b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia
2.1.2. Phát triển kinh tế-xã hội
Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,31/%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,7 triệu đồng (tương đương 633,2USD), gấp 1,78 lần so năm 2005, bằng 52,8% bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơ bản phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2010, công nghiệp – xây dựng chiếm 37,8%, dịch vụ chiếm 36,4% và nông lâm nghiệp giảm xuống còn 25,8%. Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp có lợi thế tiếp tục phát triển, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hoá chất, phân bón, khai khoáng, vật liệu xây dựng, dệt may…; Các ngành dịch vụ có thế mạnh phát triển nhanh, nhất là dịch vụ vận tải kho bãi, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo dậy nghề… góp phần phục vụ sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển; tính năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế được phát huy nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; kinh tế tư nhân có bước phát triển vượt bậc, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từng bước thể hiện vai trò trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các vùng kinh tế đã phát huy đựơc lợi thế bước đầu tạo sự liên kết để đầu tư, hình thành các vùng trọng điểm về cây lương thực, nguyên liệu giấy, chè…; đã hình thành vùng kinh tế động lực Việt trì – Lâm
Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, các thành phần kinh tế có bước phát triển tích cực. Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn được sắp xếp, củng cố theo hướng chuyển đổi hình thức sở hữu; mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của tỉnh (chiếm 31,3% GDP). Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, tăng cả về số lượng và quy mô, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; hiện có trên 3 nghìn doanh nghiệp tư nhân đăn ký hoạt động, tăng 1,7 lần so với 2005; 105 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, tăng 67 doanh nghiệp. Kinh tế tập thể nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục được củng cố và phát triển, đã chuyển đổi 513 hợp tác xã, thành lập mới 327 hợp tác xã.
Các lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, góp phần đảm bảo an sinh, duy trì ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cơ sở đào tạo nghề được củng cố và mở rộng, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 26%. Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm và đạt kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10% , hết năm 2010 cơ bản xoá xong nhà tạm cho các hộ nghèo. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm chỉ đạo. Hệ thống màng lưới y tế được củng cố ở các tuyến; hết năm 2010 có 100% xã, phường thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; cơ sở vật chất trang thiết bị y tế các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được được bổ sung theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Giáo dục – đào tạo phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được duy trì (đã hoàn thành năm 2003). Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương, các trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp trên địa bàn được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đào tạo trong khu vực. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao được triển khai sâu rộng. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá, phục dựng lễ hội truyền thống, góp phần xây dựng không gian văn hoá vùng đất Tổ. Chất lượng thông tin truyền tải, thời lượng phát sóng, số báo phát hành được nâng lên; tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 97% địa bàn dân cư. Hoạt động khoa học công nghệ; công tác quản lý tài nguyên và môi
trường thu được những kết qủa tích cực. Đã hình thành, phát triển hệ thống các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ. Tăng cường các hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Tích cực triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chính. Hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản đi vào nề nếp; công tác quản lý đánh giá tác động môi trường và đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư đựơc nâng cao; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đựơc chú trọng; các điểm nóng về môi trường cơ bản được giải quết. Tỷ lệ hộ dân bình quân được sử dụng nước sạch bình quân hàng năm đạt 85%.