6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự suy ngẫm, cắt nghĩa, lí giải của mỗi nhà văn về con người. Nó là khả năng chiếm lĩnh hiện thực đời sống, năng lực khám phá thế giới tâm hồn con người của nhà văn. Trong quá trình sáng tạo của mình, nhà văn luôn mang khát vọng khẳng định bản ngã, cá tính sáng tạo thông qua sự bày tỏ quan niệm, một cái nhìn, cảm nhận độc đáo mới mẻ về thế giới và con người.
Với niềm đam mê sáng tạo, Nguyễn Bình Phương không chọn cho mình lối đi bằng phẳng, đơn giản một chiều mà thử thách ngòi bút của mình bằng con đường đầy chông gai, thử thách, nhà văn tiếp cận con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Trên con đường giải mã thế giới nhân vật, nhà văn đã thể hiện được bản lĩnh của một cây bút trẻ đầy tài năng qua những quan niệm sâu sắc, mới mẻ về con người.
2.2.1 Con người tha hóa – biến dạng.
Khám phá con người từ thế giới nội tâm, Nguyễn Bình Phương bộc lộ quan niệm về con người tha hóa. Theo nhà văn, sự tha hóa của con người trước hết từ những tác động của môi trường làm cho con người biến đổi nhưng điều quan trọng là con người không có ý thức về tình trạng tha hóa của mình, nó mặc nhiên trở thành vấn đề phổ biến đến mức con người chấp nhận nó như một sự hiển nhiên của cuộc sống. Con người tha hóa, theo tác giả là người mang khuyết tật về tâm hồn, lệch chuẩn về đạo đức so với quan niệm đạo đức truyền thống, băng hoại đạo đức của con người trong xã hội, biến chất đi gần đến bản năng sinh vật.
Với tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương xây dựng chân dung những công chức nhà nước tha hóa, biến chất đánh mất nhân cách và lí tưởng của mình. Họ không thiếu thốn về đời sống vật chất nhưng đời sống tinh thần lại luôn dằn vặt bởi những bộn bề lo toan bởi công việc, tình yêu, tình dục…Con người công chức thành thị bị cuốn tung vào một cuộc sống đầy thoát lạc như Khẩn, Nghĩa, Nhung, Hùng… đến cơ quan chẳng biết làm gì thậm chí cơ quan tên gì cũng không rõ, chỉ biết đó là
nơi các công chức đi về, gặp nhau không bàn chuyện công việc mà để tán gẫu, chửi bậy, tranh chấp quyền lực, tính chuyện chơi gái. Đó phải chăng là cuộc sống thực của những người công chức, đi làm như một hành động vô thức không có mục đích để phấn đấu…Nghĩa thì thả mình vào những tệ nạn cơ bạc chơi gái để quên đi cay đắng của đời mình: “Nghĩa làm vừa đủ còn lại dành thời gian cho những trò mình thích.
Mà Nghĩa thích nhất hai việc, chinh phục đàn bà và đánh đề. Nghĩa chơi đề không phải vì tiền, chỉ thuần là thú vui. Kinh tế nhà Nghĩa khá nhất trong ban. Vợ Nghĩa làm ở ngân hàng, lại có nhà mặt phố cho thuê nên Nghĩa chểnh mảng với việc lương lậu. Nghĩa bảo tiền lương của Nghĩa là tiền tiêu riêng, không phải mang về cho gia đình. Có chỉ vài người trong đó có Khẩn biết được rằng phía sau cái vẻ hào phóng ồn ã, cuộc đời Nghĩa có những khoảng lặng ghê sợ. Vợ chồng Nghĩa chỉ sinh được một thằng con, trắng trẻo, đẹp trai, thi đại học trúng cả hai trường với điểm cao. Thế mà ngay hôm đầu tiên trên đường đến trường, nó bị va xe máy chết. Nghĩa có bà chị gái theo chồng lên sống ở Cao Bằng, năm bẩy chín không chạy kịp, bị bọn sơn cước giết, chỉ tìm thấy cái đầu.” [65; 227]. Nhưng chính sự buông thả không lối thoát của
mình đả đẩy Nghĩa đến con đường tha hóa vô độ với cái kết cục bi thảm không thể cứu vãn nổi, đó cũng là cái kết cục tất yếu mà Nghĩa phải nhận lấy: “Nghĩa nhắm mắt, môi mím lại. Phải một lúc lâu sau, Nghĩa mới khó nhọc hỏi Khẩn, ông biết tôi bị gì không? Khẩn ngạc nhiên, gì? Nghĩa ngước đôi mắt hôn ám, yếu ớt cố nhìn thẳng vào mắt Khẩn, tôi vướng phải nó rồi…Câu nói bị bỏ lửng ở đó và Khẩn lờ mờ hiểu Nghĩa ám chỉ cái gì. Khẩn bàng hoàng, ông chắc à? Nghĩa khó nhọc gục goặc đầu, tại tôi cả, tôi chủ quan, toàn đá chân đất.” [65; 259].
