b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia
2.2.5. Tác động của hoạt động NC&TK các tổ chức KH&CN đối vớ
sự phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của tỉnh
a) Trong lĩnh vực Nông Lâm Như ngiệp
Đây là lĩnh vực được quan tâm đầu tư lớn nhất trong tổng số các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp tỉnh. Các nghiên cứu tập trung vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu KH&CN; nghiên cứu giải quyết các vấn đề về giống mới, quy trình kỹ thuật sản xuất, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh, khai thác thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp của từng địa phương, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững.
Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp đã tiếp tục góp phần quan trọng làm chuyển biến rõ rệt nhận thức của nông dân từ sản xuất độc canh, manh mún sang tư duy sản xuất hàng hoá; làm thay đổi đáng kể cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng, phát triển nhanh các cây con và các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, tạo các giải pháp, quy trình công nghệ,… thiết thực phục vụ thực hiện kết quả các chỉ tiêu KT-XH trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Hầu hết các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực này đều mang tính ứng dụng. Tính ứng dụng được biểu hiện thông qua kết quả một số đề tài được tiếp tục ứng dụng phát triển thành các dự án sản xuất thử nghiệm hoặc các dự án KH&CN để khẳng định kết quả trước khi đưa vào thực tiễn sản xuất và đời sống như: các kết quả nghiên cứu về tuyển chọn, phục tráng và nhân giống đối với cây bưởi Đặc sản Đoan Hùng và cây hồng Gia Thanh, Hạc Trì, phát triển thủy sản ở huyện Cẩm Khê, phát triển một số giống chè trên địa bàn tỉnh…; một số kết quả nghiên cứu có nội dung thử nghiệm hoặc một số đề tài/dự án được chuyển giao ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống như: các kết quả nghiên cứu khảo nghiệm giống cây lương thực hàng năm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm ở Tam Nông, phác đồ điều trị hiệu quả bệnh léptospira trên
Nhiều kết quả nghiên cứu hiện chư được ứng dụng song trong tương lai gần sẽ được khai thác, sử dụng như: ứng dung bản đồ vỏ phong hóa vùng gò đồi và núi thấp tả ngạn sông Hồng, biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả đặc sản của tỉnh, giải pháp công nghệ lấy nước phù sa cải tạo đất canh tác, công nghệ bơm hút sâu giải quyết nước tưới trong mùa cạn, giải pháp hạn chế tác động xấu của xói mòn đất đến các công trình thủy lợi, công nghệ Fitohoocmon sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ vỏ cây và phế thải nguyên liệu làm giấy…Một số quy trình công nghệ, sản phẩm nghiên cứu tạo ra, từng bước được thương mại hóa, chào bán như: quy trình công nghệ sản xuất, nhân giống một số giống cây lâm nghiệp (trám trắng), cây bản địa có giá trị cao bằng phương pháp ghép; công nghệ và kỹ thuật canh tác hai giống bưởi đặc sản Đoan Hùng; công nghệ canh tác trên đất dốc; công nghệ Fitohoocmon sản xuất và sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn vỏ cây và nguyên liệu phế thải từ sản xuất giấy; công nghệ thiết bị thu hái chè xanh; quy trình công nghệ sản xuất phân loại chè theo màu sắc; công nghệ bơm hút sâu phục vụ tưới tiêu; một số giống cây, hoa đã được tạo ra …
Nhìn chung: Các đề tài, dự án đã được đánh giá cao về kết quả và khả năng ứng dụng tiến khoa học và giá trị thực tiễn. Thông qua các dự án đã thu hút đông đảo hộ nông dân tham gia, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành một số vùng chuyên canh, thâm canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, sử dụng hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư vùng nông thôn miền núi và thực hiện chương trình phát triển cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi - thuỷ sản của tỉnh.
