8. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động rèn luyện cho sinh viên hệ chính
của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên
Ngay sau khi nhận đƣợc văn bản chỉ đạo của BGD&ĐT việc yêu cầu các trƣờng thực hiện quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của SV (ban hành quyết định số 60/2007/QĐ-BGDDT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Ban Giám hiệu Trƣờng CĐ KT-TC TN đã chỉ đạo và giao cho phòng CTCT-SV là đơn vị đầu mối, cùng với Đoàn TN, Hội SV, các khoa quản lý SV và các đơn vị chức năng trong Trƣờng.Tuyên truyền, phổ biến nội dung quy chế đến từng SV qua nhiều hình thức: Phổ biến trong “Tuần sinh hoạt công dân SV” đầu năm, đầu khóa; Hội nghị giữa đối thoại giữa lãnh đạo Trƣờng với SV; Họp các cán bộ quản lý HSSV, quản lý kí túc xá, các CVHT; Họp đội ngũ
cán bộ lớp,phổ biến và triển khai tại lớp; Thông qua hệ thống bản tin, website của trƣờng; Gửi thông báo về các khoa để quán triệt tới từng lớp, từng SV.
CVHT chủ động làm tốt công tác tổ chức, hƣớng dẫn học tập và rèn luyện ngay từ khi sinh viên mới vào trƣờng, cung cấp chƣơng trình hoạt động của Nhà trƣờng để sinh viên tự chủ trong tham gia thông qua: Quy chế học tập và rèn luyện qua sổ tay sinh viên do nhà trƣờng biên soạn, phiếu học tập…..
* Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên
Thực hiện đúng các quy định của Đảng, Nhà nƣớc và của Bộ Giáo dục và đào tạo, Phòng công tác sinh viên đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với sinh viên.Theo kết quả báo cáo trong 3 năm học trở lại đây, phòng đã thực hiện xét và đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên đúng đối tƣợng và thời hạn.
Bảng 2.17. Kết quả thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho sinh viên Năm học Sinh viên đƣợc miễn giảm học phí
2011-2012 225
2012-2013 357
2013-2014 314
(Nguồn : Phòng công tác sinh viên)
* Việc thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong sinh viên chính quy
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn, phòng chống tệ nạn xã hội trong những năm qua cũng đƣợc quan tâm, chú trọng hơn. Phòng đã tổ chức thƣớng xuyên các buổi tuyên truyền, phổ biến hƣớng dẫn giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV-AIDS và các hoạt động có liên quan đến sinh viên. Cụ thể trong 3 năm học 2011-2012và năm học 2012-2013, 2013-2014 phòng đã làm mẫu biểu và đã tổ chức cho sinh viên khóa 9, K10, CĐLT K8 khi mới nhập học ký cam kết không buôn bán vận chuyển tàng trữ và sử dụng chất ma túy, không để bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và đặc biệt là chấp hành tốt trật tự, an ninh khu nội trú. Tuy nhiên việc chấp hành an ninh trật tự an toàn
xã hội của sinh viên khu ngoại trú còn chƣa thật sự sát sao, liên tục dẫn tới trong quản lý còn lỏng lẻo, và chƣa thật tốt.
* Về công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú Công tác quản lý sinh viên nội trú
Về cơ sở vật chất: Ký túc xá sinh viên Nhà trƣờng gồm có 4 khu nhà: K1, K2, K3 và K4, có 383 phòng ở. Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ sâu rộng của Tỉnh và của Đảng ủy, BGH nhà trƣờng cho đến nay hệ thống Kí túc xá đã hoàn thiện đi vào bậc nhất của Tỉnh với 4 dãy nhà khang trang sạch đẹp, hệ thống điện nƣớc đầy đủ và công trình phụ khép kín.Có 02 nhà KTX 5 tầng và 01 KTX 4 tầng
- Có 01 khu nhà 7 tầng có hệ thống thang máy. Đây là khu nhà dành cho HS-SV nam, tầng 6 và 7 dành riêng cho lƣu sinh viên Lào ở và học tập.
