đến hiện thực phân mảnh, hiện thực thường nhật bị xé lẻ với cái nhìn

sắc lạnh, chân thực chứ không ảo tưởng về hiện thực mà tái hiện lại hiện thực cuộc sống với sự trần trụi, bản năng dục tính và tội ác như nó vốn có, vốn tồn tại...

Đến với Thoạt kỳ thủy ta bắt gặp một hiện thực trần trụi. Đó là Tính nửa người nửa ngợm, ông Phước nghiện rượu, ông Phùng bỏ quê nằm mơ giải thưởng văn học, của Hiền chấp nhận cuộc hôn nhân không hạnh phúc với Tính dở điên dở vật… Đó còn là cuộc sống của Hưng điên loạn, của nhà Bồi què, vợ chồng Xuân Điếc, của nhà Lan lác…là một hiện thực vật vờ đến vô nghĩa, đó là một hiện thực thường nhật mà ta vẫn bắt gặp đâu đó trong cuộc đời này. Trong thế giới hiện thực ấy, Tính được quay cận cảnh từ khi sinh ra cho tới lúc chết vẫn là người điên loạn chìm ngập trong tàn sát, hủy diệt, thích giao du với người điên, thích lửa, máu và giết công cống, giết kiến, chọc tiết lợn…Một con người điên loạn ấy lại được sắp đặt sống cùng một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên như Hiền. Hiền luôn khát khao có một hạnh phúc giản dị, nhưng sự thực lại ê chề, đau đớn và trống vắng:

“Hiền nhắm mắt, trong đầu hiện lên con dao nhọn. Mở choàng mắt. Hiền bảo: - Em thương anh lắm.

Tính bĩu môi đứng dậy. Hiền níu lại, nhìn quanh, cầm tay chồng đặt lên ngực mình. Tính chụm các ngón tay thành hình con dao nhọn chạm vào cổ vợ. Hiền nấc lên tuyệt vọng. Tính nheo mắt, môi dưới giật giật như muỗi đốt. Hiền phanh áo, cúi gập người xuống, cà mạnh ngực vào tảng đá. Vú Hiền sây sướt, rớm máu. Tính quyệt tay vào máu trên đá, thè lưỡi liếm, mặt bừng sáng…” [64]

Là một hiện thực đầy cay đắng của số phận người phụ nữ:

“…Bát rơi. Tiếng vỡ thô, đanh.

Liên hạ mâm, toan quay lại nhặt mảnh vỡ, bị Phước đạp thốc vào bụng. Liên cắn răng ôm bụng ngồi bậc cửa, đầu tỳ lên cánh tay. Bụng liên to, vồng tròn:

- Hết tiền à? Phước hỏi.

Liên đáp, nhẹ hơn gió. Phước bặm môi, nén tiếng thở dài. Lúc ấy môi Phước xám đen, run run.

- Không có rượu, cơm cũng thành cứt. Thôi dọn đi!

Mâm cơm lại về bếp, Phước đưa chén lên mồm gặm lách cách. Không có rượu, Phước toàn gặm đít chén cho đỡ nhớ. Tiếng canh cách vang lên trong căn nhà tối, ẩm. Liên sang bên vợ chồng Điện, lúc về, xách theo nửa trai rượu trắng đục. Mắt Phước sáng rực, trìu mến. Liên đặt trai trước mặt chồng, Phước vồ lấy. Liên hỏi:

- Lúc nãy anh đạp chết con thì sao? Phước tợp chén, cười:

- Chết thì đền. Liên ôm mặt, tóc xõa ra:

- Mạng người không phải cái lá. Phước hồ hởi.

- Thiếc đếch gì, con khối!...” [64].

Với Hưng lại là cuộc sống chìm đắm trong bạo lực, máu lửa và tình dục:

“…Các buổi chiều trẻ con xúm lại nghe Hưng kể chuyện đánh Mỹ. Hưng lấy hai quả chuối gắn vào hai khóe mép, vươn cổ ra trước:

- Khoặp! Đấy, một nhát là đi đứt.

Bọn trẻ vừa sợ vừa khoái. Nhiều đứa đến trường thấy cô giáo, bèn chạy sấn lại, há mồm rồi kêu:

- Khoặp!

