Mạng lƣới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 49)

b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia

2.2.2. Mạng lƣới các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành một mạng lưới khoảng trên 70 tổ chức KH&CN (xem phụ lục 1), bao gồm: các tổ chức KH&CN trực thuộc các Bộ ngành (8 tổ chức NC&TK, 1 trường đại học, 13 trường cao đẳng và dạy nghề), các tổ chức NC&TK, dịch vụ KH&CN của Tỉnh (20 tổ chức) và 1 trường đại học, 30 trường cao đẳng và dạy nghề).

Phân hệ các tổ chức KH&CN của Trung ƣơng đóng trên địa bàn tỉnh, thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống KH&CN quốc gia, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh, là một bộ phận "bên ngoài" quan trọng, có tiềm năng KH&CN lớn góp phần đáng kể vào việc xây dựng năng lực nội lực sinh của Tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong số 8 tổ chức NC&TK, có 6 tổ chức hoạt động nghiên cứu và đào tạo chủ yếu trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, số còn lại (2 tổ chức) thuộc lĩnh vực KHTN và KHKT. Đây là ưu thế và thuận lợi đối với phát triển KT- XH của tỉnh trong điều kiện đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp là chiến lược

chủ yếu và quan trọng trong những năm tới. Các tổ chức KH&CN trong những năm qua đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với KT-XH của địa phương, đặc biệt đối với lĩnh vực phát triển nông lâm nghiệp. Các tổ chức KH&CN của Trung ương là nơi xác định, tạo ra và cung cấp cho sản xuất trên địa bàn tỉnh hàng loạt những kỹ thuật tiến bộ về giống, công nghệ sản xuất giống, hệ thống canh tác, quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh.

Các tổ chức phục vụ, hỗ trợ KH&CN: dịch vụ KH&CN, tư vấn, các Hội KHKT, thông tin KH&CN thuộc tỉnh quản lý có trên 20 đơn vị đầu mối, gồm: Hệ thống giống cây, con; hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến các huyện, xã; hệ thống bảo vệ cây trồng và vật nuôi; quy hoạch và kiểm nghiệm chất lượng công trình trong xây dựng, giao thông; ngoại ngữ và tin học; thông tin KH&CN; Tư vấn chuyển giao KH&CN, quan trắc môi trường, tài nguyên. Liên hiệp các hội KHKT tỉnh và các hội thành viên (có 12 hội thành viên, 408 chi hội và hội cơ sở) cũng đóng góp đáng kể với tư cách là phản biện xã hội và cũng là các tổ chức thực hiện hoạt động NC&TK. Các tổ chức này là một phần hữu cơ của mạng lưới KH&CN tỉnh làm cầu nối giữa KH&CN với sản xuất và đời sống. Đồng thời, giữ vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền phổ biến về chủ trương, chính sách; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn biện pháp, quy trình kỹ thuật, tổ chức cung ứng, dịch vụ KH&CN góp phần tham gia thực hiện thàng công các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh các giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010.

Các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học và các trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có trên 44 đơn vị (13 của TW, 31 của tỉnh quản lý). Phân hệ này có chức năng kết hợp đào tạo với nghiên cứu. Hình thức kết hợp khá đa dạng, tương hợp với cơ cấu và nhu cầu của các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, mũi nhọn của tỉnh, như sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, phân bón, giấy, chế biến

thực phẩm, xây dựng v,v….

Sự phối hợp, hợp tác giữa Phú Thọ với các tổ chức KH&CN, các trƣờng đào tạo, dạy nghề của Trung ƣơng: Những năm qua, hoạt động

được sự tham gia phối hợp tích cực và hiệu quả của nhiều cơ quan KH&CN của TW trên nhiều lĩnh vực KH&CN, điển hình là Viện nghiên cứu chè, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ, Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trung tâm nghiên cứu thuỷ nông cải tạo đất vùng đồi, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai, Đài khí tượng thủy văn Việt Bắc... Ngoài các các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh, tỉnh đã thu hút được nhiều cơ quan KH&CN của TW khác trực tiếp chủ trì thực hiện, chuyển giao công nghệ hoặc phối hợp tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án KH&CN Nhà nước và cấp tỉnh.

Tuy vậy trong lĩnh vực hợp tác KH&CN còn rất nhiều tiềm năng chưa được phát huy. Việc huy động, đặt ra chương trình, nội dung phối hợp với các cơ quan và lực lượng cán bộ KH&CN, nhất là cán bộ chuyên môn giỏi đầu ngành để tham gia giải quyết những vấn đề KH&CN, KT-XH trọng điểm của địa phương chưa được duy trì thường xuyên, hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin KH&CN còn nhiều mặt hạn chế. Thực trạng trên dẫn đến các cơ quan nghiên cứu của TW và địa phương chưa có mối quan hệ công tác, hợp tác thường xuyên. Đó là các mặt hạn chế lớn trong công tác huy động, phối hợp nguồn tiềm lực KH&CN tại chỗ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)