b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia
2.2.7. Đánh giá chung hoạt động NC&TK các tổ chức KH&CN
a). Những ưu điểm
Là tỉnh miền núi, song Phú Thọ có một mạng lưới tổ chức KH&CN nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình hoạt động, bao gồm các tổ chức NC&TK, các trường đại học, cao đẳng và các trường THCN, CNKT có chức năng kết hợp NC&TKvới đào tạo và các cơ quan phục vụ, hỗ trợ KH&CN (dịch vụ KH&CN).
Chức năng hoạt động của hệ thống các tổ chức KH&CN khá tương thích (phù hợp) với nhu cầu định hướng và các lĩnh vực phát triển KT-XH của tỉnh (phục vụ phát triển toàn diện nông lâm nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp hoá chất, phân bón, giấy, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm…). Có thể nói đây là điều kiện và cơ hội thuận lợi cho địa phương được hưởng lợi, tiếp thu trực tiếp và sớm nhất các kết quả nghiên cứu khoa học từ các tổ chức NC&TK của TW trên địa bàn tỉnh mà ít có tỉnh miền núi nào có để phát triển KH&CN và KT-XH của địa phương.
Phương thức tổ chức hoạt động KH&CN của tỉnh dưới dạng các chương trình, dự án gắn trực tiếp với nhu cầu phát triển KT-XH, là phương thức có hiệu quả, đã tạo ra nhiều kết quả có tính thực tiễn ứng dụng. Đặc biệt trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh, KH&CN đã tạo ra được bước đột phá về năng suất và sản lượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo an toàn lương thực, xoá đói giảm nghèo.
Đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ từ cao đẳng trở lên khá đông (so với các tỉnh miền núi) về số lượng (13,7 người/10.000 dân), đa dạng về ngành nghề đào tạo, hoạt động rộng khắp trên mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, tư vấn, giáo dục- đào tạo, quản lý, trực tiếp sản xuất…Đây là lực lượng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN và KT-XH của địa phương.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, là một tỉnh còn nghèo, nhưng đầu tư cho phát triển KH&CN của tỉnh trong những năm qua đã được quan tâm và đẩy mạnh. Hệ thống mạng lưới các tổ chức KH&CN của địa phương đã và ngày càng được tăng cường về đội ngũ cán bộ KH&CN và cơ sở vật chất kỹ thuật; từng bước hình thành một số cơ sở KH&CN quan trọng, có tiềm lực KH&CN như trường Đại học Hùng Vương, các cơ sở nghiên cứu chuyển giao trong nông nghiệp, các trung tâm tư vấn và thiết kế trong xây dựng, giao thông vận tải, công nghệ tài nguyên và môi trường.
Đầu tư ngân sách của tỉnh cho các hoạt động KH&CN được duy trì liên tục, năm sau tăng hơn năm trước bảo đảm mức tăng chi cho KH&CN cao hơn mức tăng ngân sách của Tỉnh. Tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung đã từng bước được khắc phục.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có nhiều điểm mạnh. Lãnh đạo các ngành chủ chốt của tỉnh quan tâm đến hoạt động KH&CN, nhận rõ vai trò “động lực” phát triển của KH&CN, quán triệt chủ trương phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
b). Những hạn chế và thách thức chủ yếu
Hệ thống tổ chức KH&CN chưa được liên kết đủ mức để có thể phối hợp tổng lực trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Thiếu một cơ chế liên kết nghiên cứu khoa học và giảng dạy nên vẫn còn lãng phí chất xám nhất là đối với các viện, trường của Trung ương trên địa bàn Tỉnh. Hàng rào
Hầu hết các đơn vị KH&CN được tổ chức độc lập, trực thuộc các cơ quan nhà nước về sự nghiệp và hành chính, hoạt động độc lập theo chức năng quy định. Cần có những quy định cụ thể để thực hiện sự phối hợp, liên kết giữa các đơn vị hoạt động KH&CN trong nghiên cứu và đào tạo, gắn với việc giải quyết các nhu cầu thực tiễn của sản xuất, với các doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ các hoạt động KH&CN của địa phương với việc tiếp thu có hiệu quả các nguồn lực KH&CN từ bên ngoài.
Cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị kỹ thuật cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong hệ thống các tổ chức KH&CN của địa phương nhìn chung còn nghèo nàn cả về số lượng lẫn chất lượng. Phương tiện, thiết bị phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm hiện không đồng bộ, thế hệ cũ lạc hậu, không đáp ứng với yêu cầu hiện nay; đến nay vẫn chưa có được những phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng kiểm định, kiểm nghiệm tầm cỡ vùng hoặc quốc gia. Đội ngũ cán bộ KH&CN của địa phương tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao xét theo khía cạnh cơ cấu hệ đào tạo (chính quy và không chính quy), ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo, vấn đề bố trí sử dụng. Cần hết sức chú ý xem xét về quy mô, chất lượng đào tạo hệ không chính quy về các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, pháp luật; tăng cường đào tạo về các lĩnh vực KHKT, KH&CN. Hiện đội ngũ nay đang mất cân đối về số lượng, cơ cấu ngành nghề, về bố trí sử dụng. Số lượng cán bộ có học vị từ thạc sĩ trở lên rất ít trong các ngành kỹ thuật công nghệ. Thiếu cán bộ KH&CN có chuyên môn cao, các nhà công nghệ giỏi, các chuyên gia trong các ngành công nghệ cao. Thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật viên giỏi. Vì vậy, đi đôi với vấn đề đào tạo, bố trí sử dụng đúng người, đúng việc cần có cơ chế, chính sách mạnh để thu hút nhanh cán bộ khoa học và chuyên gia công nghệ giỏi, kỹ sư các ngành công nghệ cao về tỉnh làm việc. Vấn đề xây dựng tiềm lực để bảo đảm năng lực tiếp thu và phổ cập công nghệ đang là thách thức lớn nhất đối với tỉnh.
Kinh phí sự nghiệp đầu tư cho KH&CN hiện nay chủ yếu vẫn lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Đầu tư từ các nguồn khác và từ khu vực doanh
nghiệp còn hạn chế. Nhà nước đã có nhiều cố gắng, nhưng mức đầu tư vẫn còn thấp (hàng năm chưa quá 1% tổng chi ngân sách địa phương). Cần có giải pháp, cơ chế huy động nhiều nguồn đầu tư đi đôi với việc đảm bảo tăng nhanh tỷ lệ ngân sách cho KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho KH&CN.
Trình độ công nghệ của sản xuất thấp, trang thiết bị của phần lớn các doanh nghiệp địa phương đều trong tình trạng lạc hậu, thiếu thông tin công nghệ, thông tin thị trường, thiếu vốn, năng lực nội sinh và khả năng đổi mới công nghệ thấp. Trình độ và sức cạnh tranh của sản phẩm nhìn chung còn thấp. Về công tác quản lý công nghệ, thực hiện các quy định về thẩm định, hợp đồng chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, hiện tượng đầu tư công nghệ, thiết bị cũ, không tiên tiến còn phổ biến, hiệu lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực này còn yếu.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ở địa phương nhìn chung chưa trở thành động lực cho sự phát triển. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mang tính chiến lược, đột phá, thực sự tạo ra sản phẩm cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống chưa nhiều. Việc xác định, lựa chọn nhiệm vụ KH&CN vẫn còn dàn trải, thiếu đồng bộ, thiếu các nghiên cứu về cơ chế, chính sách, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, chưa gắn bó chặt chẽ với các chương trình kinh tế tổng thể, chương trình trọng điểm của tỉnh, thiếu biện pháp đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất đời sống...
c). Nguyên nhân của những hạn chế trên
Khách quan:
- Hoạt động KH&CN của địa phương diễn ra trong điều kiện khó khăn và những biến động phức tạp chung của nền kinh tế – xã hội, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp.
