Sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 97)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại

Đối thoại là lời đối đáp giữa các nhân vật, ngôn ngữ đối thoại thường được hình thành từ ngôn ngữ đời sống. Độc thoại nội tâm là suy nghĩ bên trong của nhân vật, độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống tinh thần – thế giới bên trong của nhân vật. Với tham vọng mở rộng về nội dung phản ánh, Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực tìm kiếm và sáng tạo ngôn ngữ: kết hợp đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, nhằm đáp ứng yêu cầu tái hiện đời sống đa tầng phức tạp, đời sống tâm lí bên trong của con người.

Độc thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang màu sắc mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, ngôn ngữ đối thoại đã tham gia và phát huy tác dụng trong việc khắc họa thế giới tâm hồn của nhân vật.

Trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương xây dựng những đối thoại đơn tuyến, đối thoại không có lời đáp, đối thoại mà như đang độc thoại nội tâm:

“- Nhưng mà anh chẳng làm gì lão ấy cả.

Chung mấp máy mồm như nói với ai đó trong phòng, không phải Thắng.

- Anh có làm gì đâu.

-

- Thật mà, anh thề.

-

- …Sang rồi à?Sao anh không thấy. Giời ơi, lão ấy có bảo gì không?

-

- Thiến anh?Vẫn dứt khoát thiến anh à? Dao của lão to hơn con ngày xưa không?

-…

- Ôi giời, gấp đôi thì sống thế nào được. Bu anh bảo… -…

- Ừ, thế thì anh không nhắc đến bu nữa vậy. Bảo với lão anh là cán bộ rồi, không thiến được đâu.

-…

- Nhưng… -…

- Nhưng… -…

- Thì kệ mẹ nó. Từ dạo sang đây anh có ăn thịt nữa đâu. Anh chỉ ăn lạc rang nước chè đặc với bột súp thôi.

-…

-Chả phải.

Chung nhổm dậy, hai tay bưng hạ bộ nhìn chằm chằm ra cửa. Nắng đi thẳng vào phòng làm việc , hành lang và réo lên ong ong.” [62; 324].

Là một đoạn đối thoại dài nhưng chỉ có lời của nhân vật Chung, như lời giãi bày, than vãn với người khác. Ngôn ngữ đối thoại của Chung tỉnh táo nhưng lại là trong giấc mơ, anh luôn ám ảnh bởi câu chuyện thiến lợn của bố mẹ giờ đây nó trở thành câu chuyện về sự trừng phạt, người đàn ông dọa thiến anh không rõ thực hay hư nhưng nỗi sợ của anh là có thực. Mặc cảm có lỗi trong nhân vật quá lớn nên anh mắc bệnh hoang tưởng, sợ hãi luôn đeo đẳng anh kể cả trong quá khứ và qua lời đối thoại cũng như đang nói với chính mình. Đây là kiểu đối thoại có một vế nghĩa là có lời đối nhưng không có lời đáp, nó không chỉ là mặc cảm của nhân vật mà còn là sự

cô đơn cần chia sẻ, bộc bạch, giãi bày của Chung. Qua sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại trong nhân vật Chung, tác giả đã giúp độc giả cảm nhận thấm thía nỗi tuyệt vọng, sự bất lực, bế tắc của con người trước cuộc sống đầy phức tạp.

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là kết quả của những nỗ lực của nhà văn trong việc nâng cao, đổi mới nghệ thuật biểu hiện tâm hồn nhân vật, tái hiện sinh động những biến ảo tinh tế trong tâm hồn con người. Tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm dưới dạng ngôn ngữ ảo mộng, trong Người đi vắng ngôn ngữ độc thoại giàu chất thơ với những câu văn có âm điệu dịu nhẹ, mơ màng, nhân vật đi trong mơ với ảo tưởng mộng mị. Nhưng ngay ở ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết của nhà văn cũng đầy chất thơ. Các nhân vật đối thoại đứt gãy, những câu phát ngôn không hướng tới đối tượng, không nhằm mục đích trả lời, có khi ngôn ngữ chỉ là hình thức đối thoại nhưng hàm ẩn ý nghĩ độc thoại:

“- Ngủ chiều khác gì đi đái trong mơ!” [61; 16]. “- Mùi của đêm!” [61;19].