Ý chúng nó nói, cắn cổ cô giáo. Ông Khoa đến góp ý, bị Hưng đạp trúng đầu gối, đuổi về. Thằng Chanh Linh quệt mũi đế vào:

- Anh mọc nanh cắn bỏ mẹ bác ấy đi.

…Hưng xui bọn trẻ vào bẻ mía nhà ông Mịch. Nhiều người ca cẩm, Hưng thè lưỡi, trợn mắt:

“… Khi Hưng đi vào, Thương nấc lên. Hưng lập cập hỏi: “Đau à?”. Thương nhắm mắt, lắc đầu. Hưng được thể, ra vào dồn dập. Một lúc Hưng trợn ngược mắt, rồi lăn sang bên.

Thương vùng dậy, hỏi lỡ có con thì sao. Hưng nói vứt đi. Thương sợ mẹ biết, mặt lo lắng. Hưng trấn an không được, cáu, nhe răng:

- Có muốn mọc nanh cắn thì bảo…” [64]

Lối viết của Thoạt kỳ thủy sắc lạnh, trần trụi như những gì nguời ta vẫn thường chứng kiến. Không bình luận mà hiện thực sắc nhọn cứ tự hiện ra, phân thành những mảnh nhỏ nhàu nát. Ở đó con người vô trách nhiệm, u tối bản năng với những dục vọng của bản thân cùng với thói hiếu sát, trẻ em thì phải sống trong môi trường đầy bạo lực, ma quái. Thế giới của Thoạt kỳ thủy bắt đầu từ sự có mặt của con vật và con người xuất hiện bằng những cục súc, thú tính, đứa trẻ ra đời không là niềm hạnh phúc của người cha mà ngay từ khi ra đời đã bị ám ảnh ghê gớm bởi trăng. Đó giống như sự lạnh lẽo không chút tình cảm, chào đón Tính: “Vừa ra đời, Tính thấy trăng.

Mặt trăng to bằng chiếc nong lừ lừ rọi qua vách liếp tạo thành một quầng trong suốt. Tính co rúm lại, rồi thét lên mặc dù cô đỡ quấn Tính trong chiếc khăn to, áp vào ngực mình. Tính lạnh, mắt nhắm tịt lại.” [64]. Cũng với ánh trăng là hình tượng máu,

một xã hội ngập tràn trong máu, máu từ chiến tranh, máu từ cổ lợn, từ miệng của ông Xuân, từ ngực của Hiền, máu trong giấc mơ của Tính hàng đêm …

Thoạt kỳ thủy là một hiện thực đẫm máu và nước mắt, đầy tang thương của những con người phải sống trong môi trường thường trực kích động, giáo dục trẻ thơ không phải trong môi trường lành mạnh, trong sáng mà trong vòng u mê, chém giết. Đó như là một sự thực báo động, cảnh tỉnh về một hiện thực đen tối, xấu xa vẫn đang từng ngày từng giờ tồn tại mà con người lại thờ ờ để cho nó mặc nhiên diễn ra.

Hiện thực của cuộc sống thường nhật cũng được phản ánh rõ nét trong Thiên

thần sám hối, Tạ Duy Anh để cho hiện thực hiện lên qua những suy tư về thực tế mà

đứa bé còn trong bụng mẹ cảm nhận được, “chứng kiến” được qua nhiều câu chuyện kể của những người phụ nữ mang thai. Những câu chuyện được nghe bởi một bào

thai, trong một bệnh viện phụ sản, nơi những người mẹ, dù muốn hay không muốn có con, dù khốn khổ hay hạnh phúc bởi sự có mặt của đứa bé, vẫn mong chờ giờ phút sinh ra đứa bé. Trong cuộc sống quá nhiều gian khổ, bon chen, có khi lừa lọc, gian manh, độc ác bất chấp cả đạo lý đã khiến những bậc làm cha làm mẹ xem những đứa bé là gánh nặng, còn nguyền rủa khoảnh khắc chúng hình thành: “Giá nó chết ngạt

đi thì càng mừng... Ra đi mày. Tao không ăn vạ bố mày thì thôi chứ mày có quyền gì mà ăn vạ tao...” [67]. Hay là cuộc trò chuyện của của cô sinh viên và người tình: “Thế nếu sau này con bị dị dạng thì làm thế nào? Thì tống cổ nó ra rồi làm đứa khác. Chuyện ấy quá đơn giản” [67]… Đó là một hiện thực đến tàn nhẫn, là sự vô trách

nhiệm, thờ ơ của con người đối với nhau. Hiện thực ấy vẫn ngày ngày tồn tại một cách “bi đát” đầy đau đớn trong cuộc sống hiện nay.

