Đảm bảo tính pháp lý

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Đảm bảo tính pháp lý

Bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan. Thực hiện quản lý hoạt động RL của SV phải tuân thủ đúng các qui định của

ngành về các khía cạnh: Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý SV (Phòng/ ban…) tùy theo qui mô từng trƣờng CĐ;

Thực hiện triển khai đầy đủ các nội dung của công tác SV theo qui chế HSSV do Bộ GD & ĐT ban hành.

1) Rèn luyện ý thức học tập;

2) Chấp hành nội qui, qui chế của nhà trường;

3) Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội; 4) Rèn luyện phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng xã hội; 5) Tham gia quản lý lớp học và các hoạt động đoàn thể.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả RL của SV theo đúng qui định của quy chế công tác HSSV về đánh giá kết quả rèn luyện của HS, SV các cơ sở giáo dục đại học và trƣờng trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT để đảm bảo đúng mục đích của việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trƣờng nhằm:

- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Đƣa ra đƣợc những định hƣớng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng trƣờng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có môi trƣờng rèn luyện.

Yêu cầu của việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên: - Đánh giá thƣờng xuyên kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên.

- Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai và dân chủ.

Điểm rèn luyện đƣợc đánh giá bằng thang điểm 100. Hiệu trƣởng các trƣờng căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trƣờng quy định các tiêu chí và mức điểm chi tiết phù hợp với các nội dung đánh giá và không vƣợt quá khung điểm quy định của Quy chế này.

1.5.2. Đảm bảo yêu cầu về phương pháp giáo dục

a. Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác Giáo dục và Đào tạo thế hệ trẻ

Công tác thanh niên, sinh viên đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong tổng thể của công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ, bắt nguồn từ vị trí, vai trò của thế hệ trẻ, của thanh niên. Quan điểm trên của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ mục đích, yêu cầu và nội dung của công tác sinh viên trong hệ thống nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa…

Bác căn dặn toàn Đảng, toàn dân trƣớc lúc về cõi vĩnh hằng: “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”, đối với thanh niên (trong đó có SV) ngƣời chỉ rõ: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” [28, tr.510].

Công tác SV về phần mình cũng sẽ tìm thấy phƣơng châm, vai trò, nhiệm vụ cụ thể từ lời Di huấn của Ngƣời. Tìm hiểu, khai thác từ Di sản tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy đƣợc những quan điểm của Ngƣời về công tác SV trên một số khía cạnh tiêu biểu là:

- Công tác SV có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ nhằm phát triển toàn diện những nhân cách cho những trí thức tƣơng lai, đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo toàn diện.

- Công tác SV phải kết hợp tốt việc giáo dục, đào tạo với tự giáo dục, tự đào tạo, kết hợp với quản lý và tự quản lý.

- Nội dung, nhiệm vụ của công tác SV phản ánh nội dung, nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trƣờng và của các tổ chức xã hội liên quan đến thanh niên, SV.

b. Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên lý giáo dục

Trong tổ chức hoạt động rèn luyện của SV phải đảm bảo học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội trong tổ

chức các hoạt động rèn luyện của SV; các hoạt động rèn luyện gắn với nội dung chƣơng trình đào tạo; tạo cơ hội cho SV vận dụng những điều đã học vào thực tiễn; gắn kết hoạt động của nhà trƣờng với địa phƣơng nơi trƣờng đóng và với nghề nghiệp của SV trong tƣơng lai.

Môi trƣờng đại học, cao đẳng đòi hỏi ngƣời SV khả năng tự lập nhiều hơn, phải làm quen nhanh chóng với rất nhiều các mối quan hệ xã hội, mọi tầng lớp xã hội. Sinh viên có các nhu cầu về học tập, nghiên cứu khoa học, mở rộng kiến thức, nhu cầu về định hƣớng nghề nghiệp, nhu cầu về đời sống vật chất, về mở rộng các mối quan hệ tình bạn, tình yêu... và cả nhu cầu tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng cao.

