6. Cấu trúc của luận văn
1.1.3 Đổi mới quan niệm về con người
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội
còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố khác của nghệ thuật thể hiện, gắn với đời sống văn học của mỗi giai đoạn lịch sử.
Do sự chi phối của quy luật chiến tranh, đặc điểm thi pháp của giai đoạn 1945 – 1975 cũng chi phối cách nhìn về con người giai đoạn này. Đó là con người sống với cộng đồng, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với cộng đồng. Con người quen sống giữa đám đông, hòa mình với tập thể ít có điều kiện đối diện với bản thân, sống với chính mình.
Văn học thời kỳ đổi mới là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư. Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực, con người trong giai đoạn mới. Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, thể hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp của tính người. Tiểu thuyết hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của cuộc đời. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, nỗ lực vươn lên và tha hóa, nhân bản và phi nhân bản.
Dù ở thời đại nào con người cũng là trung tâm của văn học nhưng phải trải qua quá trình lịch sử con người cá nhân mới ra đời. Quan niệm con người cá nhân trong văn học là sự nhìn nhận giá trị tự thân của con người, ý thức của con người về cái tôi, là cách nhận thức con người như một thực thể riêng tư. Trong thời kỳ đổi mới vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Ở đây số phận cá nhân được đặt trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Sau mỗi cá nhân là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại, hòa nhịp giữa con người cá thể với nhân loại: Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Thoạt kỳ thủy – Nguyễn Bình Phương, Pari 11 tháng 8 – Thuận…
Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong môi trường sống thường nhật. So với giai đoạn 1945 - 1975, quan niệm con người trong văn xuôi đặc biệt là trong tiểu thuyết có sự biến đổi rõ ràng, chuyển từ
quan niệm con người lịch sử, con người cộng đồng sang con người cá nhân đời thường, phức tạp và đầy bí ẩn. Văn học 1945 – 1975 phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ít nhiều bị chi phối bởi những quy luật trong chiến tranh. Nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch sử, con người trở thành phương tiện khám phá lịch sử. Ưu tiên cho lịch sử, cho phương diện cộng đồng là phù hợp với yêu cầu cách mạng và tâm lí thời đại. Cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng, con người được nhận thức và đánh giá chủ yếu theo tiêu chí giai cấp, theo chuẩn mực chung. Do chiến tranh kéo dài, nhiều nguyên tắc nhất thời đã trở thành quy phạm đã làm hạn chế khả năng sáng tạo của văn học trong đó có quan niệm về con người dẫn đến một quan niệm giản đơn, dễ dãi về con người, nhìn con người vừa công thức vừa lý tưởng hóa. Khi nhận xét về nhân vật của Nguyễn Minh Châu, nhà nghiên cứu văn học người Nga Niculin viết: “Nhân vật luôn được nhà văn
tắm rửa sạch sẽ, được bao bọc trong bầu không khí vô trùng”. Hầu hết các nhân vật
giai đoạn này đều như vậy, cái nhìn lý tưởng hóa đó đã đáp ứng được yêu cầu chính trị và thẩm mỹ của thời đại. Con người có lý tưởng cao cả, hy sinh cái tôi vì cái chung một cách nhẹ nhõm, thanh thản (Tầm nhìn xa, Cỏ non, Sống như anh…), con người thời kỳ này luôn luôn “Khoác bộ áo xã hội, luôn trùng khít với địa vị xã hội
của mình, nó là con người đơn trị, dễ hiểu, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện”.
Hòa bình lập lại, Đại hội VI, VII của Đảng nhấn mạnh “nhân tố con người”:
“con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta…Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người…”. Được soi sáng bởi tư tưởng của Đảng, các nhà văn
được tạo điều kiện sáng tạo, quan tâm đến con người và có nhiều khám phá mới mẻ, chân thực và sâu sắc về con người. Nếu văn học trước đổi mới, các nhà văn có thiên hướng minh họa con người theo tiêu chí giai cấp, coi nhẹ con người cá thể thì văn học sau đổi mới đã quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân đời thường từ nhiều phía, nhiều góc độ như Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng, Thời Xa Vắng –
dựng từ góc độ đời tư, đời thường nhất, Sài sống giữa cuộc đời mà như xa lạ ngay cả với bản thân mình, anh đã phải cay đắng tổng kết về bi kịch của cuộc đời mình:
“Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào sống như thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác cốt cho đẹp mặt mỗi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình” [73;402], đó là một sự sòng
phẳng, thành thật đầy trách nhiệm trước cuộc đời. Vấn đề trung tâm đặt ra trong tác phẩm là số phận con người - hạnh phúc của con người. Nếu trong văn xuôi trước đây, hạnh phúc của con người được hòa vào hạnh phúc chung của dân tộc, hạnh phúc là được cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, thì giờ đây Lê Lựu lại chú ý đến hạnh phúc riêng tư, hạnh phúc cá nhân. Trong quan niệm của tác giả, hạnh phúc của con người trước hết là được ấm no, là được yêu thương và cao hơn hết, hạnh phúc là khi tư tưởng cá nhân được khẳng định, khi con người xác định được vị trí của mình trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội.
