Chính sách đổi mới với hoạt động NC-TK

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia

1.3.5. Chính sách đổi mới với hoạt động NC-TK

Khái niệm về chính sách đổi mới cho đến nay có khá nhiều cách nhìn nhận khác nhau.

Stoneman (1987) miêu tả chính sách đổi mới là các chính sách liên quan đến những can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế với mục đích tác động đến quá trình đổi mới công nghệ. Mowery (1992) thì định nghĩa chính sách đổi mới là những chính sách ảnh hưởng đến những quyết định của doanh nghiệp để phát triển, thương mại hoá và thực hiện các công nghệ mới.

DN cạnh tranh

N

gƣời

tiêu dùn

g

Môi trường kinh tế quốc tế

Môi trường trong nước

DN cạnh tranh

DN

Cơ sở hạ tầng KHCN

Môi trường công nghệ quốc tế Các trường đại học Các Viện nghiên cứu

Môi trường văn hoá – xã hội

Công nghiệp D N sản xuất phụ tr Chính phủ Chính sách

Trong một nghiên cứu về chính sách đổi mới và cách tiếp cận hệ thống đổi mới, Edquist (2001) cho rằng chính sách đổi mới là những can thiệp của nhà nước nhằm đến sự thay đổi kỹ thuật và các hình thức đổi mới khác, bao gồm: Chính sách nghiên cứu và triển khai, chính sách công nghệ, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách vùng và chính sách giáo dục. Điều này có nghĩa rằng chính sách đổi mới vượt ra khỏi phạm vi của chính sách KH&CN (ảnh hưởng đến đổi mới từ bên cung) và như vậy chính sách đổi mới bao gồm cả hoạt động công ảnh hưởng đến đổi mới từ bên cầu [14].

Khi nghiên cứu về chính sách đổi mới trong nền kinh tế tri thức (Cowan and van de Paal, 2000) các tác giả đã đưa ra cách xác định chính sách đổi mới như một tập hợp các hoạt động chính sách nhằm gia tăng số lượng và hiệu quả

của các hoạt động đổi mới. Các hoạt động đổi mới ở đây đề cập đến sự sáng

tạo, sự thích nghi và chấp nhận các sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến. Ở phạm vi doanh nghiệp hay tổ chức thì các hoạt động này diễn ra nhằm giới thiệu các sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến nhằm tăng năng suất, lợi nhuận hoặc thị phần, với mục tiêu cuối cùng là tăng tính cạnh tranh của tổ chức mình trong khoảng thời gian dài.

Nghiên cứu của Uỷ ban châu Âu về Đổi mới [16] cho rằng “chính sách

đổi mới không đơn thuần chỉ tập trung vào nghiên cứu và triển khai mà tập trung vào các biện pháp tốt nhất để thúc đẩy một môi trường có lợi cho đổi mới, đó là một môi trường mà tạo điều kiện cho việc truyền bá tri thức và công nghệ trong hệ thống. Môi trường thể chế thuận lợi bao gồm “nhu cầu” cho đổi mới: môi trường kinh tế vĩ mô, cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả, liên kết khoa học - công nghệ tốt, tiếp cận đến nguồn vốn mạo hiểm và quản lý chuyên môn cho cho việc hình thành doanh nghiệp, điều kiện hình thành mạng lưới, cơ cấu hỗ trợ và nền tảng giáo dục” [14].

Tóm lại, từ những cách tiếp cận khác nhau trên đây có thể hiểu Chính

sách đổi mới là những can thiệp có hệ thống của nhà nước tạo ra môi trường và các điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi kinh tế - xã hội, khuyến khích sự

phát triển nguồn nhân lực, tạo ra những ý tưởng mới và các điều kiện thuận lợi để biến ý tưởng đó thành các sản phẩm, qui trình và dịch vụ.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, chính sách đổi mới không thuần túy là một chính sách mới, mà là tập hợp có hệ thống các chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách giáo dục, chính sách khoa học và công nghệ… Nếu tập hợp đó không có tính hệ thống thì không thể nói đến chính sách đổi mới.

Mục đích cuối cùng của chính sách đổi mới là tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh, có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và được thị trường chấp nhận. Theo quan điểm của chính sách đổi mới, sản phẩm của các viện, trường cần được tạo ra với chất lượng sao cho các doanh nghiệp – người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy, cần có một hệ thống giải pháp đổi mới nhằm tạo ra năng lực nghiên cứu cho mạng lưới các tổ chức NC&TK trên địa bàn tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp “tiêu thụ” các sản phẩm nghiên cứu có chất lượng. Đây là vấn đề được tập trung nghiên cứu và phân tích trong chương 3 của luận văn theo quan điểm của chính sách đổi mới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

1. Hoạt động NC&TK là loại hình hoạt động đặc biệt với các đặc trưng quan trọng là: tính sáng tạo, tính mới, sử dụng phương pháp khoa học. Đây là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới nói chung và đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình nói chung đối với cả hai mô đổi mới tuyến tính và phi tuyến. Hoạt động này được thực hiện tại các tổ chức KH&CN và tạo ra các kết quả là đầu vào cho các đổi mới tiếp theo ở doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác. Kết quả liên kết các tổ chức KH&CN, DN và các chủ thể xã hội khác thành một hệ thống và khuyến khích tương tác giữa các thành phần tạo hệ đó bằng chính sách đổi mới trên bình diện quốc gia người ta gọi là hệ thống đổi mới quốc gia.

2. Hệ thống đổi mới quốc gia là công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của toàn nền kinh tế quốc gia chủ yếu bằng KH&CN. Doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống vì kết quả cuối cùng – sản

phẩm cạnh tranh diễn ra tại doanh nghiệp đem lại sự phồn thịnh cho đất nước. Chính phủ/chính quyền các cấp thay vì chỉ huy nay chuyển sang vai trò hỗ trợ (tạo ra hành lang pháp lý) và điều phối liên kết mạng. Đây là đặc điểm quan trọng khắc biệt hẳn với hệ thống chỉ huy bao cấp thịnh trị vào những năm 80 của thế kỷ trước. Cần nói thêm rằng, hệ thống này đã được vận hành tốt ở các nước công nghiệp phát triển vào đầu nhưng năm 60.

3. Chính sách đổi mới, về đại thể được xem là “phần mềm” của hệ thống đổi mới. Chính sách đổi mới có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các biện pháp chính sách để điều tiết có hiệu quả các hoạt động đổi mới. Nó bao gồm những can thiệp của nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy sự thay đổi kinh tế có lợi nhất, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, hình thành những ý tưởng mới và hiện thực hoá những ý tưởng mới này thành các sản phẩm, quy trình và dịch vụ.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NC&TK CÁC TỔ CHỨC KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)