Vài nét về trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Thái Nguyên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Vài nét về trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Thái Nguyên

Trƣờng CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên (Tiền thân là trƣờng Trung học Kinh tế Bắc Thái) đƣợc thành lập vào ngày 20/12/1978. Trải qua 35 năm trƣởng thành và phát triển đƣợc sự quan tâm của tỉnh ủy Hội đồng Nhân dân. UBND Tỉnh, nhà trƣờng đã không ngừng phát triển, và khẳng định đƣợc uy tín của mình trong tỉnh cũng nhƣ trên toàn quốc

* Thành tích nổi bật:

Với những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp GD&ĐT, nhà trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng nhiều bằng khen, cờ của Chính phủ, của BGD&ĐT, Bộ tài chính, của Trung ƣơng Đoàn, của UBND tỉnh, Thành uỷ và nhiều Huân, Huy chƣơng cao quý.

- Về thành tích chung của nhà trường

+ Huân chƣơng Lao động hạng Ba năm 1998. + Huân chƣơng Lao động hạng Hai năm 2003.

+ Chính Phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc năm 2005. + Huân chƣơng Lao động hạng Nhất năm 2008.

+ Huân chƣơng Độc lập hạng Ba năm 2013. + Cờ thi đua của Chính phủ năm 2012.

+ Cờ thi đua xuất sắc của UBND Tỉnh Thái Nguyên trong các năm học từ 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012, 2012 - 2013.

+ Cờ thi đua Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2009, 2012

+ Cờ thi đua của BCH Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2013. - Các danh hiệu và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước

- Danh hiệu “nhà giáo ƣu tú’’: 2 đồng chí.

- Bằng khen của thủ tƣớng chính phủ: 4 tập thể: cá nhân 6 đồng chí. - Huân chƣơng lao động hạng ba: 02 đồng chí.

2.1.1. Mục tiêu chiến lược cụ thể của từng giai đoạn

*Mục tiêu tổng quát; “Xây dựng nhà trƣờng trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao chuyên sâu về lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán; Tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh tổng hợp và pháp lý kinh tế ở tất cả các cấp đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 trƣờng trở thành trƣờng đại học Kinh Tế -Tài Chính của Tỉnh Thái Nguyên.

*Mục tiêu chiến lược cụ thể của từng giai đoạn

+ Từ 2010- 2015: Tập trung mọi nguồn lực xây dựng, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và xây dựng cơ sở vật chất tăng cƣờng đáp ứng đƣợc yêu cầu của một trƣờng đại học.

+ Năm 2013-2015 Lập đề án đề nghị chính phủ nâng cấp trƣờng thành trƣờng Đại học Kinh tế - Tài chính trực thuộc UBND Tỉnh Thái Nguyên.

+ Từ 2015-2020: Tập trung xây dựng, phát triển giảng viên, nâng cao chất lƣợng đào tạo, phấn đấu đến năm 2017 đƣợc đào tạo thạc sĩ, từ năm 2020 đủ điệu kiện đào tạo tiến sĩ.

Xây dựng cơ sở vật chất. Hoàn thiện dự án đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh trƣờng cao đẳng KT - TC do UBND Tỉnh Thái Nguyên phê duyệt bao gồm các hạng mục:

- Khu nhà hành chính chung cho các phòng, khoa. - Khu nhà tổng hợp 11 tầng cho SV nƣớc ngoài học tập. - Cảnh quan môi trƣờng xanh sạch đẹp.

2.1.2. Quy mô đào tạo

Trƣờng cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên tập trung:

- Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh tế có trình độ từ cao đẳng trở xuống. - Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế - Tài chính.

- Liên kết đào tạo với các nƣớc bạn nhƣ: Philipins, Trung Quốc có trình độ Đại học và Thạc sĩ và tƣ vấn du học nƣớc ngoài.

* Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý và GV (trình bày bảng 2.1).