Ngồi của Nguyễn Bình Phương lại là góc quay về một hiện thực khác, đó là

cuộc sống của những công chức thành thị chìm đắm trong những ham mê u tối đầy bản năng dục vọng. Với ngòi bút hiện thực sâu sắc, Nguyễn Bình Phương đã đi sâu vào những góc khuất của thế giới nội tâm nhân vật cả những suy nghĩ và sinh hoạt đời tư của con người. Hiện thực trong tác phẩm được đẩy lên tới mức độc giả như đang chứng kiến sự thực đang diễn ra trước mắt với những người trí thức nhưng sống đầy u tối, không thể thoát khỏi những ý nghĩ điên loạn, dục vọng. Lúc nào trong Khẩn, Hùng, Nghĩa cũng bị ám ảnh bởi những hình ảnh đầy nhục thể của Nhung, Thúy, của những cô gái làng chơi…nó là sự phàm tục tương phản, khác hẳn với “thế giới hiện thực” yên ả, thanh bình trong những giấc mơ của Khẩn. Tiểu thuyết Ngồi như một: “cuộc đối thoại với hiện thực khốc liệt của đời sống: sự bê tha, nhếch nhác

của con người, sự suy đồi ghê gớm của đạo đức và phong hóa xã hội” [46; 34]. Trong tiểu thuyết, tác giả tập trung thể hiện bản năng của con người trước đời sống hiện thực phồn tạp. Đó là bản năng đấu tranh giành giật địa vị, quyền lực, loại bỏ kẻ đối địch, tranh giành ảnh hưởng kéo bè kết đảng để giữ lấy chức quyền lợi lộc: “Đôi

lúc cả ông Thìn lẫn ông Tước phải chủ động tìm đến nhờ cậy Cầu và Cầu giúp đỡ hết sức khéo léo, không mất lòng bên nào. Ban Khẩn đã có hai người theo hai phe. Lão

Việt đứng về bên ông Tước là cực hiển nhiên vì anh em con chú con bác. Nghĩa hơi rắc rối hơn. Thực ra Nghĩa chẳng ưa bên nào nhưng Nghĩa vốn ghét cái tính của lão Việt, ghét luôn cả ông Tước cho nên vô hình chung bị liệt vào phe ông Thìn. Ông Thìn biết Nghĩa không theo mình nhưng ông chiều Nghĩa, luôn bênh vực Nghĩa bởi trong cơ quan này chỉ có Nghĩa là dám cả gan phê phán thẳng thắn ông Tước…”[65;

206]. Dùng quyền lực địa vị để mua chuộc, kết phe cánh. Khẩn sống giữa hiện thực đầy bon chen, thủ đoạn, gian trá, lọc lừa, Khẩn không thể hòa nhập với cuộc sống đó, đứng trước sự tranh giành quyền lực gay gắt Khẩn đứng ngoài cuộc nhưng không phải là không có sự giao động ảnh hưởng về quyền lợi về chức trưởng ban mà cả ông Thìn và ông Tước lợi dụng để làm mồi nhử Khẩn: “Em về đi, giúp anh một tí nhé,

anh phải ngồi thảo công văn về trường hợp của em đây” [65; 181]. “Ông Tước và ông Thìn đều chờ đợi nghe ngóng thái độ của Khẩn với mình. Đôi ba lần cả hai ông bóng gió với Khẩn rằng trên cục đang muốn tiến cử người từ nơi khác về nhưng các ông còn chưa đồng ý. Những lúc ấy Khẩn cũng hơi bối dối, hơi nao nao. Dù không ham hố cái chức trưởng ban nhưng rõ ràng nhờ có nó mà Khẩn thêm một khoản thu nhập đáng kể” [65; 207]. Những con người trong Ngồi hiện nên chằng chịt những

