Vị trí địa lý và tiềm năng thiên nhiên

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia

2.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng thiên nhiên

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu; 13 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện); 277 đơn vị hành chính cấp xã. Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN.

Địa hình tỉnh Phú Thọ chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu là tiểu vùng núi cao phía Tây Nam, tuy khó khăn về điều kiện giao thông, hạn chế về tiềm năng phát triển công nghiệp nhưng lại là vùng có nhiều tiềm năng về phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản; tiểu vùng đồi gò bát úp xen giữa đồng ruộng và dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Đà, sông Lô, là vùng đồi núi bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy, chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Về khoáng sản: trên địa bàn tỉnh có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng với các khoáng sản chính là cao lanh, penspat (với trữ lượng 30,6 triệu tấn, chất lượng tốt), Pyrit, Quarit, đá xây dựng (có tại 55 khu vực với trữ lượng 935 triệu tấn), cát sỏi khoảng

100 triệu tấn và nước khoáng nóng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các sản phẩm gốm sứ - là những mặt hàng có triển vọng trong và ngoài nước.

Về rừng: toàn tỉnh có 144.256,51 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 59.157,62 ha, còn lại là rừng trồng. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3 với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8; nhu cầu về gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 30% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)