Khác với Nghĩa, Hùng là người không có thu nhập thêm, có vợ và hai con trai nhỏ ở quê phải chu cấp tiền, chỉ biết trông chờ vào đồng lương hàng tháng nên luôn nhăn nhó vay tiền mọi người để gửi về quê. Chính vì thế Hùng ấp ủ âm mưu chiếm đoạt tài sản của một ông già sắp chết, nhưng âm mưu đen tối của Hùng cũng không thực hiện được phải đau đớn nhận lấy cái kết quả không như mong muốn: “Ông già
di chúc cho Hùng toàn bộ tài sản của mình. Thế là Hùng cung cúc phục vụ ông ấy hơn cả bố mẹ đẻ. Đợt vừa rồi ông già ốm nặng, sắp chết, Hùng phải bưng bê đổ bô cho ông suốt. Đùng cái hôm nay một gã con, râu ria xồm xòa xuất hiện tống cổ Hùng ra, cấm cho bén mảng tới. Đấy là thằng con trai độc nhất của ông già. Cách đây gần chục năm hắn vượt biên sang Canada, giờ biết tin bố sắp chết thì quay về tiếp nhận tài sản” [65; 262].
Những người đàn bà trong Ngồi là những người không coi trọng những giá trị tâm hồn và đạo đức, người đàn bà bán khoai là một tên du côn, đánh một thằng bé chỉ vì nó quá ngoan, sau khi ra tù làm nghề bán khoai, mụ ta chung chạ với đủ loại người, ở mọi nơi mọi lúc khi ở dưới gốc bằng lăng khi trong nhà của mụ ta. Thuý đã có chồng con nhưng trước sự mất tích của chồng chưa biết sống chết thế nào Thúy đã buông thả mình cùng với Nghĩa, còn Minh và Nhung là những cô gái trẻ chưa có gia đình nhưng sống chung, sống thử với Khẩn không cần đến hôn nhân, không cần quan tâm đến danh dự đến những giá trị đạo đức nhân phẩm của người phụ nữ.
Khác với Nghĩa, cũng không giống Hùng. Khẩn có đời sống tinh thần và vật chất tương đối, không giàu như Nghĩa nhưng không đến mức khó khăn như Hùng nhưng anh ta cũng tha hóa, biến chất, giữa cuộc sống đầy bon chen, thủ đoạn gian trá, anh không hòa nhập với nhịp sống đó, đứng trước sự tranh giành quyền lực gay gắt, Khẩn là người đứng ngoài cuộc, nhìn sự tranh chấp cãi vã nơi làm việc: “Khẩn đau
đớn nghĩ đến hình ảnh một búi lươn trong chậu, cứ nhằng nhíu, hỗn độn quấn xiết lấy nhau cho tới khi một gáo nước sôi bất thần dội xuống” [65;59]. Nên anh mệt mỏi,
chán nản tìm đến tình dục để thỏa mãn bản năng và dục vọng, có cô vợ hờ sống cùng tên Minh nhưng Khẩn còn tìm Nhung như một sự thỏa mãn thân xác, họ làm tình ở bất cứ nơi đâu có thể không kể cơ quan hay ở nhà… Vẫn chưa thỏa mãn anh ta tìm đến người đàn bà bán khoai đã từng đi tù vì tội hành hùng trẻ em, sống cùng khu tập thể để làm tình: “Bàn tay Khẩn ngập sâu giữa hai bầu vú của người đàn bà và dừng
lại ở đó như thử độ nóng. Người đàn bà bặm môi hai tay buông xuôi. Khẩn áp sát lại dằn người đàn bà xuống giường hối hả cởi khuy áo của chị ta…”[65; 231], đồi bại
hơn anh ta còn vào hùa cùng Nghĩa, Hùng đi tìm gái làng chơi để thỏa mãn xác thịt, hoan lạc: “ Khẩn kéo quai váy xuống, nửa người cô gái phơi trần ra. Hai núm vú của
cô gái đã ngả sang màu đỏ sậm như hai hòn than sắp tắt, chúng được đặt ngay ngắn giữa đỉnh ngực... Em chưa thấy ai làm được hai lần ngay một lúc. Anh là còn khỏe đây chứ nhiều ông vừa mới đi ủng vào đã trớ ra ngay. Khẩn chạy đuổi theo những bước chân thoang thoảng kia thì gió vẫn thủ thỉ, em nói thật, hôm nay đi với anh em thích thật sự đấy. Của anh dài nên vào sâu…” [65; 208].
