Xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống phát thanh, tuyên truyền của

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ thống phát thanh, tuyên truyền của

nhà trường về các hoạt động chung.Chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt và các nội dung hướng dẫn hoạt động.

* Mục đích

Phát thanh, tuyên truyền về sự cần thiết của hoạt động rèn luyện trong nhà trƣờng.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, SV trong toàn trƣờng về công tác rèn luyện của SV.

Xây dựng đƣợc hình tƣợng mẫu để SV học tập, noi theo.

* Nội dung và cách tiến hành

Ban hành kế hoạch thực hiện công tác phổ biến các nội quy, quy chế của nhà trƣờng; các thông tin hữu ích cho hoạt động rèn luyện. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có ý nghĩa liên quan thiết thực với quyền lợi, nghĩa vụ của SV

Tuyên truyền, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của SV về các hoạt động trong nhà trƣờng

Triển khai kịp thời các văn bản của trƣờng thông qua nhiều hệ thống nhƣ niêm yết ở bản tin, qua mạng điện tử, thông qua hệ thống loa đài. Hình thức tuyên truyền này có khả năng tác động tới nhiều đối tƣợng trong cùng một thời gian, có thể thực hiện phát đi phát lại nhiều lần khi cần thiết để mọi ngƣời cùng biết, cùng thực hiện.

Chú trọng nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt để các em SV lấy đó làm tấm gƣơng để soi xét, đánh giá lại mình, từ đó có ý thức tự giác, lập kế hạch học tập và rèn luyện của mình cho hợp lý.

Xây dựng kế hoạch, mời chuyên gia tổ chức các buổi nói chuyện, phát thanh định kỳ cho SV.

+ Định kỳ tổ chức cho SV nghe nói chuyện thời sự, chính trị (1 lần/ học kỳ) để SV nắm bắt đƣợc tình hình chính trị và các hoạt động, các yêu cầu của công tác QLHĐRL của SV nói riêng.

+ Duy trì có hiệu quả hội nghị đối thoại giữa SV với lãnh đạo nhà trƣờng (1 lần/1 tháng), thành lập các tổ thăm dò dƣ luận xã hội, tổ chức họp lớp trƣởng định ký hàng tháng để SV đƣợc bày tỏ những vƣớng mắc, nguyện vọng, thông qua đó lãnh đạo nhà trƣờng nắm bắt kịp thời diễn biến tƣ tƣởng của SV để có sự điều chỉnh và các giải pháp chỉ đạo, thực hiện kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

+ Tổ chức các cuộc nói chuyện, các đợt thi đua theo chuyên đề, tọa đàm... nhân các ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc.

* Điều kiện thực hiện

Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trƣờng và sự thống nhất đầu tƣ trong nhà trƣờng nhƣ trang bị hệ thống loa phát thanh, bố trí lắp đặt tại những nơi SV thƣờng hay tập trung đông nhƣ ký túc xá, căng tin, nhà ăn… Cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học cho từng nội dung và cho từng đợt hoạt động.

Xây dựng đƣợc đội ngũ cộng tác viên viết bài tốt, lựa chọn nội dung tuyên truyền thiết thực, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của SV.

Lựa chọn phát thanh viên có khả năng nói tốt, chất giọng nhẹ nhàng, truyền cảm để gây sự chú ý, tạo hứng thú cho ngƣời nghe.

3.2.5. Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên

* Mục đích

Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc QLSV là một yêu cầu cấp bách để giúp cho công tác quản lý đƣợc khoa học, giảm bớt không gian lƣu trữ, tránh thất lạc dữ liệu, xử lý nhanh một khối lƣợng về thông tin, tra cứu một cách

nhanh chóng với độ chính xác cao, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian, và giải phóng bớt công sức lao động cho những ngƣời làm công tác QLSV nói chung và quản lý kết quả HĐRL của SV nói riêng.