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trƣờng

TT Tên đơn vị SL Trình độ đào tạo GV

TH CĐ ĐH Ths TS

1 Ban Giám hiệu 3 2 1 3

2 Phòng đào tạo & NCKH 8 4 3 1 3

3 Phòng CTHS-SV 14 11 3 2 4 Phòng Khảo thí ĐBCL 5 1 4 3 5 Phòng thanh tra 2 2 2 6 Phòng tổ chức hành chính 8 1 3 2 2 2 7 Phòng Quản trị đời sống 19 5 10 3 1 1 8 Phòng kế hoạch tài chính 7 1 5 1 1 9 Phòng QLKH&HTQT 6 1 4 1 4 10 Trạm Y tế 5 1 4

11 Trung tâm thƣ viện 10 4 5 1 1

12 Trung tâm ĐTNN&TVDH 6 4 1 1 1

13 Trung tâm DVKT, KT & Tƣ

vấn Tài chính 6 3 3 4

14 Khoa kế toán 36 10 25 1 34

15 Khoa tài chính 30 21 8 24

16 Khoa QTKD&DL 18 8 10 16

17 Khoa cơ bản cơ sở 14 12 14

18 Khoa GDTC&QP 12 4 8 12 19 Khoa lý luận chính trị 11 4 7 11 20 Khoa CNTT 7 1 6 6 21 Khoa Luật 15 7 8 14 22 Ban quản lý KTX 15 15 23 Tổ bảo vệ 11 3 3 5 Tổng cộng 268 9 22 103 126 5 158 (Số liệu của phòng tổ chức tính đến tháng 5/2014)

* Đội ngũ cán bộ CBGV: Nhà trƣờng cũng rất tích cực trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên đảm bảo về số lƣợng, đảm bảo về cơ cấu. Hiện nay trƣờng có hơn 268 cán bộ, giảng viên, công nhân viên. Trong đó có 03 tiến sĩ, 15 nghiên cứu sinh, 150 thạc sĩ 32 học viên cao học.

* Số lượng HSSV: Hằng năm công tác tuyển sinh đều vƣợt kế hoạch từ 20 - 30%. Diện đào tạo đƣợc mở rộng cho các tỉnh khu vực phía Bắc. Liên kết quan hệ hợp tác đào tạo sinh viên nƣớc ngoài, hiện tại đã có 99 sinh viên Lào sang học chuyên ngành Kế toán, Tài chính ngân hàng... Quy mô đào tạo quan hệ hợp tác quốc tế này hiện đang đƣợc mở rộng

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Thái Nguyên từ năm 2011 đến tháng 5 năm 2014

Năm học Tổng số HSSV SV, CĐ hệ chính quy Liên kết đào tạo Đại học Liên kết đào tạo cho

nƣớc bạn Lào Đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ HS trung cấp 2011 - 20112 7.020 5.400 550 20 300 750 2012 - 2013 8.380 6.097 850 59 1.045 329 2013 - 2014 8.725 6318 1120 99 1020 168

(Nguồn: Phòng Đào tạo nhà trường)

* Công tác nghiên cứu khoa học:

Công tác nghiên cứu khoa học luôn đƣợc nhà trƣờng chú trọng và không ngừng đƣợc đẩy mạnh. Hiện nay nhà trƣờng đã thực hiện thành công 12 sáng kiến cấp Tỉnh,

Năm 2011 - 2012 có 48 đề tài cấp trƣờng Năm 2012 - 2013 có 46 đề tài cấp cơ sở

Nhà trƣờng đã xuất bản 39 giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

* Công tác hợp tác Quốc tế: Luôn đƣợc nhà trƣờng chú trọng, hiện nay nhà trƣờng đã thiết lập và quan hệ lâu dài với nhiều tổ chức công đoàn trƣờng các nƣớc nhƣ I-Seifu, Osaka Nhật Bản và nƣớc Lào, ngoài ra trƣờng còn tổ chức hợp tác với nhiều trƣờng đại học, các viện và công đoàn các trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Sao đỏ,…

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên của sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Để nghiên cứu thực trạng QLHĐRL của SV tại Trƣờng CĐ KT-TC TN tác giả đã tiến hành các hoạt động sau:

- Nghiên cứu hồ sơ về công tác quản lý

- Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn, …

* Mục đích: Nhằm nắm đƣợc tình hình SV tham gia HĐRL và công tác quản lý này, đồng thời phát hiện đƣợc những ƣu khuyết điểm tồn tại, nguyên nhân để làm cơ sở đƣa ra biện pháp tăng cƣờng hiệu quả QLHĐRL của SV.

* Khách thể và cách tiến hành khảo sát:

- Phát phiếu hỏi cho 50 cán bộ quản lý và giảng viên của Trƣờng gồm lãnh đạo các phòng, khoa, cán bộ trong các phòng chức năng, các đơn vị khoa chuyên ngành trong trƣờng, trong đó chủ yếu là phòng Công tác Chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên và Hội SV.