Theo Thụy Khuê trong bài viết Thế tĩnh tọa trong tác phẩm Ngồi của Nguyễn
Bình Phương thì: “Khẩn là nhân vật đầu tiên trong tiểu thuyết Việt Nam dưới chế độ cộng sản có những nhận thức về mình. Khẩn cũng là người cán bộ cộng sản đầu tiên có cái nhìn hiện sinh về bản thân và đất nước. Khẩn còn là tình trạng khẩn cấp của con người, cần phải tìm hiểu mình trước khi tìm hiểu và đánh giá người khác. Một cá thể, một cá thể không biết hoặc không muốn nhìn lại mình, thì sẽ dẫn đến đâu? Đó là một trong những câu hỏi chính của tác phẩm”. [23].
Là một đảng viên, là người cầm cân nảy mực của một phòng ban ở cơ quan nhưng Khẩn lại sống buông thả, tha hóa. Cuộc sống của những công chức của cơ quan nơi Khẩn làm việc cũng là nơi đẩy rẫy những con người sống vì tiền bạc, chơi gái, ngoại tình, tranh quyền đoạt thế. Những con người ấy hàng ngày vẫn lặp lại cuộc sống vô vị nhạt nhẽo, những công chức ấy tất yếu dẫn đến sự tha hóa biến chất. Mỗi nhân vật là một trường hợp sa đọa theo những con đường riêng nhưng cuối cùng đều dẫn tới kết cục là sa đà vào hố sâu của vực thẳm. Cuộc sống cứ diễn ra quay cuồng, trượt dốc như vậy mà không tìm ra lối thoát, đó như một lời cảnh tỉnh của nhà văn đối với những thế hệ trẻ hôm nay, đó là một thực tế tồn tại ở không ít công sở hiện nay.
Trong Thoạt kỳ thủy ngoài những con người tha hóa về tâm hồn còn có những người bị biến dạng, khiếm khuyết về mặt hình thể. Biến dạng về hình thể xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như Bồi què, Bình cụt, thương binh, Bào mù, Lan lác, Xuân toét, Xuân điếc …Theo nhà văn: “Con người ta tiến
gần với động vật chỉ ở trong hai trường hợp, quá béo và mất quá nhiều bộ phận trên thân thể” [65;147].
Đặc biệt là trong Những đứa trẻ chết già, mặt trái khác của con người được
bóc tách, không bị tha hóa bởi tình dục nhưng bị tha hóa biến chất vì vật chất vì tiền bạc. Lòng tham vô hạn của con người đã làm cho họ trở nên độc ác và thủ đoạn,. Trường hấp giả ngây dại nhằm che mắt thiên hạ, một mình độc chiếm kho báu. Ông Trình vì kho báu cũng trở nên bất nhân, bất nghĩa, bỏ vợ con để lao vào kiếm tìm một thứ vô thực. Còn những người đàn bà trong tiểu thuyết lại là những người hủ bại dâm đãng. Mụ Quản luôn tìm cách thỏa mãn ham muốn. Lanh đã có chồng nhưng vẫn lăng nhăng với Hải, còn Loan em gái Hải, là người có trình độ đang học đại học nhưng không chịu lo học, mọi người trong gia đình luôn nghĩ cô chăm chỉ học hành, bận học không về nhà nhưng đâu ngờ Hải lên tìm thì bắt gặp ngay cảnh tượng cô đã bỏ học, lăng nhăng với Tiến, cô ta còn không chút ngượng ngùng tuyên bố: “Tự
dưng em muốn làm điếm kinh khủng. Làm điếm sẽ có tiền mà đỡ vất vả” [61; 72].
Những con người trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là những con người không bao giờ phát triển về mặt trí tuệ, cả già lẫn trẻ đều tư duy như kẻ lên ba, quay cuồng điên dại tranh giành một kho báu trong tưởng tượng. Chính sự ngu dốt của con người đã làm nên sự tha hóa của chính họ. Con người tham lam, mù quáng, độc ác tàn nhẫn bởi sự ngây thơ bồng bột cũng sẽ gây nên tội ác, sai trái.