* Nội dung và cách tiến hành

- Phòng CTCT-SV cần quản lý đƣợc các thông tin của SV từ khi nhập học đến khi ra trƣờng. Thông qua hệ thống ngƣời quản lý dễ dàng truy cập, tìm kiếm thông tin về quá trình học tập, rèn luyện cũng nhƣ thông tin cá nhân của SV.

- Hệ thống quản lý giúp cho việc theo dõi xử lý học tập cuối năm học và cuối khóa học đƣợc nhanh chóng, chính xác.. Căn cứ vào các dữ liệu đã hệ thống cho phép thống kê theo các yêu cầu nhƣ:

+ Danh sách SV trúng tuyển theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV nhập học theo khoa, theo ngành, theo lớp. + Danh sách SV ở nội trú theo khoa, theo ngành, theo lớp.

+ Danh sách SV đƣợc học tiếp, ngừng học, buộc thôi học, bảo lƣu… + Danh sách SV đủ điều kiện thi tốt nghiệp, không đủ điều kiện thi tốt nghiệp. + Danh sách SV có bảng kết quả học tập của từng SV từng học kỳ, từng năm học, từng khóa học, theo lớp, theo ngành, theo từng khoa và từng SV.

+ Danh sách SV đã tốt nghiệp theo lớp, theo ngành, theo từng khoa và từng SV.

- Phòng CTCT-SV cần quản lý các thông tin của từng cá nhân SV, sở thích, năng khiếu, địa chỉ nhà, số điện thoại… Thông qua hệ thống quản lý dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin về quá trình học tập cũng nhƣ những thông tin cá nhân của SV.

- Hệ thống quản lý giúp theo dõi đánh giá kết quả rèn luyện cuối năm và cuối khóa học đƣợc nhanh chóng, chính xác. Căn cứ vào các dữ liệu đã có, hệ thống cho phép thống kê, báo cáo các yêu cầu đặt ra nhƣ:

+ Tổng hợp hoặc phân loại cụ thể đƣợc số sinh viên đạt kết quả rèn luyện xuất sắc, loại tốt, loại khá, loại trung bình khá, loại yêu, loại kém.

+ Tổng hợp hoặc phân loại cụ thể đƣợc số sinh viên thuộc diện chính sách, số SV là dân tộc thiểu số, số SV đang vay vốn ngân hàng.

+ Số SV nam, số SV nữ, SV là Đảng viên, SV qua quân ngũ.

+ Tổng hợp hoặc phân loại cụ thể đƣợc số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, số SV đạt giải cấp Trƣờng, cấp quốc gia.

* Điều kiện thực hiện

- Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trƣờng và sự thống nhất đầu tƣ trong nhà trƣờng, sự quyết tâm trong xây dựng kế hoạch hoạt động chung của phòng CTCT-SV về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLSV nói chung và quản lý kết quả HĐRL của SV nói riêng.

- Các cán bộ phụ trách quản lý cần đƣợc tập huấn cho bản thân về kiến thức công nghệ, cách thức sử dụng phần mềm. Cần đầu tƣ thời gian công sức tự học hỏi thêm để thực hiện có hiệu quả, vƣơn tới làm chủ khoa học công nghệ chứ không chỉ giảng viên dạy môn tin học.

- Có sự đầu tƣ về kinh phí thƣờng xuyên để cập nhật, sửa chữa, bổ sung để phần mềm QLSV nói chung và quản lý kết quả HĐRL của SV nói riêng thực sự hiệu quả.

3.2.6. Quản lý khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có và tăng cường cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho hoạt động rèn luyện

* Mục đích

Khai thác triệt để cơ sở vật chất mà nhà trƣờng hiện có để tổ chức các hoạt động vẫn diễn ra thƣờng xuyên và có hiệu quả. Tận dụng cơ sở vật chất và những phƣơng tiện sẵn có, vẫn còn sử dụng đƣợc, tránh lãng phí.

Tăng cƣờng cơ sở vật chất tài chính phục vụ cho hoạt động rèn luyện của SV đảm bảo nền tảng và điều kiện thuận lợi để hoạt động rèn luyện có thể tiến hành với chất lƣợng và hiệu quả nhƣ mong muốn. Đáp ứng yêu cầu của nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành”.

