Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng

Phản ánh hiện thực không phải là sự sao chép hiện thực mà là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm tạo ra hiện thực trong tác phẩm. Tính hiện thực của tác phẩm nằm ở chỗ tác giả đã đề cập và giải quyết được những vấn đề gì của thực tế. Quan niệm này đã phần nào khắc phục được cách hiểu về hiện thực trước đây. Từ sau 1986 đến nay sự đổi mới tư duy, đội ngũ nhà văn đã có dịp thuận lợi để nhìn lại chặng đường đã qua của văn học. Các nhà văn sớm nhận ra không thể khuôn đối tượng nhận thức, phản ánh của văn học vào sự hạn hẹp, cứng nhắc nhằm phục vụ cho những mục tiêu, nhiệm vụ không thực sự phù hợp hiện tại mà chính là phải mở rộng phạm vi khám phá của văn học để loại hình nghệ thuật này ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi mới của người đọc, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội hiện đại, và quan trọng hơn là khắc phục tình trạng phản ánh sơ lược, một chiều về cuộc sống. Biên độ của hiện thực trong quan niệm của người cầm bút hôm nay đã được mở rộng hơn, được soi chiếu từ nhiều góc độ tạo điều kiện để họ có thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù hợp với cá tính sáng tạo của mình. Quan niệm hiện thực - nói như Hồ Anh Thái - gồm “những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ. Hiện

thực còn là cái ta cảm nữa (...) Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực”.

Việc thay đổi trong quan niệm về hiện thực đã dẫn đến sự bùng phát về đề tài trong văn học, phá vỡ cái gọi là "chủ nghĩa đề tài" của văn xuôi giai đoạn trước như nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra. Sự bùng nổ đề tài như vậy giúp nhà văn có điều kiện khám phá mọi phương diện của cuộc sống, đi sâu vào những góc khuất của hiện thực khách quan và hiện thực tâm hồn với bao chiêm nghiệm và dự cảm về nhân thế, mở ra một chân trời thoáng rộng cho sự liên tưởng và suy ngẫm của người đọc…

Cũng như các tác giả đương đại khác, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đang trong quá trình tiếp nhận của độc giả nên nó tràn ngập hơi thở cuộc sống hiện đại. Cuộc sống hiện đại gấp gáp, đời sống của con người ngày càng được nâng cao nhưng đi kèm với nó là những biểu hiện của mặt trái nền kinh tế thị trường… Trong những tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về hiện thực cuộc sống hiện đại, chiêm nghiệm về chiến tranh về quá khứ, hiện tại và tương lai…

Bức tranh cuộc sống hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương được bao bọc bởi không khí ma quái, huyền thoại hư ảo, thoát ly hiện thực thực tại đi sâu vào khai thác hiện thực trong cõi vô thức. Đó là bức tranh muôn màu muôn vẻ, có cuộc sống thôn quê chen lẫn cuộc sống thành thị, có không khí ảm đạm với những công chức nhàn rỗi, đến cơ quan không rõ mục đích. Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm được khắc họa không chỉ là hiện thực bề mặt cuộc sống thường nhật mà còn được đẩy xa hơn trong tầng vô thức, tiềm thức. Vô thức chiếm tỉ lệ lớn trong tiểu thuyết của nhà văn, đan xen cuộc đời thực của nhân vật luôn tồn tại song song một miền vô thức với những giấc mơ kỳ lạ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trang 42)