Về nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia

2.2.3. Về nhân lực KH&CN

Theo kết quả điều tra [16] về đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên trên địa bàn toàn tỉnh năm 20052

:

a). Về số lượng và trình độ:

- Tổng số cán bộ KHKT có: 18.121 người (số đang làm việc, không tính lực lượng trong các ngành quân đội, công an, ngành bưu điện, toà án, Viện kiểm soát), trong đó:

+ Cao đẳng: 7326, địa phương quản lý 7029 (chiếm 95,94%); TW quản lý 297 (4,06%).

+ Đại học: 10.392, địa phương quản lý 8419 (chiếm 81%), TW 1973 (19%).

2 Cần lưu ý rằng, về cơ bản số lương này không thay đổi đáng kể do chế độ định biên đang còn rất thịnh hành ở Phú thọ và vì ngân sách hạn hẹp.

+ Sau đại học (chuyên khoa 1 và 2 ngành y tế): 155; địa phương quản lý 155, chiếm 100%.

+ Thạc sỹ 217, địa phương quản lý 165 (chiếm 76%), TW 52 (24%). Trong số 165 thạc sỹ của tỉnh: lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo chiếm 54,5%, khoa học quản lý 20,6%, khoa học y dược 14%, KHKT nông nghiệp và một số ngành nghề khác 5,45%.

+ Tiến sỹ 31, địa phương quản lý 15 (chiếm 42%), TW 18 (58%). Số liệu trên cho thấy:

+ Số cán bộ từ cao đẳng trở lên do địa phương quản lý là 15.781 chiếm tỷ lệ 87%%, trong đó có 333 cán bộ có trình độ từ thạc sỹ, trên đại học và tiến sỹ: xét về số lượng thì đây là nguồn nhân lực KH&CN đông đảo, trong đó vai trò cá nhân của cán bộ có trình độ cao có một ý nghĩa lớn trong hoạt động KH&CN; nhưng xét về trình độ thì trong số cán bộ của tỉnh quản lý, số có trình độ cao đẳng chiếm đến 44,54% (7029/15.781) và số cán bộ từ cao đẳng trở lên/tổng số dân toàn tỉnh chiếm khoảng 1,39% - điều này nói lên số lượng cán bộ KH&CN của tỉnh còn chưa cao (Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000 đã có tỷ lệ trên 2% số người có trình độ từ cao đẳng trở lên so số dân).

+ Số cán bộ do TW quản lý là 2340, chiếm tỷ lệ 13% tổng số, trong đó tỷ lệ từ đại học trở lên chiếm 87,3% và chiếm 58% về số lượng tiến sỹ trên địa bàn tỉnh - cho thấy tiềm năng và thực lực trình độ của đội ngũ cán bộ KH&CN của TW trên địa bàn tỉnh là rất lớn, cần có các giải pháp để liên kết, phối hợp, huy động phục vụ hoạt động KH&CN của tỉnh.

b). Về phân bố lực lượng cán bộ KH&CN:

Phân bố theo lĩnh vực hoạt động: Dựa theo cách phân loại lĩnh vực hoạt động hiện hành của Bộ KH&CN, gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học kỹ thuật (KHKT), khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV), khoa học nông nghiệp (KHNN) và khoa học y dược (KHYD) và trên cơ sở số liệu điều tra, phân bố lực lượng KH&CN trên địa bàn tỉnh như sau:

+ Lĩnh vực khoa học kỹ thuật: có 2742, địa phương quản lý 1474; + Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: có 6415, địa phương quản lý 6999; + Lĩnh vực khoa học y dược: có 667, địa phương quản lý 653;

+ Lĩnh vực khác: có 4410, địa phương quản lý 3943;

Số liệu trên cho thấy lực lượng cán bộ hoạt động trên lĩnh vực KHXH&NV chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 35,4%) - đây là sự bất hợp lý về số lượng. Tiếp đến là các lĩnh vực khác, KHTN, KHKT, KHYD.

Phân bố theo cấp quản lý: Theo kết quả phân tích điều tra, nếu không kể lực lượng cán bộ KH&CN ở các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp và hệ thống giáo dục phổ thông thì số lượng cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc cấp tỉnh quản lý có 1784 người, huyện có 903, cấp xã phường thị trấn có 453 - đây là sự phân bố từ yêu cầu thực tế, theo biên chế, riêng tỷ lệ ở cấp xã phường còn thấp. Về đội ngũ cán bộ có trình độ từ sau và trên đại học phân bố không đều giữa các cấp và các lĩnh vực, tập trung chủ yếu ở cấp tỉnh (55 cán bộ), số lượng đó ở cấp huyện có 10 và cơ sở xã phường 1, một số ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của tỉnh như công nghiệp, Giao thông vận tải chưa có cán bộ KH&CN trình độ cao. Trong số lực lượng cán bộ KH&CN có trình độ cao hiện có trên địa bàn tỉnh hầu hết làm nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy hoặc quản lý các phòng, ban, các bộ môn chuyên môn. Số thạc sỹ khoa học giữ các chức vụ lãnh đạo (141/217) chiếm gần 65%; số cán bộ có trình độ tiến sỹ của địa phương đều giữ các chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên (lãnh đạo tỉnh có 1, lãnh đạo sở, ban, huyện có 6 và trưởng phó phòng thuộc sở có 6).