Cần xác định rõ nguồn lực tài chính phục vụ cho HĐRL của SV hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động rèn luyện. Vì vậy, trong quản lý

nguồn lực tài chính, Trƣờng cần vận dụng năng động trong điều kiện cho phép để huy động các nguồn lực tài chính khác sao cho vừa đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động này mà lại sử dụng hiệu quả đúng mục đích, đúng quy định.

* Nội dung và cách tiến hành

- Tổ chức đánh giá chất lƣợng cơ sở vật chất một cách toàn diện; Mỗi cá nhân trong trƣờng phải nhận thức đƣợc những cố gắng của Ban lãnh đạo Nhà trƣờng đã cung cấp đầy đủ những cơ sở vật chất cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động, do vậy cần phải khai thác tối đa và quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có.

- Đồng thời có kế hoạch bổ sung cải tiến nâng cấp để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, tổ chức hoạt động. Mở rộng và nâng cấp sân chơi, bãi tập để phục vụ tốt cho hoạt động rèn luyện thể chất, hội họp sinh hoạt giao lƣu… trong điều kiện tài chính của trƣờng.

- Hiện đại hóa hệ thống phƣơng tiện phục vụ quản lý: sử dụng máy tính để quản lý hồ sơ, quản lý nhân sự SV và quản lý các HĐRL. Đảm bảo tổ chức mạng lƣới thông tin thông suốt từ trung tâm điều hành đến Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, các khu giảng đƣờng.

- Có biện pháp huy động các nguồn tài chính trong trƣờng cũng nhƣ ngoài trƣờng nhƣ: nguồn tài trợ từ các đơn vị doanh nghiệp, các nguồn kinh phí ủng hộ của các cá nhân…đảm bảo luôn chủ động chi tiêu phục vụ tốt cho hoạt động rèn luyện của SV.

- Hàng năm có kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị cho HĐRL, chủ động các nguồn lực tài chính phục vụ các yêu cầu của hoạt động.

* Điều kiện thực hiện

- Có thông tin đầy đủ về tình hình CSVC hiện tại của trƣờng và các nguồn lực có thể khai thác.

- Nhà trƣờng công khai phân bổ định mức chi tiêu để các đơn vị chủ động trong sử dụng.

- Cần thanh tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thật cụ thể, tỉ mỉ và thƣờng xuyên.

Cán bộ quản lý của Trƣờng cần nhận thức và vận dụng năng động, sáng tạo để tận dụng mọi nguồn lực, không ngừng cải thiện điều kiện học tập, giảng dạy và các hoạt động rèn luyện trong nhà trƣờng.

3.2.7. Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong hoạt động rèn luyện trong hoạt động rèn luyện

Để làm tốt công tác quản lý HĐRL của SV cần có một chế độ, chính sách cho các lực lƣợng tham gia công tác này. Công tác thi đua, khen thƣởng và kỷ luật trong HĐRL của SV chính là một chế độ chính sách này. Đây là biện pháp gián tiếp, kích thích, động viên các bộ phận, cá nhân tham gia, cũng nhƣ giảm bớt những hành động, việc làm gây cản trở làm ảnh hƣởng xấu tới công tác này.

* Mục đích

Xây dựng đƣợc tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn, danh hiệu thi đua, khen thƣởng, kỷ luật đối với SV một cách khách quan, công bằng, nghiêm minh kịp thời.

Xây dựng tiêu chí, đánh giá thi đua, khen thƣởng kỷ luật đối với các đơn vị cá nhân tham gia công tác rèn luyện của SV. Trên cơ sở các tiêu chí đã đƣợc xây dựng, làm cơ sở để đánh giá, chính xác công bằng kết quả rèn luyện của SV, từ đó giúp SV nhận thức đầy đủ về bản thân phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Đảm bảo công bằng, hợp lý, đồng thời thực hiện xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, khách quan, đúng đối tƣợng đảm bảo tính giáo dục.

