Kết cấu tiểu thuyết – thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.3 Kết cấu tiểu thuyết – thơ

Nguyễn Bình Phương đã tạo ra một kiểu kết cấu đặc sắc với nội dung tiểu thuyết xen lẫn những bài thơ, đoạn thơ, những câu văn đậm chất trữ tình dịu nhẹ. Thơ được tác giả sử dụng như những đoạn truyện xen vào tác phẩm nhằm khắc họa những khoảnh khắc trữ tình của nhân vật như tiểu thuyết Ngồi, Vào Cõi, Những đứa

trẻ chết già; đặc biệt là Trí nhớ suy tàn - một áng văn xuôi đẫm chất thơ.

Trong Vào Cõi ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết, tác giả đã đặt xen vào những câu thơ:

“Đêm

- Có ai không, có ai không? Một bông hoa mịn sáng

Hay :

“Hai con đom đóm lao vút vào nhau. Hai ngôi sao va vào nhau.

Hai con thú quấn lấy nhau. Hai cơn gió tàn phá nhau.

Gầm gào lồng lộn. Hả hê và tuyệt vọng”. [60; 150].

Trong Những đứa trẻ chết già, tác giả cũng sử dụng những câu thơ xen vào đoạn văn:

“Ta có người yêu màu đen

Mắt người yêu ta đỏ thẫm

Ngón tay chàng tím như hoa dại Người yêu ta không màu

Người yêu ta trong veo

Ta có người yêu màu đen” [61; 122].

Ở phần Vô Thanh III tác giả đưa những dòng thơ:

“- Tráng sĩ lên ba râu dài chấm ngực Phi con ngựa trắng bạch màu than Cầm thanh gươm sáng loáng màu han gỉ Chặt cây cổ thụ mới mọc mầm…” [61; 77].

Phần Vô thanh VII:

“- Có đứa trẻ chết già bên đường Có bà cụ đẻ non trong đáy giếng Và hoàng hôn trở về giữa đêm” ….

“- Và hoàng hôn trở về giữa đêm Giữa đôi mắt thơ ngây kèm nhèm

Có thể thấy những câu thơ được tác giả đưa vào tiểu thuyết đã tạo nên một cấu trúc lạ và hấp dẫn, nó góp phần bổ sung lý giải câu chuyện.

Ở tiểu thuyết Ngồi, tác giả tiếp tục đưa vào những câu thơ có cấu trúc rất lạ:

“Và thế trận của gió……

Gió……gió gió gió……gió ta n t á c bởi ……ánh dương Xa………..aaa……….lạ” [65; 10]. “Và………..buông xuống vạn bầu trời …….trắng bạc” [65; 167]. “……mồ hôi tôi……. rơi….. từ ức……..xuống …….bầu trời…… rơi….. …..m

ã

i” [65; 257].

Thành công nhất ở kiểu kết cấu tiểu thuyết - thơ là Trí nhớ suy tàn, mang

dáng dấp một bài thơ dài không ở những câu thơ đặt xen vào những đoạn văn mà ở chỗ chất thơ bao trùm bàng bạc và giọng văn mượt mà miên man cùng những dòng suy tư dịu ngọt. Có thể nói đây là một tiểu thuyết có kết cấu mới mẻ, như những lời tâm sự của nhân vật “Em” với chính mình, nhân vật “Em” cứ tự bộc bạch những kỷ niệm của mình từ khi nhận lời yêu Tuấn, những nụ hôn nồng nàn dưới góc cây điệp vàng phố Bà Triệu, những buổi hẹn hò với Vũ, những câu chuyện chốn công sở…Xuyên suốt trong những lời bộc bạch của “em” luôn có hình ảnh cây điệp vàng, cứ chập chờn trong ý nghĩ của “em”, sắc vàng của điệp có khi được nhân vật gắn với màu vàng của hoa hồng, sắc vàng thành khát vọng, lúc gắn với màu áo vàng của người đàn bà điên canh giữ gốc cây điệp nhắc nhớ lời hạn ước của hai kẻ thề nguyền của một bên kia quá vãng và một bên trí nhớ đang suy tàn khủng khiếp. Ở Trí nhớ

suy tàn, mỗi đoạn văn trong tiểu thuyết đều mang đậm chất thơ dịu nhẹ: “Tháp rùa thấp thoáng sau những cành phượng nhỏ mảnh buông sát mắt nước. Ở quầy kem chỉ nhìn được một phần chân tháp viền cỏ xanh mềm mại bồng bềnh và một dải vàng nhạt của những lá khoai non” [63; 78].

“Bắt đầu từ đêm hoa đăng xa xôi ấy, đèn lồng đỏ đi khắp Hà Thành, đậu rải rác trong các nhà hàng, lơ lửng ngoài cửa sổ quán cà phê, đung đưa nhè nhẹ trên những cành cây gầy guộc trụi lá. Mỗi chiếc đèn chứa đựng một khuôn mặt thần tiên xa lạ” [63; 99].

Kiểu kết cấu tiểu thuyết – thơ đã góp một cách biểu đạt gọn gàng, dễ bộc lộ được cảm xúc mà văn xuôi khó lòng lột tả hết được, nó gợi nên những cảm xúc trữ tình trong lòng người đọc, tạo nên nét mềm mại, uyển chuyển cho tiểu thuyết.

Ngoài ba kiểu kết cấu cơ bản và tiểu biểu mà Nguyễn Bình Phương sử dụng, trong tiểu thuyết của anh còn đan xen một số kết cấu nhỏ như: tiểu thuyết – nhật ký trong Trí nhớ suy tàn, được tác giả sử dụng như một phương tiện ghi lại những sự

việc lạ, đang diễn ra, như một sự ghi chép để đuổi theo thời gian; bên cạnh đó là kết cấu tiểu thuyết – điện ảnh trong Thoạt kỳ thủy, tiểu thuyết – âm nhạc trong Ngồi.

Đó là những kiểu kết cấu cơ bản của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, mỗi kiểu kết cấu là một cách biểu đạt độc đáo, thông qua đó chuyển tải đến người đọc những thông tin về cuộc sống, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Với lối kết cấu mới mẻ đầy sáng tạo tác giả đã góp phần đổi mới tiểu thuyết của nền văn học Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)