Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 73)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng

Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, đó là cách thức tổ chức các yếu tố trong văn bản nghệ thuật. Có thể xem sáng tác tức là kết cấu, cũng giống như điêu khắc, hội họa, nhà văn trong quá trình sáng tác sẽ tạo ra một trình tự tổ chức hợp lý của các yếu tố trong văn bản từ nhân vật, chi tiết, hình ảnh, không gian, thời gian trong tác phẩm nghệ thuật.

Kết cấu là một phương diện hình thức của tác phẩm văn học, nó không phải là một kỹ thuật hay thủ pháp, cũng không phải là cấu trúc bất biến để xây dựng tác phẩm văn học, mà là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo sinh động của nó.

Kết cấu là một phương tiện khái quát nghệ thuật, nó ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, được cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng, nghĩa là xuất hiện như một mặt của bản thân hình tượng, gắn liền với hình tượng nghệ thuật ngay từ quá trình sáng tạo.

Kết cấu nghệ thuật không chỉ đơn giản là sự liên kết các hiện tượng và con người trong tác phẩm mà còn là sự sắp đặt các yếu tố của nhà văn nhằm làm nổi bật cái quan trọng, chính yếu, làm cho cái quan trọng, chính yếu trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân : “Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm

việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hay các đoạn trữ tình ngoại đề (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)”

[1;170].

Với tất cả những đặc trưng đó, kết cấu được xem là một phương tiện để nhà văn biểu đạt các hiện tượng và con người trong tác phẩm nghệ thuật. Cùng với nhiều

nhà văn khác, Nguyễn Bình Phương là người nỗ lực tìm tòi sáng tạo kết cấu tạo ra sức sống mới cho dòng chảy của tiểu thuyết đương đại. Khảo sát một số kết cấu tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã làm nên nội dung phong phú, nhiều hình tượng nhưng cũng làm cho văn bản trở nên khó đọc, khó chiếm lĩnh, mỗi kiểu kết cấu lại hàm chứa trong nó một sự biểu đạt với nhiều sắc thái… góp phần lý giải sự độc đáo cuốn hút của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đối với độc giả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 73)