Động viên khuyến khích những tập thể, cá nhân có đóng góp hiệu quả cho việc tổ chức, quản lý HĐRL cho SV, đặc biệt chú trọng khen thƣởng, khuyến khích và có hỗ trợ hợp lý tới các tổ, đội do sinh viên lập ra để tự rèn luyện.

* Nội dung và cách tiến hành

Đánh giá đúng kết quả rèn luyện của tập thể lớp và SV sẽ tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của SV. Để đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cần phải thực hiện các nội dung:

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn đánh giá thi đua lớp hàng tuần, hàng tháng và học kỳ.

- Cụ thể hoá tiêu chuẩn xếp loại rèn luyện sinh viên theo quy định

- Xây dựng quy trình đánh giá xếp loại lớp, xếp loại rèn luyện sinh viên. - Tiến hành đánh giá theo đúng quy định.

Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trƣờng cao đẳng, các thông tƣ, văn bản của Bộ GD&ĐT về giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm, nội quy của nhà trƣờng.

Tiêu chuẩn đánh giá tập thể hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học cần phải lƣợng hoá thành quan điểm. Định mức điểm phù hợp để xếp loại tốt, trung bình, yếu.

Tiêu chuẩn đánh giá SV phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lƣợng và định tính. Tính định lƣợng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tƣ tƣởng, nhận thức, thái độ, hành vi.

Việc đánh giá đúng và khách quan điểm rèn luyện của SV có ý nghĩa tích cực giúp SV ý thức đƣợc khuyết điểm của bản thân, xác định đƣợc hƣớng phấn đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn. Nếu đánh giá rèn luyện thiếu công bằng, thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của SV, tạo “sức ỳ” đối với SV chậm tiến. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là nhà sƣ phạm mẫu mực, khách quan, vô tƣ, hiểu biết sâu sắc tâm tƣ, nguyện vọng của sinh viên, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trƣởng phải tập hợp đƣợc các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt đƣợc các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên đƣợc sự nỗ lực của tập thể lớp và SV.

Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD&ĐT quy định, hiệu trƣởng phải thống nhất trong nhà trƣờng quy định bổ sung các danh hiệu thi đua để khuyến khích, động viên SV trong việc tự rèn luyện. Đây là yếu tố rất quan trọng khuyến khích các sinh viên nêu cao tính tự giác, trách nhiệm trong suy nghĩ và hành động.

Hiệu trƣởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên ban thi đua, dự thảo tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do ngành cấp trên quy định, tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, góp ý bổ sung, ban thi đua bổ sung hoàn thiện trình hiệu trƣởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua trong cán bộ, giảng viên, SV.

Đối với việc khen thƣởng, trách phạt tập thể SV và cá nhân SV cần thực hiện theo quy trình: Cá nhân SV, tập thể SV tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua hiệu trƣởng phê duyệt và tiến hành khen thƣởng, kỷ luật.

Đối với cán bộ giảng viên, để tiến hành khen thƣởng kỷ luật, cần phải thực hiện theo quy trình. Cá nhân tự đánh giá, tập thể kết luận, họp ban thi đua xét duyệt. Hiệu trƣởng phê duyệt, tiến hành khen thƣởng, kỷ luật. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thẩm quyền khen thƣởng của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thƣởng.

Để đánh giá CB, GV và GVCN trong nhà trƣờng đƣợc toàn diện không thể thiếu ý kiến của sinh viên. BGH mỗi năm nên tổ chức một lần lấy nhận xét đánh giá của các em đối với giảng viên của mình thông qua hình thức “lấy ý kiến ngƣời học”.

* Điều kiện thực hiện

Phổ biến tiêu chuẩn thi đua, thông báo rộng rãi đến toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên và SV trong trƣờng.

Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá kết quả rèn luyện trong giai đoạn hiện nay.

Chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục để đánh một cách khách quan.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động rèn luyện của sinh viên trường cao đẳng kinh tế - tài chính thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)