- Cơ chế quản lý KH&CN còn mang tính hành chính, chưa theo kịp với những đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế – xã hội theo hướng phát triển kinh tế thị trường; nôị dung hoạt động KH&CN còn dàn trải, thiếu tập trung cao và còn tình trạng bao cấp trong hoạt động NC&TK. Điều kiện và các yếu tố để
phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh còn yếu, thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ…
Chủ quan: Xác định nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, thể hiện trên các mặt:
- Nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của KH&CN, sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm thực sự đối với các hoạt động KH&CN của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, đơn vị cơ sở còn hạn chế, chưa thường xuyên và liên tục.
- Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn bất cập. Thiếu chính sách đào tạo, bồi dưỡng để củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có trình độ cao và chuyên gia đầu ngành. Khả năng, năng lực nghiên cứu, triển khai KH&CN của đội ngũ cán bộ KH&CN của địa phương nhìn chung còn yếu. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với cán bộ khoa học, công nghệ giỏi về tỉnh làm việc chưa đủ sức hấp dẫn. Sự phối hợp, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học, công nghệ của Trung ương còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng khoa học, công nghệ trên địa bàn.
- Xã hội hoá các hoạt động KH&CN chưa mạnh, chưa được quan tâm, thiếu biện pháp cụ thể. Chưa có sự tham gia hoạt động mạnh mẽ, tham gia đầu tư của xã hội, của nhân dân và của các doanh nghiệp vào các hoạt động KH&CN. Thiếu cơ chế liên kết, giàng buộc giữa khoa học và sản xuất, cơ chế khuyến khích mạnh doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư cho KH&CN
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
1. Trên địa bàn tỉnh Phú thọ đã hình thành một mạng lưới các tổ chức có hoạt động NC&TK khá nhiều về số lượng nhưng không mạnh về năng lực NC&TK hiểu theo nghĩa trình bày ở chương I trên đây. Số lượng tổ chức NC&TK dàn trải cộng với sự dàn trải về số lượng các đề tài, dự án (mặc dù đã được tổ chức theo 7 chương trình) cộng với hạn hẹp về nguồn lực đã khiến cho các kết quả NC&TK thiếu chất lượng, không có khả năng nhân rộng. Đây là khuyết tật chung của toàn hệ thống KH&CN nước ta và Phú thọ không là trường hợp ngoại lệ.
2. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không nhiều chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, hoá chất phân bón, dệt may và giầy da xuất khẩu. Trình độ công nghệ lạc hậu, nhân lực không được bồi dưỡng cập nhật tri thức và tay nghề cộng với thiếu vốn trầm trọng nên mặc dù có nhu cầu đổi mới nhưng mức đổi đổi mới công nghệ không cao. Tuy nhiên, việc xuất hiện nhu cầu là yếu tố cần thiết để xây dựng các giải pháp gắn nhu cầu đó với hoạt động NC&TK của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh cũng như trong nước. Đây là một trong những tiền đề quan trọng thúc đẩy thị trường hóa các sản phẩm KH&CN.
3. Hệ thống các giải pháp để gắn hoạt động NC&TK của mạng lưới KH&CN tỉnh với phát triển KH-XH nói chung và DN nói riêng phải nhằm vào việc khắc phục các yếu kém của mạng lưới, nâng cao năng lực NC&TK, tiếp thu công nghệ của các bộ phận hợp thành hệ thống đổi mới. Theo đó, cần làm rõ vai trò của UBND tỉnh trong điều phối, hoạch định (cụ thể hóa) chính sách liên kết, vai trò trung tâm đổi mới của DN và vai trò tri thức cho đổi mới của các tổ chức KH&CN với tư cách là cơ sở hạ tầng KH&CN cho đổi mới.
CHƢƠNG III
BIỆN PHÁP GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƢỚI CÁC TỔ CHỨC KH&CN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