Ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 93)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo

Trong văn học, yếu tố kỳ ảo là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra các đột biến nghệ thuật, tạo ấn tượng thẩm mỹ đậm nét ở người đọc, đóng vai trò gián cách người đọc với hiện thực được phản ánh. Yếu tố kỳ ảo không chỉ giúp cho đời sống hiện lên toàn vẹn, góp phần làm cho nghệ thuật thêm cô đọng, có tính khái quát cao.

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ rất lâu trong các sáng tác văn học dân gian: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết…gắn liền với tâm lý lo sợ của con người trước hiện tượng bí ẩn, không thể giải thích được của cuộc sống, phản ánh khát vọng chiếm lĩnh thiên nhiên, khát vọng về chân – thiện – mỹ của người xưa. Nếu như yếu tố kỳ ảo trong văn học dân gian gắn với thế giới quan kỳ ảo thì kỳ ảo trong văn học đương đại là phương thức nghệ thuật được nhà văn sử dụng một cách ý thức, nó không chỉ là hình thức chuyển tải ước mong ở hiền gặp lành, ác giả ác báo như văn học truyền thống mà còn mang hơi thở đời sống đương đại, là công cụ để nhà văn khơi sâu vào thế giới tâm linh của con người.

Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại không chỉ là ngôn ngữ tả chân hay bay bổng mà theo Baktin: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào tiểu thuyết

và được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh” [37;128].

Cùng với các nhà văn đương đại khác, Nguyễn Bình Phương luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo đổi mới ngôn ngữ. Bản thân ngôn ngữ không mang chất kỳ ảo nhưng dưới bàn tay sáng tạo nhào nặn, tinh luyện của tác giả đã tạo nên chất kỳ ảo thông

qua ngôn ngữ. Thế giới kỳ ảo trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương được tạo dựng thành công nhờ hệ thống từ ngữ mà nhà văn đã tinh tế chọn lựa…

Nguyễn Bình Phương đã sử dụng với tần số cao các phó từ gợi tả sự kỳ ảo trong phần lớn các tiểu thuyết, nó biểu hiện sự bất thường gây chú ý tò mò về các hiện tượng sẽ xảy ra như: bỗng nhiên, đột nhiên, bỗng chốc , tự nhiên…Đó là các

hiện tượng kỳ bí, hiện tượng lạ của thiên nhiên: “Cánh rừng làng Phan bỗng chốc

xao động, chim chóc bay lên loạn xạ, đen một góc trời. Rồi đột ngột một cột khí

trắng bốc lên” [61; 253], “Bầu trời đột ngột nứt toác ra”, thiên nhiên đầy biến ảo,

kỳ dị, hoang đường: “Trăng to bằng cái đấu, sáng trắng ngày càng cao lên, khi tới

giữa đỉnh thì đột nhiên bầu trời mang một vẻ uy nghiêm huyền bí”; “Bỗng trời đất rung ầm ầm, quả đồi chao bên nọ, chao bên kia”.

Cũng trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, tác giả thuật lại hàng loạt các biến cố kỳ lạ của làng Phan: “Cùng với bí mật quyến rũ đến ghê người, làng tự dưng

lâm vào một tình trạng chưa từng xảy ra bao giờ. Cứ về đêm, mọi âm thanh của người và vật biến mất” [61; 49].

“Ngày 21, sông Linh Nham cạn sạch. Ao nhà bà Liêm tự dưng đầy ắp nước,

trong ao có con cá trê đỏ to bằng bụng chân, mắt mù, đuôi dài như chiếc khăn phu la” [61; 76].

“Giờ Ngọ cùng ngày, trời trở lạnh dữ dội, cá ở sông Linh Nham chết nhiều vô

kể. Có hai cây cổ thụ trong làng tự dưng đổ ập xuống cùng một lúc và tan ra thành bụi” [61; 236]. “Giờ Thân, vết chân thú in ở mặt đá trong ngôi miếu nhà cô Nguyệt

tự dưng ứa máu đầm đìa” [61; 236].

Trong tiểu thuyết Người đi vắng tác giả cũng sử dụng những từ mang tính kỳ bí, đột biến:

“Ngày thứ sáu cỏ tóc tiên lại rối lên. Tôi nghe tiếng chân ông vọng về chệnh

choạng mệt mỏi, có lẽ do mang một vật gì đó khá nặng. Cái lư đồng trên bàn thờ tự

“Trời đang nắng, bỗng sầm lại vì một đám mây không lồ tràn qua. Trong bóng râm như bóng chiều loạng nhoạng, từ bãi tha ma vọng lại tiếng ù ù là lạ” [62;

212].

Các phó từ được tác giả sử dụng với mức độ cao, đã góp phần biến các sự việc, hiện tượng diễn ra đầy bí ẩn, lạ lùng, ghê rợn như dự báo một diềm dữ đối với nhân vật. Bên cạnh việc sử dụng các phó từ gợi tả sự kỳ ảo, tác giả còn sử dụng các cụm từ mang tính võ đoán: hình như, đồn rằng…gợi nên sự kỳ bí của hiện thực và con người.