“- Tao đồ rằng nắng màu xanh. Thanh niên gầy cất giọng khô mốc, ngả đầu ra sau vẻ phớt đời.

- Bao giờ nó cũng màu tím

- Kiến thức chỉ có những kẻ không học hành!” [Những đứa trẻ chết già 61;

76].

Đoạn văn giống như ngôn ngữ người kể chuyện, nhân vật khi đối thoại rất kiệm lời. Ngôn ngữ ngắn gọn, như những câu thơ, đối thoại không logic, có thể cắt đoạn đối thoại giữa chừng và đặt vào những lời đối thoại khác thì cũng không xáo trộn nhiều.

Tiêu biểu trong Thoạt kỳ thủy là những dòng độc thoại nội tâm không đầu cuối, mang sức biểu cảm cao, đạt đến hiệu quả biểu đạt tối đa. Sự đan cài ngôn ngữ trong

Thoạt kỳ thủy đã giúp nhà văn mở được cánh cửa dẫn vào thế giới bên trong của nhân

vật, đó là những trạng thái cảm xúc khó nắm bắt, không dễ biểu đạt bằng ngôn từ. Đó là ngôn ngữ trong những giấc mơ, những dòng tâm tư. Ngôn ngữ điên và mộng là

ngôn ngữ mới mẻ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Nhân vật Tính, trong giấc mơ đã để trí tưởng tượng của mình trôi về cõi vô tận:

“Mắt chó vàng như trăng. Bom nổ lách tách từ mồm bố ghé vào miệng chén. Ông Tường chết văng, ông Thụy chạy bở hơi tai, mẹ thì ngủ. Máu lênh láng thành nắng. Cây chết run, chết run, chết run” [64; 91].

“Biết nó là trăng, trăng xanh đen, rỗ chi chit. Mặt trăng nằm trên cỏ, hơi vòng ở giữa làm các ngọn cỏ run lên. Run lên run lên. Mắt chó vàng như trăng. Anh Hưng bảo đói thì rán trăng lên mà ăn” [64; 42].

Đi vào dòng độc thoại nội tâm của nhân vật Tính như lạc vào thế giới không tưởng của con mắt người điên, cái nhìn của Tính không phải là của người có ý thức tỉnh táo mà là của người không nhận biết, nhận thức mù mờ…Nguyễn Bình Phương đã tinh tế trong quan sát những người điên để đi sâu vào thế giới bên trong phức tạp của họ. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy sử dụng tối đa phương thức ngôn ngữ vô thức, đó là những đoạn đối thoại phản đối thoại giữa Hưng và Tính:

“- Anh Hưng đấy à? Sao lại ở đây? - Chả biết nữa.

- Ăn sáng chưa?

- Đêm

- Ừ đêm dài quá đi mất

- Rán trăng lên mà ăn

- Rán trăng, rán trăng.” [64].

Đó là những câu cộc lốc, không đầu cuối, không nhằm thiết lập mối quan hệ, sự giao tiếp giữa hai người với nhau mà đó là sự phi lô gic, lạc lõng bơ vơ. Thực chất đối thoại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là những ngôn ngữ độc thoại hơn đối thoại bởi tác giả xây dựng nhân vật chủ yếu đi vào cõi vô thức, mộng ảo. Ngôn ngữ của nhân vật chìm trong dòng chảy miên man của ngôn từ, của dòng đời, ngôn ngữ không cầu kì gọt rũa mà nó cứ hiện ra như nó vốn có.

Cũng trong Thoạt kỳ thủy, có rất nhiều đoạn hội thoại ngắn, vô nghĩa không ăn nhập với nhau như cuộc đối thoại giữa Hiền và Tính:

“- Cắn công cống thích lắm.

- Bố anh còn gặm chén không? - Mắt chó vàng như trăng. - Em về đây.” [64].

Ngôn ngữ đối thoại của hai người sắp lấy nhau nhưng rời rạc, đứt đoạn không khớp nhau, mỗi người một hướng một suy nghĩ như hai thế giới tâm hồn không thể hòa hợp, đó là hai thế giới khác nhau hai ốc đảo riêng đầy cô đơn, trống vắng.

