Hệ thống các tổ chức trung gian môi giới chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh ta quá nhỏ bé nếu không kể đến hoạt động này ở các tổ chức KH&CN nghệ khác. Hiện nhiệm vụ tư vấn chuyển giao công nghệ giao cho các tổ chức khuyến nông –lâm - ngư, khuyến công và Trung ứng đụng KH&CN thuộc Sở KH&CN. Đây là phân hệ vô cùng quan trọng để kết nối các tổ chức NC&TK với sản xuất công, nông nghiệp, làng nghề. Các dịch vụ tài chính, thông tin thời gian qua, tuy tỉnh đã cố gắng tập trung kinh phí và phương tiện, song vẫn còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động của phân hệ này chưa như mong muốn.
3.3.2 Đổi mới chính sách gắn kết hoạt động NC&TK với doanh nghiệp
a) Khuyến khích doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động KH&CN
- Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp tối đa tới 40% kinh phí. Nguồn
qua ngân sách địa phương hoặc từ Quỹ phát triển KH&CN tỉnh. Không thu hồi đối với khoản hỗ trợ này.
- Doanh nghiệp thực hiện đề tài, dự án KH&CN có giá trị kinh tế - xã hội (KT-XH) cao và các dự án chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên của tỉnh được hỗ trợ tới 40% kinh phí thực hiện (không tính giá trị thiết bị nhà
xưởng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN hằng năm cân đối qua ngân
sách địa phương hoặc từ Quỹ phát triển KH&CN tỉnh. Không thu hồi khoản hỗ trợ này.
- Doanh nghiệp được trích tối đa tới 20% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KH&CN (lợi nhuận được tính sau khi xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước). Quỹ dùng để chi cho các hoạt động KH&CN; đối với các khoản chi sai mục đích hoặc trong thời hạn 5 năm quỹ không được sử dụng, đều phải truy thu.