Để tạo điều kiện cho SV đƣợc trau dồi kỹ năng, học hỏi từ thực tiễn, nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình thực tế, giao lƣu với những lãnh đạo nhiều kinh nghiệm từ các công ty, tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức các hội thảo khoa học với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế nhất với công việc và đƣa ra những định hƣớng cho bản thân sau khi tốt nghiệp.

c. Quán triệt quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác sinh viên trong đào tạo phát huy nguồn lực con người

Một trong những văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với công tác thanh niên, SV là Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII về “Công tác thanh niên trong thời kỳ mới” [15, tr.82].

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sang tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [15, tr.132].

“Làm tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, truyền thống, lý tƣởng, đạo đức, lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực trí tuệ của thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dƣỡng ƣớc mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ƣu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15, tr.242].

1.6. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến QLHĐRL của sinh viên

Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến QLHĐRL của SV, tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả đề cập đến một số yếu tố ảnh hƣởng sau:

1.6.1. Yếu tố quản lý

Năng lực đội ngũ: QLHĐRL của SV có rất nhiều tiêu chí để đánh giá đòi hỏi ngƣời quản lý phải có năng lực nhất định nhƣ: năng lực thu thập và xử lý các thông tin. Các cán bộ quản lý có năng lực tốt sẽ tƣ vấn, tham mƣu cho lãnh đạo cấp trên những biện pháp QLSV tốt hơn. Nhà trƣờng có cơ chế chính sách tốt cho đội ngũ trực tiếp quản lý SV sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng QLSV trong các hoạt động rèn luyện.

Đội ngũ quản lý mà kém sẽ hạn chế về năng lực, phẩm chất, trình độ, không có khả năng đổi mới phƣơng thức tổ chức hoạt động. Với hạn chế đó họ không đủ uy tín đối với SV, tiếng nói không đủ trọng lƣợng, không đủ sức thuyết phục đối với SV, không đủ sức làm tấm gƣơng cho SV noi theo.

Với tầm quan trọng của việc QLSV bộ máy hoạt động không thể chấp nhận những cán bộ quản lý không ngang tầm nhiệm vụ. Nhà trƣờng cần có cơ chế thích hợp để có thể bố trí những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và nhiệt huyết vào các cƣơng vị lãnh đạo, quản lý SV.

1.6.2. Yếu tố sinh viên

SV là chủ thể trong hoạt động rèn luyện vì vậy ý thức tham gia của họ có tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình rèn luyện. Sự tự rèn luyện của SV là

vô cùng quan trọng, đặc biệt trong điều kiện sống của SV khi xa gia đình, ít chịu sự quản lý trực tiếp của gia đình, lại thƣờng xuyên đối mặt những cám dỗ của đời thƣờng.

SV có bản lĩnh là ngƣời có sự tự rèn luyện để có đƣợc lối sống đẹp, không bị ảnh hƣởng xấu của các tác động bên ngoài, không vƣớng vào các tệ nạn xã hội. Ngƣợc lại, chỉ thiếu sự tu dƣỡng, rèn luyện mình thì SV sẽ dễ mắc phải những sai sót làm ảnh hƣởng đến quá trình học tập, tới sự nghiệp của mình… Điều đó đặt ra cho công tác quản lý hoạt động rèn luyện của SV phải chú ý tác động đến bộ phận SV thiếu chủ động trong rèn luyện để giúp SV thay đổi, tham gia tích cực vào các hoạt động để hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu.

1.6.3. Yếu tố văn hóa

Mỗi một SV phải lựa chọn một khuôn mẫu hành vi, một hệ thống ngôn ngữ phù hợp với đối tƣợng giao tiếp là biểu hiện văn hóa. Ngoài việc rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh từ cách ăn mặc, trang phục sinh hoạt, học tập…nhằm xây dựng một môi trƣờng văn hóa củng cố những gì đã có và phát huy,làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc… Kế thừa và phát huy những tinh hoa, đồng thời phải biết gạn lọc tiếp thu cái mới từ bên ngoài một cách phù hợp trong sự giao thoa của văn hóa hiện đại.

Đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những thành phần phá hoại văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại, nhất là khi chúng ta gia nhập vào các tổ chức thế giới, thì sự giao thoa của các nền văn hóa là tất yếu. Xuất phát từ những lối sống thực dụng đua đòi, một số ít bạn thanh niên trong đó có cả SV đã vấp ngã. Sự ảnh hƣởng ở văn hóa ngoại lai, những quan niệm xa lạ, cách ăn mặc lố lăng, kệch cỡm hoàn toàn xa lạ với văn hóa VN.

Nhận thức đƣợc vấn đề quan trọng này giúp cho mỗi SV vừa học tập, tìm hiểu và có những hoạt động cụ thể trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và trách nhiệm quản lý hoạt động rèn luyện của SV cũng phải chú ý việc bảo tồn vá phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

1.6.4. Yếu tố kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây đất nƣớc ta có nhiều thay đổi quan trọng: chính trị ổn định, kinh tế có những bƣớc tăng trƣởng nhất định, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải thiện… Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi này tạo điều kiện cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế xã hội nƣớc ta còn tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo.

Do mặt trái của kinh tế thị trƣờng kéo theo một loạt những tệ nạn nảy sinh: nạn đề đóm, cờ bạc, rƣợu chè, ma túy… trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó với ngƣời thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hƣớng sống biệt lập, chỉ biết mình… Điều đó, ảnh hƣởng rất lớn đến thế hệ trẻ nói chung và việc học tập và rèn luyện của SV trong các trƣờng đại học nói riêng.

Toàn bộ nền kinh tế - xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực nó đang từng ngày, từng giờ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV nói chung. Vì vậy, mục tiêu của cán bộ quản lý là phải làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực để SV chuyên tâm vào việc học tập và rèn luyện.

1.6.5. Yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất thiết bị dạy học - giáo dục là thiết bị lao động sƣ phạm của các nhà giáo dục và SV. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục trong nhà trƣờng thì sẽ gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện đƣợc.

Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, một trong những nội dung của việc QLHĐRL của SV là phải thƣờng xuyên có kế hoạch, bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện phụ vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và quản lý hoạt động rèn luyện.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý giáo dục trong đó có công tác QLSV đƣợc xem là một trong những khâu đột phá cơ bản để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng ĐH, CĐ nói chung và đối với Trƣờng CĐ KT-TC TN nói riêng.

Quản lý trƣờng đại học, cao đẳng là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục tổng thể, là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Do đó, để thực hiện các chức năng trong quản lý hoạt động rèn luyện của SV thì đơn vị đầu mối là phòng công tác HSSV, phải thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra trong sự phối hợp với các phòng, ban và lực lƣợng khác trong và ngoài trƣờng.

Việc thực hiện QLHĐRL của SV trong các trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc dựa trên những cơ sở khoa học của Bộ GD&ĐT ban hành về công tác HSSV.Để hoạt động rèn luyện của SV đạt kết quả tốt phải thực hiện triển khai đầy đủ các nội dung: Rèn luyện ý thức học tập; Chấp hành nội qui, qui chế của nhà trường; Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội; Rèn luyện phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng xã hội; Tham gia quản lý lớp học và các hoạt động đoàn thể.

Ngoài ra, phải phát huy đƣợc những ảnh hƣởng tích cực từ các yếu tố: QL; SV; kinh tế, xã hội... cũng nhƣ ngăn ngừa ảnh hƣởng tiêu cực của nó.

Trên đây là các cơ sở lý luận, từ góc độ lý luận quản lý giáo dục và góc độ lý luận về QLHĐRL của SV, các khái niệm và các khái quát hoá lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng QLHĐRL của SV, và đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp QLHĐRL của sinh viên ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÁI NGUYÊN

2.1. Vài nét về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Trƣờng CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên (Tiền thân là trƣờng Trung học Kinh tế Bắc Thái) đƣợc thành lập vào ngày 20/12/1978. Trải qua 35 năm trƣởng thành và phát triển đƣợc sự quan tâm của tỉnh ủy Hội đồng Nhân dân.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)