Tuy nhiên, trên lĩnh vực này còn những tồn tại hạn chế chủ yếu: Số lượng các đề tài, dự án nhằm tạo ra các kết quả khai thác tiềm năng, lợi thế và phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh còn ít; ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm - thủy sản còn hạn chế; việc triển khai nhân rộng các mô hình nghiên cứu điển hình còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật
từ cơ sở cũng như sự phối hợp với các địa phương, các tổ chức đoàn thể chưa tốt. Một số kết quả nghiên cứu được tạo ra có triển vọng chưa được quan tâm đầu tư tiếp phát triển thành các dự án sản xuất thử nghiệm, hoặc dự án ứng dụng để kết luận trước khi chuyển giao rộng rãi vào sản xuất và đời sống. Một số kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa học thấp, không có ý nghĩa và khả năng phát triển, ứng dụng vào thực tiễn. Đây là lĩnh vực có hệ số rủi do khá cao do nhiều nguyên nhân từ tác động các yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và mang tính mùa vụ cao, do vậy cũng hạn chế đến chất lượng kết quả nghiên cứu tạo ra và khả năng ứng dụng…
b). Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Trong công nghiệp: Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất thuốc hàn tự động, công nghệ hoàn nguyên Inmenhit trong sản xuất que hàn chất lượng cao, mỗi năm tiết kiệm được trên 800 triệu đồng, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở ra hướng khả năng xuất khẩu nguyên liệu, đã được công nhận bản quyền và đã được giới thiệu, chào bán, trở thành công nghệ được thương mại hoá, tiếp tục hoàn thiện công nghệ để sản xuất với quy mô lớn 3000tấn/năm. Kết quả nghiên cứu ứng dụng, làm chủ được công nghệ sản xuất vật liệu từ composite, từng bước đổi mới sản phẩm và tiếp nhận các đơn đặt hàng; nghiên cứu sử dụng Barit địa phương làm phụ gia khoáng hoá để sản xuất Klinke chất lượng cao trong sản xuất xi măng, được đưa vào sản xuất đại trà và ổn định; ứng dụng phương pháp hoá học để thu hồi bột giấy và nước trong công đoạn xeo giấy đem lại lợi nhuận gần 400 triệu đồng cho Công ty từ việc tiết kiệm nguyên liệu (bột thu hồi), nước sản xuất và đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng Etanol tuyệt đối làm phụ gia nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu trong nước đã tạo ra được các sản phẩm xăng sinh học có chất lượng tương đương xăng tại thị trường Việt Nam bằng công nghệ trong nước, làm cơ sở từng bước tham gia vào chương trình sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng của Nhà nước.
nước hiện đại của Đức và Nhật Bản; áp dụng công nghệ tạo hình vật liệu đất sét nung bằng phương pháp ép bán khô tạo ra các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm cho đơn vị, hàng năm sản phẩm được giới thiệu tại các kỳ hội chợ công nghệ (Techmart) khu vực và toàn quốc; triển khai công nghệ sản xuất men nền, men lót từ nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu trong sản xuất gạch Ceramic; mở rộng áp dụng công nghệ mới sản xuất gạch lò đứng liên hoàn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, được UBND tỉnh cho phép chuyển giao trên địa bàn tỉnh, từng bước thay thế các lò gạch thủ công hiện nay, đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế v.v…
- Trong phát triển tiểu thủ công nghiệp: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển làng nghề trong thời kỳ 2001-2005 và có tính đến 2010 của tỉnh đã được UBND tỉnh duyệt ban hành phục vụ chỉ đạo phát triển làng nghề của tỉnh hiện; nghiên cứu sản xuất thành công các sản phẩm mang dấu ấn văn hoá Đất Tổ đã làm phong phú hơn những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng đất Phú Thọ, các sản phẩm đã và đang được thương mại hoá; kết quả nghiên cứu công nghệ và sản xuất thành công sản phẩm mới "cốt gốm sứ làm hàng sơn mài mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu", bổ sung chất liệu đầu vào trong sản xuất các mặt hàng sơn mài mỹ nghệ truyền thống, mở ra hướng sản xuất sản phẩm mới, đa dạng, ổn định theo đơn đặt hàng, tạo thêm việc làm cho người làm gốm và làm sơn mài, khôi phục làng nghề truyền thống.
- Trong sản xuất, chế biến thực phẩm: áp dụng công nghệ sản xuất rượu vang khô từ nguyên liệu nho tươi trong nước, tạo thêm sản phẩm mới; tiếp nhận và áp dụng thành công công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống và phát triển nghề trồng nấm (nấm mỡ, nấm rơm, nấm dược liệu, mộc nhĩ...),
Phần lớn các đề tài, dự án được trực tiếp triển khai tại các cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp trên địa bàn, do vậy các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng thực tế cao mang lại hiệu quả trực tiếp cho chính các doanh nghiệp, từng bước tạo nên sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với khoa học và công
nghệ, chủ động ứng dụng các tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các kết quả, hiệu ích từ các đề tài, dự án trên lĩnh vực này là rất đáng khích lệ trong việc hỗ trợ, khuyến khích được các doanh nghiệp trên địa bàn, mặc dù nguồn vốn KH&CN của nhà nước hỗ trợ còn rất hạn chế, đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức về KH&CN cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực này còn thiếu những nghiên cứu mang tính đột phá, tạo nên sự thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp, đặc biệt trong việc xác định lựa chọn, ứng dụng các thành tựu KHCN trong quá trình hội nhập về KH&CN và hội nhập kinh tế quốc tế; số lượng các doanh nghiệp chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ còn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Việc tiếp bước ứng dụng các kết quả nghiên cứu để mở rộng thành các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện về công nghệ và khẳng định hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường…, đưa vào sản xuất ổn định còn chậm, còn thiếu sự quan tâm của chính doanh nghiệp cũng như của các cấp quản lý trong lĩnh vực này.
