Thực trạng hoạt động rèn luyện của sinh viên hệ chính quy Trƣờng

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện của sinh viên hệ chính quy Trƣờng

Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

2.3.1. Các hoạt động rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên trong 3 năm qua

Từ năm 2011-2013 các hoạt động rèn luyện cho SV của trƣờng gồm: Các hoạt động văn nghệ: Cuộc thi Tiếng hát đơn ca SV; Hội diễn văn nghệ khối trƣờng các năm 2011, 2012, 2013; văn nghệ chào xuân, chào mừng ngày Sinh viên Việt Nam 9/1, hành trình bài ca sinh viên, chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, liên hoan văn nghệ chào khóa mới, ngày thành lập trƣờng, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chƣơng trình cắm hoa và nhà ở sạch gọn kiểu mẫu cho sinh viên kí túc xá…

Các hoạt động thể thao: Giải Bóng chuyền nam, nữ SV; Giải Cầu lông SV; Giải Bóng bàn SV nội trú; Giải Bóng rổ nam, nữ SV; Giải Bóng đá nam, nữ SV; Hội khỏe truyền thống 26/3; tham gia các cuộc thi đấu thể thao ngoài trƣờng nhƣ chạy việt dã, giải bóng đá báo tiền phong,

Ngoài ra còn các hoạt động nhƣ: Thi Olympic, hiến máu nhân đạo… Đánh giá của SV về thực hiện các hoạt động rèn luyện qua câu hỏi 1 phần phụ lục 2 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của sinh viên về về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của Trƣờng CĐKT-TC TN

Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

Số lƣợng 22/250 96/250 129/250 3/250

Tỷ lệ % 8,8 38,4 51,6 1,2

Qua bảng 2.3 cho thấy nhận xét đánh giá của SV về hoạt động giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho SV của trƣờng CĐKTTC chƣa thật tốt lắm vì vẫn còn có 51,6% ý kiến của SV cho là bình thƣờng và còn có 1,2 % ý kiến cho là chƣa tốt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới những nhận xét và đánh giá nêu trên? Để tìm hiểu sâu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 2 nhằm khảo sát về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của chính sinh viên tại trƣờng CĐ KT-TC TN và thu đƣợc kết quả ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Khảo sát sinh viên về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của sinh viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Chú dẫn biểu đồ 2.1

Rất thƣờng xuyên: 52/250 - chiếm tỷ lệ 20,8% Thƣờng xuyên: 170/250 - chiếm tỷ lệ 68% Không thƣờng xuyên: 28/50 - chiếm tỷ lệ 11,2%

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên

Qua biểu đồ cho thấy quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trong nhà trƣờng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, chỉ một bộ phận nhỏ còn còn chƣa quan tâm đến hoạt động rèn luyện trong nhà trƣờng cũng nhƣ cho chính bản thân dẫn tới đánh giá việc không thƣờng xuyên chiếm 11,2%.Để làm rõ hơn tác giả tiến hành khảo sát câu hỏi số 3 phần phụ lục 2 về nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động rèn luyện trong quá trình học tập tại trƣờng qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động rèn luyện trong quá trình học tập

STT Vị trí, vai trò HĐRL

Mức độ tán thành %

Đồng ý Phân vân Không tán

thành

1 HĐRL là một trong các hoạt động

giáo dục cơ bản trong nhà trƣờng 86.8 9.6 3.6

2 HĐRL giúp SV hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, bản lĩnh, năng lực, sở trƣờng…)

79.2 19.6 1.2

3 HĐRL củng cố kết quả hoạt động

dạy học trên lớp 86 12 2

4 HĐRL của SV tạo nên sự hài hòa, cân đối trong quá trình sƣ phạm toàn diện

84.4 15.2 0.4

5 HĐRL giúp SV rèn luyện tính kỷ

luật, tính tập thể và tính cộng đồng 89.6 10.4 0 6 HĐRL củng cố phát triển quan hệ

giao tiếp cho SV trong trƣờng và ngoài xã hội

74.4 14.8 10.8

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 với 250 sinh viên cho thấy:

- Các nội dung 1, 3, 4, 5 (chiếm trên 80%) thể hiện nhận thức của CBQL, GV của Trƣờng đánh giá tƣơng đối cao vai trò, vị trí của HĐRL trong quá trình

đào tạo. Tuy nhiên các nội dung này vẫn còn một số ít còn chƣa nhận thức đƣợc rõ nên còn phân vân hoặc không tán thành.