Chú trọng việc thu hút HSSV vào sinh hoạt tại ký túc xá. Đây cũng là mục tiêu chung của giáo dục khi đầu tƣ xây dựng hệ thống ký túc xá nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm của HSSV trên mọi mặt của đời sống xã hội. Do có sự hợp lý trong việc bố trí sắp xếp chỗ ở cho sinh viên, tăng cƣờng sự giám sát, giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh viên. Luôn cải tiến phƣơng pháp, tổ chức quản lý, thực hiện tốt phong cách, tác phong làm việc của cán bộ quản lý KTX.
Đảng ủy BGH luôn quan tâm tổ chức các hoạt động cho kí túc xá nhƣ nhà ở sạch gọn kiểu mẫu, chƣơng trình vui tết noel, mở các câu lạc bộ khiêu vũ, dance sport tại kí túc xá...
Công tác nội trú ăn ở cũng luôn đƣợc sự kiểm tra đột xuất của phòng công tác HSSV nhằm đánh giá khách quan quá trình ăn ở, sinh hoạt của các em để có sự nhắc nhở kịp thời, có cơ sở đánh giá trách nhiệm chung của Ban quản lý KTX và quá trình rèn luyện của các em. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình làm điểm rèn luyện cho sinh viên vào cuối kỳ và cũng là đánh giá sát thực trong giao ban đối thoại hàng tháng.
Qua điều tra với phiếu câu hỏi số 10 - phụ lục 2 với 100 sinh viên nội trú về mức độ quan tâm của ban quản lý tới hoạt động của sinh viên, thu đƣợc kết quả.
Bảng 2.18. Mức độ quan tâm của ban quản lý tới hoạt động của sinh viên TT Các biện pháp Mức độ quan tâm (%) Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Yếu 1 tr 6.0 39.0 52.0 3.0
2 Công tác làm thủ tục đăng ký tạm trú cho
sinh viên ở nội trú 10.0 44.0 38.0 8.0
3 Công tác lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ
theo dõi sinh viên nội trú theo mẫu quy định 2.0 35.0 57.0 6.0 4 Công tác phân công cán bộ trực trong khu
nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra.
5.0 18.0 66.0 11.0
5 Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trƣờng, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.
17.0 52.0 30.0 1.0
Qua bảng số liệu tỷ lệ phần trăm đạt đƣợc cho thấy mức độ quan tâm ở mục 2 và 5 là khá tốt, chiếm trên 50%, tuy nhiên việc lập sơ đồ khoa học và đảm bảo công tác trực chƣa đạt đƣợc kết quả cao.Tăng cƣờng hơn nữa về cơ sở vật chất, khi có phản ánh của các phòng, ban quản lý KTX cần luôn quan tâm thƣờng xuyên, liên tục tạo cảnh quan môi trƣờng và không khí trong lành cho HSSV nhằm gắn kết các em với kí túc xá nhà trƣờng trong suốt thời gian học tập.
Công tác quản lý SV ngoại trú
Công tác quản lý sinh viên ngoại trú đƣợc phòng công tác sinh viên thực hiện theo Thông tƣ số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Phỏng vấn 20 hộ dân nơi có sinh viên ngoại trú thấy rằng nhà trƣờng và phòng công tác đã làm tốt trên 80% một số hoạt động nhƣ: Thực hiện hƣớng dẫn sinh viên chấp hành pháp luật và các quy định của chính quyền địa phƣơng, cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về nhà ở cho sinh viên ngoại trú, có sổ theo dõi thƣờng xuyên cập nhập hàng tháng, cấp giấy chứng nhận sinh viên của trƣờng đƣợc phép ngoại trú để công an phƣờng có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.
Đồng thời qua phỏng vấn giáo viên Dƣơng Thành Nam - Phòng công tác sinh viên Trƣờng cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên cũng thấy đƣợc rằng do số lƣợng sinh viên ngoại trú của trƣờng rất đông và phân bố không tập trung nên việc phối hợp giữa Phòng công tác sinh viên với các ngành, các cấp, chính quyền địa phƣơng trên địa bàn có sinh viên ngoại trú để xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự an toàn cho sinh viên, giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến sinh viên của trƣờng rất phức tạp nên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao dù đã phối hợp làm tƣơng đối đồng bộ.
Qua một số phỏng vấn có thể thấy rằng công tác quản lý sinh viên ngoại trú đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể, tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hoạt động này chính là sự phối hợp của Phòng công tác sinh viên với các chuyên ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn có sinh viên ngoại trú còn lỏng lẻo, chƣa kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan tới sinh viên.