Câu chuyện về một thời mà Lê Lựu gọi là “thời xa vắng” là một câu chuyện buồn mà suốt một thời gian dài người ta cố tình không nhắc tới. Trong cái thời người ta sống hào hùng, thời mà sự yêu ghét của con người bị định đoạt một cách thô bạo, khiến người ta muốn tồn tại phải “sống hộ ý định người khác”. Tất cả những sai lầm một thời đó in rõ trong số phận và tính cách của Giang Minh Sài. Suốt nửa cuộc đời loay hoay giữa muôn vàn đau khổ do sức ép từ nhiều phía. Lúc nhỏ, Sài phải sống theo ý muốn của gia đình, dòng họ. Trưởng thành, Sài lại phải cố gồng mình lên để chịu đựng, phải “tự giết chết đi những xao xuyến thèm khát một hạnh phúc thực sự”. Khi vào quân ngũ, Sài lại phải theo ý các thủ trưởng “yêu cái người khác yêu, ghét bỏ cái người khác ghét bỏ”. Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu, tuy là
người tự do lựa chọn và sống theo ý mình, nhưng cách sống của anh vẫn là hệ quả của những tháng ngày “sống hộ ý định người khác” thuở trước. Hôn nhân đổ vỡ là kết quả của một thời “yêu cái mình không có” của anh. Sau biết bao đau khổ, dằn vặt, anh quyết định dứt bỏ quá khứ lầm lạc, trở về Hạ Vị, góp phần xây dựng cuộc sống mới trên quê hương. Viết về cuộc đời Giang Minh Sài gắn với một “thời xa
vắng” đầy những bi hài mà ở đó, con người cá nhân bị đè nén, bị giết chết, nhà văn
muốn hướng tới một cuộc sống bình thường, một xã hội nhân văn tôn trọng cá nhân, cá tính; ở đó, con người cũng phải có ý thức sâu sắc hơn nữa về vị trí của mình trong mối quan hệ hài hòa, thống nhất với gia đình, tập thể, cũng như dám chịu trách nhiệm về nhân cách của mình. Với ý nghĩa này, Thời xa vắng của Lê Lựu thực sự hòa tiếng nói riêng của mình vào tiếng nói nhân bản chung của văn học nhân loại.
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng đặt vấn đề về các mối quan hệ
trong gia đình : cha và con, vợ và chồng, anh và em,... trở thành điểm thử thách sự bền vững của kiểu gia đình truyền thống trong cuộc va chạm với kiểu gia đình hiện đại. Tác giả còn nêu lên sự tác động của xã hội thời mở cửa đối với gia đình, việc đề cao đồng tiền quá mức, sống buông thả theo dục vọng thấp hèn, kinh tế thị trường làm xói mòn mọi giá trị truyền thống, làm đảo điên xã hội. Mùa lá rụng trong
vườn không chỉ đề cập vấn đề “thời kỳ quá độ đôi khi cuốn hút chúng ta vào những mục tiêu kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật... mà xem nhẹ việc xây dựng con người, xây dựng cá nhân, xây dựng cá tính...”[280] hay “lối sống ích kỷ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp những nguyên tắc luật lệ của đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn những gì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả” [46] mà còn nêu lên yêu cầu đổi mới gia đình
truyền thống cho phù hợp với xã hội mới. Truyền thống văn hoá dân tộc và truyền thống gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong thời đại mới là những vấn đề cơ bản mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Khăng khăng giữ lại tất cả những gì của ngày xưa không phải là chuyện hợp thời, nhưng thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi nề nếp nhất định sẽ dẫn tới bi kịch. Mùa lá rụng trong vườn trước hết là hồi chuông cảnh tỉnh những người có tư tưởng thủ cựu, cố duy trì, níu kéo kiểu gia đình truyền thống. Trong tác phẩm, ông Bằng là người đại diện cho lớp người đó. Ông cố gắng duy trì cái nề nếp cổ xưa, đối với ông danh dự gia đình là trên hết. Ông luôn khuyên dạy các con mình phải giữ gìn danh dự: “Phải giữ gìn các con ạ. Giữ
tảng đạo lý đấy”. Vì danh dự gia đình mà ông đánh Cừ rồi thẳng thừng đuổi con ra