- Các nội dung 2, 5 thể hiện nhận thức về vị trí, vai trò của HĐRL ở mức độ đồng ý là (trên 70%). Riêng ở nội dung 6 vẫn còn 10.8 % sinh viên không tán thành cho rằng, HĐRL củng cố phát triển quan hệ giao tiếp cho SV trong trƣờng và ngoài xã hội là không có vai trò gì.

Để tìm hiểu về những hoạt động mà sinh viên tham gia nhằm tăng cƣờng về nội dung các hoạt động rèn luyện của sinh viên do nhà trƣờng tổ chức tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 2và thu đƣợc kết quả bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng về những hoạt động mà SV tham gia nhằm tăng cƣờng về nội dung các hoạt động rèn luyện của SV do nhà trƣờng tổ chức

Loại hoạt động SL %

Tuần sinh hoạt công dân 242/250 96,8

Hoạt động theo chủ đề của Đoàn TN-Hội SV 197/250 78,8 Hoạt động ngoại khoá do nhà trƣờng tổ chức 157/250 62,8

Bảng 2.6. Kết quả thu hoạch của SV sau khi tham gia các hoạt động do trƣờng tổ chức

Nội dung mà sinh viên thu hoạch đƣợc SL %

Nắm đƣợc chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và NN 175/250 79 Nắm vững quy chế đào tạo của nhà trƣờng, có ý thức rèn

luyện trong quá trình học tập 162/250 64,48

Nắm tình hình thời sự trong và ngoài nƣớc 96/250 38,4

Có đƣợc định hƣớng hoạt động nghề nghiệp cho bản thân 165/250 66 Nắm yêu cầu của XH đặt ra đối với nghề và bản thân 26/250 11,6

2.3.2. Kết quả rèn luyện của sinh viên các năm gần đây

Qua phỏng vấn chuyên viên phòng công tác sinh viên về việc theo dõi, đánh giá, phân loại kết quả rèn luyện đối với sinh viên cho thấy hoạt động này đã đƣợc Phòng thực hiện khá thƣờng xuyên và có hiệu quả.

Việc theo dõi kết quả rèn luyện của SV nhằm kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của SV và đƣa ra những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.

Các kết quả hoạt động rèn luyện của SV Trƣờng CĐ KT-TC nhƣ sau:

a. Đánh giá về ý thức học tập

Hầu hết sinh viên trƣờng cao đẳng kinh tế-tài chính có ý thức học tập tốt, có ý thức tự học, vƣợt khó, phấn đấu vƣơn lên trong học tập, với tinh thần quyết tâm học tập cao, khả năng tự rèn luyện rất đáng ghi nhận.

Bảng 2.7. Kết quả học tập của SV trong các năm

TT Năm học

Tỷ lệ phần trăm theo phân loại học tập (%)

X.sắc Giỏi Khá Trung

bình Yếu

1 2011-2012 0,8 6,7 24,6 23,4 44,5

2 2012-2013 0,4 7,2 27,9 22,2 42,4

Bình quân toàn trƣờng 2,6 10,2 28,2 21,9 37,2

(Nguồn: Phòng Đào tạo trường)

Nhƣ vậy, kết quả học tập ở trên phản ánh đúng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác tổ chức, quản lý đào tạo.

Các SV có ý thức học tập và đạt kết quả học tập tốt thì sẽ đƣợc nhận học bổng của Nhà trƣờng và các đơn vị tài trợ trong nƣớc và các học bổng du học tại nƣớc ngoài.

b. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường

Đại đa số SV của Trƣờng đã chấp hành tốt các nội qui, quy định. “Tuần sinh hoạt công dân SV”.

Tuy nhiên còn một số sinh viên còn lƣời học, có một số vi phạm nội qui, qui chế nhƣ thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tƣợng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra. Còn có những sinh viên không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chƣa tích cực học tập và rèn luyện.