Hoạt động VHVN-TDTT và hoạt động tập thể khác
Kết quả khảo sát trên 250 SV các lớp khác nhau trong trƣờng theo câu
hỏi số 7 - phụ lục 2 và 50 CBQL và GV câu hỏi số 4 - phụ lục 1 về mức độ tổ
Bảng 2.19. Mức độ tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT
và hoạt động tập thể khác
TT Nội dung hoạt động ĐTKS
Thƣờng xuyên
Bình
thƣờng Hiếm khi
SL % SL % SL %
1 Sinh hoạt giao lƣu văn hóa SV 190 76 47 18.8 13 5.2
CB 37 74 9 18 4 8
2 Tổ chức các cuộc thi và giao lƣu văn nghệ SV 223 89.2 21 8.4 6 2.4 CB 44 88 6 12 0 0 3 Tổ chức các cuộc thi cán bộ Đoàn giỏi SV 61 24.4 174 69.6 15 6 CB 12 24 22 44 16 32 4 Tổ chức các giải thể thao SV 216 86.4 24 9.6 10 4 CB 39 78 7 14 4 8
5 Tổ chức cuộc thi hoa khôi kinh tế (Miss tcef)
SV 187 74.8 39 15.6 24 9.6
CB 42 84 8 16 0 0
6 Sinh hoạt chi đoàn, chi hội SV 183 73.2 43 17.2 24 9.6
CB 40 80 9 18 1 2
7 Tổ chức sinh hoạt, hội họp tập thể SV 193 77.2 34 13.6 23 9.2
CB 38 76 9 18 3 6
8 Vệ sinh nơi ở SV 107 42.8 121 48.4 22 8.8
CB 18 36 19 38 13 26
9 Vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ môi trƣờng
SV 87 34.8 135 54 28 11.2
CB 15 30 27 54 8 16
10 Hoạt động khác SV 64 25.6 112 44.8 74 29.6
CB 22 44 17 34 11 22
Nhìn vào bảng 2.19 cho thấy: Việc tổ chức các hoạt đông nhƣ: Sinh hoạt giao lƣu văn hóa; Tổ chức các cuộc thi văn nghệ; Tổ chức các giải thể thao; Tổ chức giao lƣu văn nghệ; Sinh hoạt chi đoàn, chi hội; Tổ chức sinh hoạt, hội họp tập thể đƣợc SV và GV đánh giá là tổ chức thƣờng xuyên với tỷ lệ cao nhất (nội dung 1, 2, 4, 5, 6, 7, trong bảng với tỉ lệ 76%, 89,2%, 86,4, 74,8%, 73,2%, 77,2% đối với SV và 74%, 88%, 78%, 84%, 80%, 762% đối với CBQL, GV). Các hoạt động đƣợc SV và GV đánh giá yếu nhất (ít khi tổ chức hoạt động) là:
Tổ chức các cuộc thi cán bộ Đoàn giỏi; Vệ sinh nơi ở; Vệ sinh nơi công cộng và bảo vệ môi trƣờng (nội dung: 3, 8, 9 với tỉ lệ 24,4%, 42,8%, 34,8% đối với SV và 24%, 36%, 30% đối với GV). Các nội dung này chƣa duy trì một cách thƣờng xuyên, nề nếp để lôi cuốn đông đảo SV tham gia…
Quản lý tốt các hoạt động này chính là tổ chức cho SV tham gia tích cực các hoạt động VHVN, TDTT theo xu hƣớng vừa tham gia có tính chất phong trào và tham gia các hoạt động rèn luyện hàng ngày. Cần có biện pháp kích thích, động viên những SV tích cực và có chế tài cụ thể đối với số SV chây lƣời trong việc tham gia các hoạt động.
* Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện các hoạt động VHVN, TDTT
Các điều kiện đảm bảo cho các hoạt động rèn luyện của SV về phong trào VHVN, TDTT mới chỉ ở mức độ đạt yêu cầu, riêng điều kiện về sân chơi, bãi tập cho các hoạt động TDTT rèn luyện thể chất là chƣa đạt yêu cầu do trƣờng thiếu sân bãi, chƣa có nhà thi đấu đa năng cho SV. Ngoài ra, do quỹ hoạt động dành cho hoạt động Văn - Thể hạn chế cho nên kinh phí tổ chức còn hạn hẹp.