Trong Ngồi, Nguyễn Bình Phương lại tạo ra một kiểu đối thoại độc đáo, lời

của nhân vật bị cuốn trong dòng chảy của ngôn từ, như chính người phát ngôn đang chìm trong nỗi cô đơn sâu thẳm. Lời nhân vật phát ra nhưng lại là lời gián tiếp, đó là kiểu câu trần thuật gián tiếp, như lời kể lại, mà nhà văn sử dụng để tái hiện các cuộc đối thoại: “Khẩn đến cơ quan, uể oải, trễ tràng. Nhung hỏi, vui không? Khẩn bảo, bình thường. Cơ quan thế nào? Nhung đáp, cũng bình thường. Ông Tước với ông Thìn lên tìm anh mấy lần. Khẩn thờ ơ, thế thôi à? Nhung bảo, suýt thì quên, có một chị gọi điện liên tục cho anh. Em hỏi nhưng không xưng tên. Khẩn vờ cau mày, ai mà lạ nhỉ, nhưng trong đầu nghĩ ngay tới Thúy” [65; 20].

Sáng tạo ra kiểu đối thoại gián tiếp, tác giả nói lên tình trạng bị động, cô đơn sợ hãi co mình trong vỏ ốc cô đơn tối tăm, ngại giao tiếp đối diện với cuộc sống nhiều biến động phức tạp, hỗn loạn của con người thời hiện đại. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại gián tiếp là sự đan xen ngôn ngữ độc thoại nội tâm đó là cách để nhân vật khẳng định sự hiện diện trong cuộc đời. Nhân vật Khẩn là nhân vật luôn chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống. Lời độc thoại của Khẩn được tái hiện như một dòng chảy xuyên suốt trong cõi thực và cõi mơ, nhân vật đều nhận thấy sự chảy trôi chóng mặt của thời gian của kiếp người mà không biết tương lai có tươi sáng hơn hiện tại: “Thời gian là cái gì đó lờ mờ buồn bã, chẳng tàn lụi nhưng chẳng

hạn trước cuộc đời vô hạn: “Khẩn hình dung ra những kí tự kia là người và một kí tự

bị xóa đi, biến mất thì cuộc đời này lại dang dở thêm một chút, vô nghĩa thêm một chút… Xóa một cái tên thật đơn giản, Khẩn cay đắng nghĩ khi buông ngón giữa khỏi phím xóa” [65; 114].

Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã có những thành công trên phương diện ngôn ngữ, tác giả sáng tạo ra kiểu ngôn ngữ độc thoại đan cài đối thoại rất đặc sắc, góp phần biểu đạt một cách sinh động và chân thực những trạng thái tinh tế ẩn sâu trong tâm thức của nhân vật. Sư kết hợp ngôn ngữ độc đáo đã mang lại màu sắc mới mẻ cho tiểu thuyết, giúp người đọc khám phá những suy nghĩ sâu sắc, bí ẩn bên trong tâm hồn con người.

KẾT LUẬN

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại những năm gần đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc, có những bước chuyển mình mạnh mẽ với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt cả về lý luận thể loại và thực tiễn sáng tác. Tiểu thuyết đã khẳng định được vai trò trụ cột của thể loại này trong nền văn học với những cách tân độc đáo trên nhiều phương diện: cái nhìn hiện thực, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sáng tạo ngôn ngữ đến khuynh hướng tiếp cận…Thành công của thể loại tiểu thuyết đã mang lại cho văn học Việt Nam đương đại một sức sống mới, kích thích sự sáng tạo của nhà văn trong phản ánh, khám phá và tái hiện hiện thực đời sống và con người, góp phần đưa văn học Việt Nam hòa nhập vào con đường hiện đại hóa của tiến trình văn học thế giới.

Trên văn đàn Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một trong những nhà văn đi tiên phong trong việc hiện đại hóa và cách tân thể loại tiểu thuyết, anh đã có những cố gắng nỗ lực, tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi cùng với cảm quan mới về hiện thực và con người, bắt đúng dòng mạch đổi mới văn học. Nguyễn Bình Phương đã có những thể nghiệm độc đáo và gặt hái được nhiều thành công trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, từ đó góp phần đổi mới thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam đương đại.

Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy được quan niệm của nhà văn về hiện thực, con người và cách thể hiện của nhà văn trong các tác phẩm của mình.

Trên phương diện nội dung, chúng tôi thấy Nguyễn Bình Phương không chỉ phản ánh chân thực và sinh động, độc đáo về đời sống hiện thực mà còn có nhiều khám phá mang tính bước ngoặt về đời sống tâm linh và đời sống bản năng của con người. Về hiện thực, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đi sâu vào những mảng

hiện thực của cuộc sống thường nhật – một hiện thực dị biệt, hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức và hiện thực trong cõi âm giới, địa phủ. Khám phá hiện thực mới mẻ đó,

tác giả có điều kiện thể hiện những quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người một cách toàn diện nhất. Đặt ngòi bút lách sâu vào những mảng hiện thực nhưng lại đầy kì bí của cuộc sống con người đã góp phần mở rộng giới hạn phản ánh hiện thực theo quan niệm của nhà văn. Phản ánh hiện thực nhưng lại mượn những yếu tố huyền thoại, kì dị, bí ẩn để đưa người đọc đến một miền hiện thực kỳ lạ, huyền bí ma quái qua đó có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về hiện thực cuộc sống. Về con người, tác giả đi sâu khám phá con người tha hóa, con người cô đơn và con người lưỡng hóa,

đa chiều. Qua đó ta thấy được vấn đề thân phận con người và ý nghĩa, giá trị đích

thực cho sự tồn tại của con người, thông qua đó người đọc cảm nhận được ngòi bút đậm chất nhân văn, nhân bản thấm sâu trong từng trang tiểu thuyết của nhà văn.

Trong các tác phẩm của mình, để biểu đạt sinh động và ấn tượng thế giới hiện thực cũng như con người, nhà văn đã sáng tạo ra một hình thức nghệ thuật độc đáo.

Về kết cấu tiểu thuyết ta thấy tác giả đã xây dựng nhiều kiểu kết cấu đặc sắc như kết

cấu tiểu thuyết điện ảnh, tiểu thuyết nhật ký, nhưng tiêu biểu và cơ bản nhất là ba kiểu kết cấu: kết cấu tiểu thuyết hiện thực - huyền thoại, tiểu thuyết trong tiểu thuyết,

kết cấu tiểu thuyết thơ. Mỗi kiểu kết cấu là một cách biểu đạt độc đáo, thông qua đó

chuyển tải đến người đọc những thông tin về cuộc sống, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả kết hợp sự đan xen kiểu nhân

vật ảo và thực và mờ hóa nhân vật. Đó là cách mà nhà văn gửi đến người đọc một

thông điệp: thân phận con người cũng đầy mong manh bất trắc, nó tồn tại đây mà như không tồn tại. Về ngôn ngữ, tác giả không đi theo những lối mòn trong tư duy. Nhà văn đã phá vỡ những chuẩn mực truyền thống để thực hiện một cuộc thăm dò táo bạo đối với câu chữ. Nguyễn Bình Phương đã sử dụng hiệu quả ngôn ngữ miêu tả đậm chất kỳ ảo như một phương tiện chuyển tải sự phong phú của cuộc sống, sự đa dạng phức tạp nhiều chiều của hiện thực và thế giới tinh thần phong phú của con người. Tác giả cũng đã sáng tạo nên kiểu ngôn ngữ độc thoại đan cài ngôn ngữ đối

thoại tạo nên những màu sắc mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính của nhà văn, tham gia phát huy triệt để vào việc khắc họa thế giới nột tâm của nhân vật.

Đi vào tìm hiểu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi

mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đã cho chúng tôi thấy một cái nhìn toàn diện

hơn về toàn bộ hệ thống tiểu thuyết cũng như những nét độc đáo mới lạ của nhà văn trong việc tạo lập nên phong cách của mình. Qua đó cũng thấy được vị trí cũng như những đóng góp của nhà văn vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại./.

THƢ MỤC THAM KHẢO I. Sách giáo khoa, giáo trình, từ điển.

1. Lại Nguyên Ân (1999) 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên) (1999), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Phương Lựu (chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội.

4. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1,2), NXB Đại

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)