- Phát phiếu hỏi 250 SV trong đó 2/3 SV học năm thứ 2 và 1/3 là SV năm thứ ba và năm thứ tƣ gồm nhiều lớp, ở các chuyên ngành khác nhau.

- Thời gian khảo sát: Tháng 4-5/2014.

* Quan sát:

Tác giả nghiên cứu bằng việc quan sát, đã tiến hành quan sát một số hoạt động rèn luyện của SV diễn ra trong thời điểm tác giả đang làm luận văn gồm các ngày lễ nhƣ: ngày quốc phòng toàn dân 22/12; ngày Sinh viên Việt Nam 09/1; ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 bao gồm các hoạt động: văn nghệ, thể thao, tổ chức thi cắm trại trang trí theo chủ đề, thi Olympic các cấp…

* Công tác Phỏng vấn

Tác giả tập trung phỏng vấn vào đối tƣợng: cán bộ quản lý của Nhà trƣờng về mức độ quan tâm của nhà trƣờng; các đối tƣợng liên quan nhƣ nhân viên bảo vệ, các lực lƣợng liên đới liên quan đến công tác SV.

Tác giả đã phỏng vấn nhiều ngƣời trong đó có lãnh đạo Nhà trƣờng về mức độ quan tâm của Ban Giám hiệu nhƣ thế nào và đều cho rằng:“đây là công tác quan trọng và là công tác chiến lược không thể thiếu trong quá trình đào tạo SV toàn diện, bên cạnh chỉ đạo các khoa chuyên môn về dạy chương trình, nâng cao chất lượng dạy và học thì mảng công tác rèn luyện của SV được Nhà trường rất quan tâm, tạo cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, để tổ chức tốt thì bộ phận quản lý trực tiếp phải đề xuất lên trường về kế hoạch hoạt động cụ thể, khi đó Ban Giám hiệu sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc phê duyệt, phân bổ nguồn tài chính để triển khai”.

Tác giả đã phỏng vấn một số giảng viên của trƣờng với câu hỏi: các hoạt động rèn luyện của SV có ảnh hƣởng thế nào tới chất lƣợng giáo dục? họ cho rằng: “Chúng tôi chủ yếu là dạy SV ở trên lớp nên việc tham gia các hoạt động rèn luyện khác của SV ở trường chúng tôi không để ý lắm, đánh giá nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thì rất khó. Chủ yếu chúng tôi đánh giá được các em khi học tập và thi trên lớp...”.

Tác giả cũng phỏng vấn một cán bộ bảo vệ của trƣờng với câu hỏi nhƣ với giảng viên thì đƣợc trả lời: “Công tác này vượt quá khả năng của chúng tôi, chúng tôi chỉ kiểm soát được SV vào ra của trường, không kiểm soát được chất lượng giáo dục”.

Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn đối với đối tƣợng quản lý an ninh trên địa bàn và họ đã nhận định: “SV ngoại trú ở phân tán cho nên chúng tôi chỉ kết hợp với nhà trường về nhóm SV ở trong địa bàn đang quản lý. Nếu SV không nghiêm túc mà thuê trọ ở ngoài thì chúng tôi không thể quản lý chặt chẽ được. Để làm được điều này thì chúng tôi rất cần có cơ chế phối hợp giữa nhà trường,…”.

Qua các ý kiến trên đã gợi mở cho Nhà trƣờng một số vấn đề lƣu ý khi QLHĐRL của SV là:

+ Một bộ phận cán bộ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của HĐRL đối với SV. Nhà trƣờng cần phải tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức để

các cán bộ, GV nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HĐRL đối với SV.

+ Bổ sung trong công tác quản lý của mình về vấn đề cơ chế phối hợp trong và ngoài trƣờng cụ thể hơn. Ngoài ra, cũng yêu cầu SV xây dựng mẫu biểu về đăng ký ngoại trú. Nêu rõ địa bàn cƣ trú về tạm trú, báo tạm trú, tạm vắng; Trong các buổi giao ban định kỳ Nhà trƣờng cần mời các cán bộ phụ trách an ninh trên địa bàn cùng tham dự,

+ Chú trọng tăng cƣờng nâng cao ý thức tự rèn luyện trong sinh viên * Nghiên cứu trên hồ sơ lưu giữ trong trường (từ năm 2011- 2013) gồm các hồ sơ sau: Các biên bản, các kết quả đánh giá về các hoạt động rèn luyện của SV; Các kế hoạch hoạt động rèn luyện của SV trong các năm vừa qua; Các kết quả về thi đua khen thƣởng, kỷ luật.