quan hệ như búi lươn trong chậu. Câu chuyện là bức tranh hiện thực về cuộc sống của những công chức như Khẩn, Hùng, Nghĩa, Thúy, Nhung, lão Việt…Họ đến cơ quan không phải để làm việc mà để tán gẫu, ganh ghét, hãm hại lẫn nhau. Cuộc sống của họ trôi qua nhạt nhẽo trong những cuộc chơi thác loạn để thỏa mãn tình dục: “Đó

là những khuôn mặt hôn ám, sống vô hồn, bản năng, bệnh hoạn” [65; 71]… Nghĩa,

Hùng, ông Tước, ông Thìn là tiêu biểu của những công chức tha hóa bởi nền kinh tế thị trường và chi phối của đồng tiền. Nghĩa sống phóng túng, buông thả, quay cuồng trong cờ bạc và chơi gái, phó mặc cho cuộc đời để rồi trả giá bằng cả tính mạng. Khác với Nghĩa, Hùng xuất thân từ nông thôn dở quê, dở tỉnh vì tiền mà sẵn sàng hầu hạ một ông già giàu có để hòng chiếm đoạt tài sản. Khẩn thì sống thả mình vì nhục dục, anh không lấy đó như là thú vui của cuộc sống nhưng rõ ràng Khẩn vẫn không thoát khỏi sự buông thả, bản năng. Sống cùng với Minh, luôn làm tình với

Nhung và người đàn bà bán khoai, lại thác loạn cùng gái làng chơi. Lão Việt thì trơ tráo làm tình ngay tại nhà vệ sinh của cơ quan: “Tôi nhón chân lại gần, ghé mắt vào,

thấy lão Việt ôm chầm lấy con ấy, ôm như thế này này, rồi vác một chân nó lên cao như thế này này…Tôi còn nghe con ấy nó dí vào trán lão Việt bảo làm nhè nhẹ thôi không hỏng hết người em bây giờ” [65; 179]. Trong cơ quan thì lão Tước và lão Thìn

chia bè phái, đấu đá tranh giành nhau quyền lực, nhận con cháu vào cơ quan không cần biết năng lực: “Tân chưa thèm hỏi cái tội Cầu với thằng Kiên thông đồng với

nhau nhét chéo cánh vào cơ quan. Hai con ấy vừa chân ướt chân ráo vào, trông mặt đã thấy ngu, thế mà dám làm biên chế ngay”. [65; 230]. Ở tập thể nơi Khẩn sống lại

là một hiện thực khác, vợ chồng đánh chửi nhau không cần biết có ảnh hưởng tới ai, băng hoại đạo đức gia đình, bạo hành giết chết vợ: “Nhà đối diện vang lên tiếng cãi

cọ. Địt mẹ cái con mẹ mày, sau đó tiếng trẻ khóc ré lên, tiếng phụ nữ chửi lại, chửi chát chúa. Khẩn nằm nghe cố hình dung ra các hành động của đôi vợ chồng kia. Tay thương binh lần này dữ dội hơn lần trước, thẳng tay đập phá. Trong đêm tiếng sành sứ, đồng sắt xủng xoảng to hơn, rõ nét hơn. Mày giết tao đi, tao cũng chán sống với mày lắm rồi…Phải đến bốn giờ sáng, khi công an mang xác nạn nhân đi thì khu tập thể mới hơi yên tĩnh trở lại”[65; 218].

Đó là cả một hiện thực diễn ra hàng ngày một cách trần trụi, chân thực. Tác giả đã đặt nhân vật vào giữa đời sống phồn tạp ấy để họ tự nhận chân giá trị cuộc sống, cuộc đời không đơn giản, ngọt ngào mà rất dễ bị nhấn chìm vào trụy lạc. Phơi bầy hiện thực một cách chân thực, sâu sắc nhất, Nguyễn Bình Phương đã tác động đến tâm hồn người đọc, buộc mỗi người trong chúng ta phải nhìn nhận, suy ngẫm lại chính mình để có được sự bản lĩnh trước cuộc sống đầy khắc nghiệt và cám dỗ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)