c). Trong nghiên cứu, điều tra tài nguyên và bảo vệ môi trường
Đây là lĩnh vực được quan tâm thường xuyên, ứng dụng các biện pháp, các tiến bộ kỹ thuật cũng như các nghiên cứu, góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cung cấp các luận cứ khoa học và luận cứ thực tiễn quan trọng phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực này, như: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hầm khí Biogas trên địa bàn nông thôn tỉnh Phú Thọ, đã tiết kiệm chi phí nguyên liệu chất đốt cho các hộ gia định (từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/năm), khẳng định là giải pháp kỹ thuật tiến bộ, phù hợp, được nhân dân các địa phương trong tỉnh ứng dụng rộng rãi trong khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức và văn minh nông thôn. Kết quả các đề tài nghiên cứu ô nhiễm asen và một số kim loại năng trong nước và đất ở Việt Trì, Lâm Thao, biện pháp kiểm soát ô nhiẽm môi trường các khu công nghiệp,
Những kết quả nghiên cứu về: điều tra lập bản đồ vỏ phong hoá vùng gò đồi núi thấp phục vụ cho việc bố trí cơ cấu cây trồng thuộc 7 huyện tả ngạn sông Hồng, cho thấy khu vực này có tiềm năng rất lớn để phát triển cây lâu năm, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp; về đánh giá tổng hợp nước mặt, đã đề xuất được các giải pháp hợp lý cấp nước sinh hoạt tại chỗ cho cụm dân cư tập trung vùng chậm lũ của tỉnh; về đặc điểm khí hậu và phần vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển bền vững và phòng chống thiên tai, đã đưa ra nhóm giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của khí hậu đối với tỉnh, đặc biệt trong phát triển nông lâm nghiệp; nghiên cứu đầy đủ về hiện tượng nứt, sụt đất ở huyện Thanh Ba, đã phân tích, nhận dạng rõ các nguyên nhân, khoanh vùng và giải pháp quan trọng để phòng ngừa, từng bước khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững tại khu vực này, là cơ sở chắc chắn cho các cấp chính quyền, người dân áp dụng góp phần ổn định kinh tế, chính trị trên địa bàn.
Những kết quả trên đã tiếp tục góp phần cung cấp thông tin, cơ sở dữ
liệu, các luận cứ có ý nghĩa trong quản lý. Kết quả một số đề tài, dự án ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường có khả năng ứng dụng nhân rộng trong thực tiễn ngay trong quá trình triển khai và sau khi kết thúc ví dụ: dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hầm khí Biogas trên địa bàn nông thôn tỉnh.
Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này được đánh giá cao về tính khoa học trong nghiên cứu, phần lớn tập trung vào việc cung cấp được nhiều luận cứ khoa học và thực tiễn quan trọng cho các cấp, ngành quản lý liên quan. Hướng vào việc đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Song việc ứng dụng, vận dụng các kết quả đó trong thực tiễn còn khá chậm; nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các kết quả này chưa thực sự đúng mức; còn thiếu cơ chế phối hợp để thực thi, triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Nhiều kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này thể hiện rõ hơn tính trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Có thể nói, trong lĩnh vực này tuy đã có nhiều kết quả tốt, song còn thiếu các đề tài, hoặc các dự
án xây dựng các mô hình ứng dụng các giải pháp nhằm giải quyết ngay các vấn đề ô nhiễm môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên một cách rõ nét.
d). Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Trong khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) đã thu được nhiều kết quả quan trọng, có ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được đánh giá cao, như kết quả nghiên cứu điều tra các di tích lịch sử liên quan đến Kinh đô Văn Lang và thời đại các vua Hùng ở Việt Trì; trước đó, các nghiên cứu giải pháp đã phục dựng lại và bảo tồn được Hội Phết, thu hút đông đảo được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Kết quả dự án sưu tầm, nghiên cứu thiết lập hồ sơ khoa học Đền Hùng - là bộ hồ sơ đầu tiên nghiên cứu tổng hợp, toàn diện về Đền Hùng và các vùng phụ cận, đã thiết lập được bộ hồ sơ khoa học về di tích lịch sử Đền Hùng và các di tích thời đại Hùng Vương vùng phụ cận với 1 hệ thống các tư liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, quá trình phát triển, về các di tích, di vật khảo cổ học, truyền thuyết, lễ hội, hệ thống được 769 bản sách, tư liệu thành văn viết về Đền Hùng, 245 bản thần tích, thần phả, kiểm kê 37 di tích và nhiều di vật quý tại Đền Hùng và vùng phụ cận ở Phú Thọ, thống kê được 1064 di tích thờ Hùng