Kết quả khảo sát số SV vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trƣờng

Bảng 2.8. Tổng hợp số sinh viên vi phạm kỉ luật trong các năm gần đây

Năm học Tổng số HSSV kỷ luật Buộc thôi học Đình chỉ 1 năm Kỷ luật cảnh cáo Kỷ luật khiển trách 2011-2012 615 86 69 235 225 2012-2013 316 05 108 128 75 2013-2014 193 10 75 57 51

(Nguồn: Phòng công tác sinh viên đến tháng 5 năm 2014)

Qua số liệu của phòng công tác HSSV chúng ta thấy, một bộ phận nhỏ SV chƣa có ý thức tự giác trong quá học tập và rèn luyện, bởi lẽ để hình thành nhân cách, SV cần có đủ hai yếu tố đó là phẩm chất và năng lực, muốn có đƣợc nó bản thân SV phải tự rèn rũa mình, tự nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, tự giác tích cực để hoàn thiện mình. Nếu SV thiếu đi tính tự giác trong quá tự học, tự rèn luyện của bản thân, thì nhà trƣờng và thầy cô có cố gắng đi bao nhiêu cũng không thể giúp cho SV có đƣợc phẩm chất, năng lực để hoàn thiện nhân cách của mình.

* Tình hình sinh viên vi phạm quy chế trong các kỳ thi gần đây:

Bảng 2.9. Tổng hợp Số sinh viên vi phạm quy chế trong các kỳ thi hết học phần trong 3 năm (2011-2014) Năm học Tổng số HSSV vi phạm quy chế Đình chỉ thi Cảnh cáo (trừ 50% điểm) Khiển trách (trừ 25% điểm) 2011-2012 157 35 87 113 2012-2013 98 21 33 127 2013-2014 45 12 15 64

(Nguồn: Phòng công tác sinh viên đến tháng 5 năm 2014)

Qua số liệu ở bảng tổng hợp do phòng công tác HSSV cung cấp tình trạng SV vi phạm quy chế thi, kiểm tra kết thúc học phần SV vi phạm quy chế trong các kỳ thi đã giảm đáng kể, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đƣợc Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng hết sức quan tâm và quán triệt sâu sắc cho toàn thể cán bộ, giảng viên và SV nhà trƣờng .Tuy nhiên vẫn còn tình trạng SV vi phạm quy chế thi kiểm tra với nhiều nguyên nhân nhƣ:

- Hiện tƣợng chạy điểm, xin điểm vẫn còn xảy ra. - Tình trạng cán bộ coi thi còn dễ tính.

- Do SV lƣời học, học tủ học lệch. Một bộ phận SV xem thƣờng kỷ cƣơng, không thực hiện nghiêm túc quy chế thi kiểm tra.

- Do cơ chế chính sách: Đại đa số đơn vị tuyển cán bộ làm việc ít nhất phải có bằng khá mới nhận hồ sơ. Chính nguyên nhân tuyển theo bằng cấp đã làm nảy sinh tiêu cực trong đào tạo.

* Tình hình sinh viên mắc các tệ nạn xã hội:

- Trong 3 năm qua nhà trƣờng xảy ra 2 vụ tử vong do sử dụng ma túy. - Có 9 vụ xô xát đánh nhau trong đó có 5 vụ do uống rƣợu gây ra.

- Có 5 SV bị đuổi học do chơi bời cờ bạc lô đề nợ quá nhiều không có khả năng thanh toán bị chèn ép dẫn tới bỏ học, một bộ phận SV vô ý thức tổ chức kỷ luật coi thƣờng kỷ cƣơng vi phạm nội quy, quy chế dẫn tới bị đuổi học.

- Có 15 SV do nhà trƣờng phát hiện do mải mê cờ bạc lô đề, nợ quá nhiều,nhà trƣờng đã kịp thời thông báo với gia đình phối hợp với nhà trƣờng kịp thời giải quyết đảm bảo cho các em tiếp tục đi học trở thành những SV tốt và tuyên truyền cho thế hệ sau.

* Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên: - Nguyên nhân khách quan:

+ Do môi trƣờng sống của sinh viên hiện nay thiếu an toàn, sinh viên đứng trƣớc nhiều vấn đề xã hội.

+ Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng đã đẩy sinh viên vào những cạm bẫy của xã hội

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do ý thức tƣ tƣởng chính trị, đạo đức của sinh viên chƣa cao, sinh viên chƣa có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, chƣa có phẩm chất đạo đức tốt khi đứng trƣớc các vấn đề của xã hội. Do hoạt động giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và hiệu quả. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Ban giám hiệu và quản lý nhà trƣờng là cần đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức rèn luyện cho sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo sinh viên nói chung và chất lƣợng đào tạo nguồn cán bộ quản lý kinh tế nói riêng.

c.Kết quả hoạt động từ thiện, tình nguyện

Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trƣờng cùng các phòng, khoa, ban… công tác tham gia phong trào thanh niên tình nguyện của SV có nhiều chuyển biến tích cực. Trên thực tế, các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm chính trong Trƣờng CĐ KT-TC TN đã có sự trƣởng thành đáng kể cả về chất và lƣợng. Trong hoạt động phong trào này, vai trò nòng cốt là ĐTN và HSV.

Trong 3 năm trở lại đây SV của trƣờng tham gia phong trào tình nguyện rất sôi nổi, có sức lan tỏa lớn, rộng khắp tới toàn trƣờng. Đây là hoạt động có tính chất cao điểm trong phong trào sinh viên tình nguyện, là dịp để sinh viên có cơ

hội tham gia các hoạt động thực tế tại địa phƣơng, qua đó đóng góp trí tuệ, công sức, thời gian vào những hoạt động xã hội mang tính chất vì cộng đồng.

Mỗi đợt hoạt động SV tình nguyện, đã có trên 2000 đơn đăng ký tham gia sơ tuyển và tuyển chọn đƣợc hơn 300 SV tham gia vào chiến dịch “Tiếp sức mùa thi” và chiến dịch “Mùa hè xanh”.

Phong trào “Tiếp sức mùa thi” với các công việc cụ thể nhƣ: chƣơng trình xe ôm miễn phí cho sĩ tử; giúp cho thí sinh và ngƣời nhà ở Kí túc xá miễn phí; Hƣớng dẫn, chỉ đƣờng cụ thể địa điểm thi; Đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực thi; phát cơm miễn phí cho các thí sinh và ngƣời nhà thí sinh……

Bảng 2.10. Sinh viên tham gia phong trào thanh niên tình nguyện tại các địa phƣơng

Thời

gian Địa điểm làm tình nguyện Công việc

Năm 2011

Xã Đồng Thịnh - Định Hóa + Phổ cập tin học;

+ Bồi dƣỡng văn hóa hè;

+ Quét dọn vệ sinh môi trƣờng; + Nạo vét cống thoát nƣớc thải sinh hoạt;Khơi thông cống rãnh; + Tặng quà; giúp đỡ các gia đình chính sách, thƣơng binh, liệt sỹ; + Vệ sinh và thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sỹ;

+ Làm các công việc khác mà địa phƣơng yêu cầu…

Xã Sảng Mộc - Võ Nhai Xã Quân Chu - Huyện Đại Từ Năm 2012 Xã Phúc Tân - Phổ Yên Xã Kim Phƣợng - Định Hóa Xã Tân Hòa - Phú Bình Năm 2013 Xã Văn Lăng - Đồng Hỷ

Xã Ôn Lƣơng - Huyện Phú Lƣơng

Xã Cao Ngạn - TPTN

(Nguồn từ báo cáo của Đoàn - HSV trường)

Các đội đã phối hợp cùng ĐTN các xã triển khai đƣợc nhiều hoạt động và công việc đƣợc giao, đƣợc nhân dân địa phƣơng đánh giá cao và ghi nhận những công việc đã thực hiện.

Năm 2013, Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên trƣờng cũng đã phát động phong trào quyên góp từ thiện áo ấm đến trƣờng ủng hộ các trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc tại vùng cao thuộc các huyện trong tỉnh Thái Nguyên nhƣ Đồng Hỷ, huyện Đại từ và huyện Phú Lƣơng. Tặng quà cho học sinh nghèo tại Huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, góp quỹ xây dựng cột cờ tại đảo Thổ Chu. Sau khi phát động phong trào, ĐTN, HSV trƣờng đã nhận đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các bạn sinh viên, các công ty, trung tâm trong và ngoài trƣờng. Đoàn trƣờng đã tổ chức chuyến đi từ thiện và trao tặng hơn 500 bộ quần áo cũ, 350 bộ quần áo mới, đồ chơi, đồ dùng học tập tới các em học sinh dân tộc.Với chuyến đi tình nguyện đến với ngƣời dân vùng biển đảo Phú Quốc đoàn trƣờng đã trao tận tay các em học sinh của trƣờng Tiểu học và

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)