Đó chỉ là một dạng tha hóa, quan trọng và báo động hơn là tha hóa về mặt thần kinh, những người điên bị tước đi phần ý thức thực chất không còn là con người nữa, chỉ còn phần hình hài nhưng đã mất đi bản chất và bị sinh vật hóa. Tính là nhân vật như thế, sinh ra và lớn lên trong một môi trường đầy bạo lực, giết chóc đã khiến Tính âm thầm nuôi dưỡng thói hiếu sát. Quá trình tha hóa của Tính diễn ra từ từ và ngày càng mạnh mẽ, dữ dội. Ban đầu chỉ là thói quen thích giết công cống sau chuyển sang đốt nhà, đỉnh điểm là giết người. Vốn bản chất là người điên sống trong môi trường điên dại nên Tính không có ý thức chống lại bản năng, tình trạng điên loạn đã đưa Tính đi từ thế giới người sang thế giới của thú dữ.
Sự tha hóa của Tính bắt nguồn từ môi trường sống xung quanh, từ bẩm sinh nhưng đối với Hưng tha hóa lại từ hậu quả của chiến tranh. Không còn là bóng dáng của người anh hùng như trong văn học thời kỳ trước mà là hình ảnh của một tên lưu manh, sống dưới danh nghĩa thương binh để làm những điều xằng bậy. Chiến tranh đã để lại trong tâm hồn anh ta những kí ức đau buồn, những ám ảnh ghê gớm về lửa, sự hủy diệt và cái chết. Với Nguyễn Bình Phương, chiến tranh không đào tạo những anh hùng, không mang lại vinh quang mà là một môi trường tàn khốc khi trải qua con người như tàn bạo, cay nghiệt hơn, kết cục của Hưng như nhắn nhủ dù thắng hay thua thì con người vẫn là nạn nhân và luôn bị những cảm giác tàn khốc về máu và lửa của cuộc chiến để lại trong tâm hồn.
Tiểu thuyết Người đi vắng lại phơi bày một xã hội mà con người dần đi vắng hết, tự ẩn náu chìm dần trong thế giới riêng, trong ốc đảo của mình. Phần con người dần mất đi để những tội lỗi lên ngôi. Hoàn không thể vượt qua những ham muốn bản năng để đến cuối cùng phải bỏ lại cha mẹ, bỏ lại chồng để bước vào một thế giới mộng ảo. Hoàn chìm vào cuộc sống thực vật không còn là con người nữa, và mãi mang theo những bí mật về tội lỗi, sai trái của mình vào cõi chết để lại Cương luôn dằn vặt về tội lỗi không có thực - đã gây nên tai nạn cho Hoàn, vì ám ảnh đó đã khiến Cương rơi vào cõi ảo, đánh mất bản thân từ sau tai nạn của Hoàn. Trong thế giới của
Người đi vắng, con người tự đánh mất đi phần người để quỷ lên ngôi, một xã hội
vắng vẻ, lạnh lẽo và ảm đạm.
Con người tha hóa ta cũng bắt gặp trong Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn
Bảo Ninh, tác giả xây dựng con người tha hóa do hiện thực của cuộc chiến tranh để lại, đã gây nên những thay đổi biến chất ở những con người tưởng như không dễ gì bị tác động. Phương từ một cô gái trong trắng, thanh lịch, yêu đời trở thành một người phụ nữ phóng túng, bất cần. Kiên “muốn hiến đời mình cho sự nghiệp” còn Phương thì“phung phí đời mình, sẽ hủy diệt nó”. Kiên mất Phương mãi mãi chính trong lần đầu hai người bị bật ra khỏi nhau trên chuyến tàu ấy chứ không phải trong cuộc chia li đến sau hòa bình.
Mỗi tiểu thuyết lại có những con người tha hóa theo một dạng khác nhau, nhưng có lẽ Nguyễn Bình Phương là nhà văn đã đi xa nhất và thành công nhất, qua những con người ấy nhà văn chỉ ra trong xã hội ẩn chứa vô vàn những cám dỗ dẫn con người đến tội lỗi, đánh mất linh hồn, bản chất người, con người không làm chủ được mình sẽ trượt dốc trở thành sinh vật trước ham muốn bản năng của mình. Với quan niệm về con người tha hóa, Nguyễn Bình Phương đưa ra quan điểm con người là sinh vật bé nhỏ, yếu đuối dễ sa ngã vào những cám dỗ để rồi tha hóa, biến chất đánh mất mình và dễ dàng gây nên tội ác.