khỏi nhà, mặc dầu không biết đích xác có phải lỗi do Cừ không…Cái chết thương tâm, sự hối hận muộn màng của Cừ nơi đất khách quê người cùng việc nó nói ra sự thật về cách giáo dục cứng nhắc, hà khắc, lỗi thời của chính ông đã làm ông gục ngã. Chính vì vậy, trước lúc từ giã cõi đời, ông đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình. Cũng vì thanh danh gia đình mà ông hy sinh cả tình cảm riêng tư. Trong con người ông đầy mâu thuẫn, bề ngoài ông tỏ ra vững vàng, kiên định nhưng bên trong ông rất hoang mang, ông luôn lo sợ về một sự đổ vỡ trong gia đình. Sự chênh vênh, chao đảo, bất ổn trong tâm hồn ông Bằng cũng phản ánh phần nào thái độ của ngòi bút Ma Văn Kháng. Một mặt, nhà văn lờ mờ cảm nhận được có cái gì đó không ổn, không hợp thời của kiểu gia đình xưa nhưng mặt khác ông lại luyến tiếc những nề nếp, những tôn ti trật tự tạo nên truyền thống gia đình người Việt.
Sự quan tâm đến con người cá nhân đời thường đã làm thăng bằng nền văn học đã nhiều năm thiên về cái vĩ đại lớn lao, cái chung. Chiến tranh đi qua đã tập cho con người quen với cuộc sống bình thường giúp họ nhận ra vẻ đẹp của những điều bình dị xung quanh. Cùng với điều đó là sự đi sâu vào thế giới tinh thần của con người, vào quá trình tự ý thức của nó đã góp phần củng cố thêm sự hình thành con người cá nhân trong xã hội Việt Nam .
Các tác giả đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới không chỉ đi sâu vào thân phận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên, bản năng, tâm linh trước nhu cầu của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư với nhiều tác phẩm của Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà….
Tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng tư của cá nhân. Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học. Trước
đổi mới, do hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, văn học thời chiến bao giờ cũng miêu tả con người trong thái độ khắc kỷ, không suy nghĩ cho riêng bản thân mà bao giờ cũng sống cho cộng đồng, chết cho Tổ quốc, tình cảm của con người gắn liền với những tình cảm lớn lao, vĩ đại của toàn dân. Vì vậy, viết về con người thường bị gạt bỏ đi những gì thuộc về đời sống riêng tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề thuộc về bản năng lại càng bị cấm kỵ.
Sau 1986, trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người, những yếu tố của đời sống cá nhân ngày càng được đào sâu hơn và trở thành một đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các nhà văn. Trong Bến không chồng - Dương Hướng, sự kết tụ và ngưng đọng đến mức dày đặc, không thể giải tỏa của nỗi buồn, nỗi cô đơn khi một người đàn bà trẻ đẹp, đang ở tuổi xuân xanh căng tràn nhựa sống phải sống xa chồng, lầm lũi trong cảnh bặt vô âm tín do sự chia cắt của chiến tranh, đã giày vò Hạnh, xé nát trái tim cô. Cảnh nổi loạn của Hạnh ở Bến không chồng là sự thấm thía, xót xa cho cuộc đời thụ động chỉ biết chờ đợi và hy vọng vào cuộc chiến tranh tàn bạo và vô lý ấy. Hạnh ngâm mình dưới Bến không chồng, để mặc cho thân xác cô cuồng loạn
trong nỗi khát thèm nhục dục: “Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực, ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước”. Đó là
giây phút của bản năng, còn sau đó Hạnh vẫn là một người phụ nữ thủy chung thủ tiết chờ chồng. Ở đây, chiến tranh không hủy diệt được sự son sắt và vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Với Nguyễn Vạn, con người muốn làm mực thước, làm thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng và đã hy sinh một đời cho ảo tưởng đó trong cuộc sống khắc kỷ đến ngốc ngếch, cũng không thể thoát khỏi sức cuốn mạnh mẽ của bản năng: “Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người
không hiểu mình đang mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung nấu trái tim làm tâm trí Nguyễn Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lần này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào ngực mụ Hơn. Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên
xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình. Mưa gió vẫn ràn rạt ngoài cửa…”. Phần người,