8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nội dung
HĐRL và tự rèn luyện của SV diễn ra trong suốt quá trình đào tạo bao gồm các nội dung chính sau:
1.3.2.1. Rèn luyện ý thức học tập
SV phải nhận thức rằng việc học tập, rèn luyện không chỉ có ý nghĩa phục vụ cho bản thân mà còn có ý nghĩa cho xã hội. Việc học của SV phải đƣợc thể hiện bằng chính quá trình hoạt động, rèn luyện và nỗ lực của bản thân, bởi “kiến thức chỉ có đƣợc qua tƣ duy của con ngƣời”.
Ý thức học tập thể hiện ở những việc làm nhƣ tinh thần vƣợt khó, phấn đấu vƣơn lên trong học tập, tìm tòi nghiên cứu, đào sâu kiến thức chuyên môn nhƣ tham gia nghiên cứu khoa học, tham dự thi kỳ thi Olympic các cấp…
Để thực hiện nội dung này, ngoài việc tự rèn luyện thì các nhà QL, nhà GD phải định hƣớng cho SV phƣơng pháp học tập, xây dựng kỷ luật trong học tập để tạo ra các chuẩn mực trong học tập, thực hiện dạy thật, học thật để giúp SV có ý thức cao trong học tập.
1.3.2.2. Chấp hành nội qui, qui chế của nhà trường
Mỗi nhà trƣờng đều có nội qui riêng để yêu cầu mọi ngƣời phải tuân theo nhằm tạo ra trật tự trong nhà trƣờng để đạt chất lƣợng, hiệu quả trong giảng dạy và học tập.
SV hiện đang học tập tại trƣờng phải chấp hành đầy đủ các nội quy, qui chế của nhà trƣờng nhƣ: thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Quy chế đào tạo trong đăng ký học, thi, kiểm tra; Chấp hành qui định về nội, ngoại trú; Thực hiện đóng học phí đầy đủ và đúng hạn; thực hiện tốt nội quy thƣ viện, nếp sống văn hóa học đƣờng, đeo thẻ sinh viên trong khuôn viên Trƣờng; Thực hiện nghiêm túc quy định phòng cháy chữa cháy; chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp hàng tháng; thực hiện tốt nếp sống văn minh…
1.3.2.3. Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội
SV có thể tham gia các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ theo sở thích, các hội thi, hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo; ủng hộ ngƣời nghèo,… Thông qua các hoạt động này sẽ giúp SV rèn luyện kỹ năng sống, tạo hứng thú,
thƣ giãn sau những giờ học căng thẳng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo cũng nhƣ phát triển những năng khiếu riêng cho SV.
Mặt khác, tham gia vào các hoạt động này giúp SV đƣợc củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức, cập nhật thông tin mới, các thành tựu khoa học từ đó tạo hứng thú học tập; thông qua đó SV đƣợc bồi dƣỡng, hiểu biết về lịch sử đất nƣớc, các giá trị truyền thống của dân tộc, của quê hƣơng, từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lý tƣởng cống hiến, bảo vệ đất nƣớc, phấn đấu vì mục tiêu XHCN. Có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội
Vì thế hoạt động chính trị xã hội, hoạt động phong trào là một phƣơng thức giáo dục SV. Phƣơng thức này nhẹ nhàng, vừa phù hợp với đặc điểm tâm lý của tuổi trẻ, mang lại sự vui tƣơi, phấn khởi trong khối SV, tạo đƣợc sự đoàn kết gắn bó giữa các SV với nhau.
1.3.2.4. Tự rèn luyện phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng xã hội
Rèn luyện SV trong việc chấp hành các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực tham gia các công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mối quan hệ cộng đồng, tinh thần giúp đỡ bạn bè, ngƣời nghèo, ngƣời gặp khó khăn; Định hƣớng cho SV trong suy nghĩ và hành động thể hiện trách nhiệm công dân trong mọi công việc, giúp SV hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng; Chấp hành sự phân công của lớp, của trƣờng; Có lối sống lành mạnh, quan hệ đúng mực với thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và SV trong trƣờng. Có ý thức giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông.
1.3.2.5. Tham gia quản lý lớp học và các hoạt động đoàn thể, hội sinh viên
Sinh viên đƣợc phân công quản lý lớp, các tổ chức Đoàn, Hội và các tổ chức khác trong nhà trƣờng là những SV tích cực và có thành tích đặc biệt trong học tập và rèn luyện. Thông qua thực hiện các nhiệm vụ quản lý lớp, lãnh đạo hoạt động đoàn thể giúp SV có cơ hội rèn luyện và phát triển các năng lực tổ chức, chia sẻ trách nhiệm, phát triển khả năng làm việc nhóm, hợp tác là một trong số những năng lực quan trọng của công dân thế kỷ 21.
Để giúp SV thực hiện nội dung này, các lực lƣợng làm công tác quản lý SV phải tạo ra sân chơi, cơ hội và trao quyền tự chủ cho SV trong hoạt động tập thể; Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trƣờng học phải thực hiện tốt vai trò nòng cốt, định hƣớng chính trị trong việc xây dựng tổ chức hoạt động của Hội với mục tiêu hình thành nhân cách con ngƣời trong xã hội mới, phù hợp với đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.