2.3. Thực trạng hoạt động rèn luyện của sinh viên hệ chính quy Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

2.3.1. Các hoạt động rèn luyện của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên trong 3 năm qua

Từ năm 2011-2013 các hoạt động rèn luyện cho SV của trƣờng gồm: Các hoạt động văn nghệ: Cuộc thi Tiếng hát đơn ca SV; Hội diễn văn nghệ khối trƣờng các năm 2011, 2012, 2013; văn nghệ chào xuân, chào mừng ngày Sinh viên Việt Nam 9/1, hành trình bài ca sinh viên, chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, liên hoan văn nghệ chào khóa mới, ngày thành lập trƣờng, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chƣơng trình cắm hoa và nhà ở sạch gọn kiểu mẫu cho sinh viên kí túc xá…

Các hoạt động thể thao: Giải Bóng chuyền nam, nữ SV; Giải Cầu lông SV; Giải Bóng bàn SV nội trú; Giải Bóng rổ nam, nữ SV; Giải Bóng đá nam, nữ SV; Hội khỏe truyền thống 26/3; tham gia các cuộc thi đấu thể thao ngoài trƣờng nhƣ chạy việt dã, giải bóng đá báo tiền phong,

Ngoài ra còn các hoạt động nhƣ: Thi Olympic, hiến máu nhân đạo… Đánh giá của SV về thực hiện các hoạt động rèn luyện qua câu hỏi 1 phần phụ lục 2 cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của sinh viên về về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của Trƣờng CĐKT-TC TN

Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

Số lƣợng 22/250 96/250 129/250 3/250

Tỷ lệ % 8,8 38,4 51,6 1,2

Qua bảng 2.3 cho thấy nhận xét đánh giá của SV về hoạt động giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cho SV của trƣờng CĐKTTC chƣa thật tốt lắm vì vẫn còn có 51,6% ý kiến của SV cho là bình thƣờng và còn có 1,2 % ý kiến cho là chƣa tốt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới những nhận xét và đánh giá nêu trên? Để tìm hiểu sâu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục 2 nhằm khảo sát về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của chính sinh viên tại trƣờng CĐ KT-TC TN và thu đƣợc kết quả ở biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Khảo sát sinh viên về việc thực hiện các hoạt động rèn luyện của sinh viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Chú dẫn biểu đồ 2.1

Rất thƣờng xuyên: 52/250 - chiếm tỷ lệ 20,8% Thƣờng xuyên: 170/250 - chiếm tỷ lệ 68% Không thƣờng xuyên: 28/50 - chiếm tỷ lệ 11,2%

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên

Qua biểu đồ cho thấy quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trong nhà trƣờng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, chỉ một bộ phận nhỏ còn còn chƣa quan tâm đến hoạt động rèn luyện trong nhà trƣờng cũng nhƣ cho chính bản thân dẫn tới đánh giá việc không thƣờng xuyên chiếm 11,2%.Để làm rõ hơn tác giả tiến hành khảo sát câu hỏi số 3 phần phụ lục 2 về nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động rèn luyện trong quá trình học tập tại trƣờng qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về vai trò của hoạt động rèn luyện trong quá trình học tập

STT Vị trí, vai trò HĐRL

Mức độ tán thành %

Đồng ý Phân vân Không tán

thành

1 HĐRL là một trong các hoạt động

giáo dục cơ bản trong nhà trƣờng 86.8 9.6 3.6

2 HĐRL giúp SV hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, bản lĩnh, năng lực, sở trƣờng…)

79.2 19.6 1.2

3 HĐRL củng cố kết quả hoạt động

dạy học trên lớp 86 12 2

4 HĐRL của SV tạo nên sự hài hòa, cân đối trong quá trình sƣ phạm toàn diện

84.4 15.2 0.4

5 HĐRL giúp SV rèn luyện tính kỷ

luật, tính tập thể và tính cộng đồng 89.6 10.4 0 6 HĐRL củng cố phát triển quan hệ

giao tiếp cho SV trong trƣờng và

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)