Lực lượng 453 người từ trình độ cao đẳng trở lên do cấp xã - phường quản lý, bao gồm cán bộ y tế (194 bác sỹ), quản lý nhà nước (149), cán bộ KHKT (176) của 274 xã toàn tỉnh, cho thấy bình quân mỗi xã, phường, thị trấn chưa đạt 2 người (mới đạt 1,65) là quá thấp. Mới có 5/12 huyện, thành phố, thị xã đạt tỷ lệ bình quân có trên 2 cán bộ từ cao đẳng trở lên/1 xã - phường là Thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, Tp.Việt Trì, Phù Ninh, Thanh Ba, tỷ lệ tương ứng là 3,1 - 2,56 - 2,52 - 2,1 - 2,03. Qua điều tra đến năm 2004 vẫn còn tới 51/274 xã, phường, thị

trấn không có cán bộ đại học, chỉ có 2 huyện Lâm Thao và Hạ Hoà có số cán bộ đại học được phân đều ở các xã. Riêng số bác sỹ ở xã đã có 194 mới đạt 71% số xã có bác sỹ là người của xã làm việc, nhưng đây là một lĩnh vực đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo cán bộ.

Riêng đối với các xã đặc biệt khó khăn: Tỉnh có 50/274 xã là xã đặc biệt khó khăn thuộc 6 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Cẩm Khê; trong đó hiện còn 20/50 xã vẫn không có cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên (Thanh Sơn 11 xã, Yên Lập 5, Đoan Hùng 2, Cẩm Khê 1, Thanh Thuỷ 1). Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ KH&CN cho các địa phương này.

c). Về độ tuổi của cán bộ KH&CN

Theo kết quả điều tra, độ tuổi của cán bộ KH&CN có trình độ từ cao đẳng trở lên ở cấp tỉnh quản lý: tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỷ lệ cao nhất 28,81%, từ 51 tuổi trở lên đến 60 chiếm 26,46%, nếu tính từ 41 đến 60 chiếm 55,27%.Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm và đang phát huy tốt. Số cán bộ KH&CN trẻ, có tính kế thừa dưới 30 tuổi ở tỉnh chiếm 22%. Ở cấp huyện: độ tuổi từ 41 trở lên chiếm ưu thế: 67,44%, độ tuổi dưới 30 chỉ có 11,51%. Ở cấp xã: Độ tuổi từ 51 trở lên chiếm tỷ lệ cao: 42,7%, trong đó có cả những người đã về hưu tham gia công tác. Nếu tính từ 41 tuổi trở lên thì chiếm 66,89%, số dưới 30 tuổi chiếm 18,15%. Số người trong độ tuổi từ 31 đến 40 ở cấp tỉnh chiếm 22,7%, cấp huyện 21%, xã 14,94%. Như vậy số cán bộ KH&CN hiện đang làm việc ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh phần lớn đều đã ở độ tuổi từ 41 trở lên, là dấu hiệu lão hoá, đặc biệt ở cấp xã vừa ít về số lượng tổng số (bình quân mỗi xã chưa đạt 2 người có trình độ từ cao đẳng trở lên) nhưng ở lứa tuổi cao chiếm đa số. Đây là điểm cần quan tâm trong vấn đề đào tạo, tuyển dụng để tránh bị hẫng hụt cán bộ, rất cần có sự bổ sung kịp thời để duy trì lực lượng cán bộ KH&CN ở mức tuổi tối ưu, nâng tỷ lệ cán bộ có tuổi đời từ 35 đến 40 (tỷ lệ hợp lý có thể là 2/3).

d). Nhận định chung về đội ngũ cán bộ KH&CN

độ từ thạc sỹ, sau đại học và tiến sỹ) - là lực lượng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần quan tâm, như cơ cấu hệ đào tạo, ngành nghề đào tạo, bố trí sử dụng. Qua điều tra khảo sát, thì số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng ở cấp huyện được đào tạo chính quy và các hệ không chính quy là tương đương nhau, có huyện tỷ lệ cán bộ hệ đào tạo không chính quy thuộc quản lý của chính quyền chiếm tới 69%; ở cấp tỉnh còn có sở với chức năng chuyên môn sâu nhưng tỷ lệ đào tạo không chính quy chiếm tới 45%, cá biệt có ngành tới 72%. Về cơ cấu ngành nghề đào tạo: mới chú ý thiên đào tạo về các lĩnh vực quản lý, đào tạo về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, hoặc do yêu cầu chất lượng đầu vào cao (có sở chuyên môn đặc thù về kỹ thuật, nhưng trong tổng số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học có tới 79% là cử nhân các ngành luật, tài chính và kinh tế). Việc bố trí cán bộ KH&CN ở cấp cơ sở (cấp xã) quá mỏng, đặc biệt là đối với các xã đặc biệt khó khăn. Số liệu trên cho thấy cơ cấu cán bộ còn mất cân đối về loại hình đào tạo, không hợp lý cho phát triển các lĩnh vực kỹ thuật và ứng dụng trực tiếp công nghệ vào sản xuất. Đi đôi với việc đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lực lượng hiện có, cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ mạnh, đặc thù để thu hút nhanh cán bộ khoa học và chuyện gia công nghệ giỏi về tỉnh làm việc. Trong thực tế hiện nay, hàng loạt các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước cố tìm thu hút chất xám tốt về cho họ với mức lương trả gấp nhiều lần cơ quan Nhà nước, điều này cũng là một nguyên nhân không thu hút được cán bộ giỏi về tỉnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)