Trong tiểu thuyết Người đi vắng, tác giả sử dụng từ “hình như” mang tính võ đoán nhưng lại khẳng định hiện tượng có ma xuất hiện, tạo cảm giác hư hư thực thực:

“Hình như có những âm thanh lạ vọng ra từ bãi tha ma, tiếng rì rầm hổn hển lúc dâng lên hạ xuống khi ùa gần rồi lùi xa chập chờn mê hoặc.” [62; 93].

“Lại đồn rằng Ngài về lúc nửa đêm cất tiếng sang sảng đọc sấm” [62; 110].

Trong Ngồi, khi Minh nghi ngờ về nguồn gốc của tấm vải áo lạ kỳ của mình:

“Có một ai đó đã mang nó đến, phải, một ai đó, vô danh, bí ẩn. Không thể biết rõ về người mang đến nhưng có thể hình dung ra bàn tay cầm mảnh vải ấy, nó chẳng hề có bất cứ một mẩu chai nào, chẳng cả ám khói thuốc và không vết sẹo, dù là nhỏ ở các ngón tay thô dầy. Người mang mảnh vải đến có thể có một cái tên rất đẹp” [65;

140]

Tác giả đã sử những từ ngữ “không xác định được cụ thể” để làm tăng tính kỳ ảo của sự kiện, sự việc, kết hợp tự nhiên hai yếu tố thực - ảo, biến cái ảo thành hiện thực, tạo cho người đọc cảm giác tin vào những điều kỳ lạ, biến ảo.

Bên cạnh đó tác giả còn làm tăng tính kỳ ảo của ngôn ngữ bằng cách dùng thủ pháp “tẩy trắng” ngôn ngữ, nhại ngôn ngữ, tạo khoảng trống trong đối thoại, những câu văn đoạn văn bị tẩy trắng về ngữ nghĩa bằng cách tạo ra những kí hiệu ngôn ngữ lạ.

Trong Những đứa trẻ chết già tác giả đưa những tiếng “lọc cọc lọc cọc” vào

xe trâu mang tính vô định nhưng cũng chính là nhịp điệu rời rạc của cuộc sống hiện thực đứt đoạn của làng Phan.

Đặc biệt trong Ngồi tiếng “cốc” được tác giả sử dụng dày đặc trong 18 chương trên 49 chương, thường xuất hiện ở cuối của mỗi chương, có lúc dài liên hồi có lúc ngắn: “cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc cốc” [65; 157], lên tới 117 chữ

cốc, có lúc vang lên nơi công sở, trong một gia đình, có lúc cất lên trong mơ đầy hư ảo, đặc biệt là nơi Khẩn sống. Tiếng mõ cốc cốc đan xen trong cuộc sống của Khẩn, cứ âm ỉ ngân vang như cứu rỗi tâm hồn, khi Quân mất tích – tiếng mõ vang lên, khi Thúy đến với Nghĩa, với Khẩn, đám ma bà của Nhung tiếng mõ lại vang lên.

Trong Ngồi tác giả còn sử dụng những dấu (…) để thay thế cho tên người:

“Bằng sự nhẫn nại ghê gớm,…hạ mình xuống, chân trái…n gập lại ngả ngang bằng

với mặt đất, chân phải…ẩn co lên ép vào bụng, tay trái …hẩn bẻ vuông góc, bàn tay ngửa, các ngón mở ra như những cánh hoa đang tàn, bàn tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc như bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải.”[65; 10].

Khi Khẩn ngồi vào máy tính, anh nhận ra xóa một cái tên kể cả tên của mình một cách dễ dàng, khi xuất hiện từ từ nhưng khi xóa lại rất nhanh chóng. Không chỉ nhân vật Khẩn mà nhân vật Trương cũng vậy: “Mặt hồ chới với vài ba tia nắng muộn. Trươn…vẫn múa quay cuồng chửi bới cãi cọ với đối thủ. Bất ngờ Trươ…lao ra cửa, tao bới lên này, ôi a này này. Trư…làm động tác xúc đất từ chỗ nọ sang chỗ kia. Nhìn này ối a thằng kia. Tr…lại chạy nhao lên giường ngồi bó gối sợ sệt nhìn ra cửa sau đó T… đột ngột thăng vút lên, bắt hai chân vào nhau rồi rơi tự do. Chiếc giường rung bật lên như bị cả bầu trời ập xuống. Ta đi đây” [65; 277]. Nguyễn Bình

thống trị vĩnh viễn của mỗi con người trong cõi đời, đó là sự hữu hạn của con người, giới hạn của con người trong cuộc đời.

Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo như một phương tiện chuyển tải nội dung phong phú của cuộc sống, sự đa dạng phức tạp nhiều chiều của hiện thực và thế giới tinh thần phong phú của con người. Nguyễn Bình Phương đã thực sự có những thành công đáng ghi nhận về phương diện ngôn ngữ góp phần biểu đạt sinh động chân thực những trạng thái cảm xúc của nhân vật, tạo nên sự độc đáo hấp dẫn lôi cuốn của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)