Đánh giá chung về thực trạng các hoạt động VHVN, TDTT đã đƣợc tổ chức cho SV tham gia tƣơng đối sôi nổi, công tác tổ chức các phong trào VHVN, TDTT của phòng CTCT-SV đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên công tác quản lý các hoạt động này của SV còn nhiều hạn chế, bất cập. Phòng CTCT-SV khi lập kế hoạch cho các hoạt động VHVN, TDTT còn chung chung, các hình thức, nội dung tổ chức năm nào cũng giống nhau, chƣa có sự cải tiến cho phong phú tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn cho SV tham gia.
* Hoạt động hướng nghiệp cho SV
Hƣớng nghiệp và tƣ vấn việc làm cho sinh viên là hoạt động có tính chất cơ sở để Nhà trƣờng có những điều chỉnh trong chƣơng trình đào tạo của mình sao cho ngày càng phù hợp với nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực của nền kinh tế, của xã hội.
Nhà trƣờng đã phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt cựu sinh viên, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức cho sinh viên thực tập; Giới thiệu sinh viên thực tập cho các tổ chức doanh nghiệp; Hàng năm Nhà trƣờng tổ chức ngày “Hội chợ việc làm cho SV”, trƣờng mời các các doanh nghiệp, các ngân hàng có đặc thù nghề của trƣờng đào tạo đến phỏng vấn thi tuyển trực tiếp. Đây là cơ hội rất tốt để SV có thể tham gia thi tuyển dụng vào ngành nghề mình có chuyên môn.
Nhƣ vậy, Nhà trƣờng đã tạo cơ hội cho SV vận dụng những điều đã học vào thực tiễn; gắn kết hoạt động của Nhà trƣờng với địa phƣơng nơi trƣờng đóng và với nghề nghiệp của SV trong tƣơng lai.
2.4.4. Công tác thi đua, khen thưởng tạo động lực cho SV trong học tập và rèn luyện của Trường CĐ KT-TC TN
Công tác chỉ đạo việc thực hiện, tổ chức các hoạt động rèn luyện của Trƣờng CĐ KT-TC TN đã làm khá tốt. Cụ thể nhƣ: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về biển đảo, tuyên truyền hƣởng ứng lời kêu gọi thi đua yêu nƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nƣớc trong mỗi cán bộ và sinh viên Nhà trƣờng.
Tổ chức cuộc thi viết về Trƣờng CĐ KT-TC TN nhân kỷ niệm 35 năm thành lập trƣờng.
Công tác tuyên truyền nội bộ đƣợc đẩy mạnh, thông qua các hình thức cổ động trực quan trên các pano, áp phích theo chủ đề, theo sự kiện các hình thức tuyên truyền qua bản tin nội bộ, phát thanh nội bộ vừa tạo cảnh quan, môi trƣờng sƣ phạm sạch đẹp trong Nhà trƣờng, vừa góp phần tuyên truyền giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ và SV. Bên cạnh đó, công việc trang trí khánh tiết cho các buổi sinh hoạt chính trị, văn hóa, các sự kiện trong và ngoài trƣờng đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Phối hợp với Văn phòng Đảng ủy, mời các chính trị viên tỉnh ủy về quán triệt nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, các buổi nói chuyện thời
sự góp phần đƣa nghị quyết của Đảng vào đời sống, nâng cao công tác tƣ tƣởng cho cán bộ và SV trƣờng.
Các hoạt động VHVN, TDTT bám sát, nắm bắt kịp thời chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, cũng nhƣ những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của SV. Trên cơ sở đó, đề xuất những ý kiến đúng để hƣớng phong trào vào hoạt động có hiệu quả, phù hợp.Chú ý đến việc phối hợp giữa các hoạt động văn thể với việc tuyên truyền giới thiệu quảng bá hình ảnh Nhà trƣờng.
Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã quan tâm sâu sát đến việc xây dựng tổ chức Đoàn TN và Hội SV và dành những điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức này hoạt động. Hàng tháng Nhà trƣờng cấp cho một khoản kinh phí đáng kể để duy trì hoạt động thƣờng xuyên.