b) Chức năng của Chính phủ trong Hệ thống đổi mới quốc gia
2.2.4. Đầu tƣ cho KH&CN
a). Tình hình đầu tư cơ sở vật chất cho tổ chức KH&CN:
Cuộc điều tra điểm do nhóm đề tài [16] tiến hành vào năm 2005 cho thấy giá trị tài sản cố định (nhà xưởng và trang thiết bị) của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh vào thời điểm đó nói chung không lớn. Quy mô điều tra gồm 19 tổ chức KH&CN (7 của trung ương và 12 của địa phương). Bình quân mỗi đơn vị có trên 4 tỷ đồng tài sản cố định (4.393,5 triệu đồng),
chỉ có 2 đơn vị đào tạo có tài sản cố định >10 tỷ đồng (Đại học Hùng Vương và Trường dạy nghề tỉnh), 2 đơn vị có ít nhất 150 và 609 triệu đồng (Trung tâm khuyến công và Trung tâm khuyến nông tỉnh). Bình quân giá trị tài sản nhà xưởng làm việc và trang thiết bị trên một đơn vị của TW và địa phương tương ứng là 2,26 tỷ - 2,66 tỷ và 2,7 tỷ - 1,37 tỷ đồng. Điều này nói lên đầu tư cho các cơ quan KH&CN của địa phương mới tập trung được vào phần nhà xưởng (vỏ bao che), tỷ lệ đầu tư trực tiếp cho trang thiết bị KH&CN thấp hơn nhiều so với các tổ chức của TW.
Luận văn đã tiến hành điều tra 16 tổ chức KH&CN vào thời điểm tháng 6 năm 2010 về nhiều vấn đề có liên quan, trong đó có cơ cấu về tài sản cố định của các tổ chức này, được thể hiện qua bảngdưới đây:
Bảng 1. Giá trị tài sản cố định của một số tổ chức KH&CN năm 2010
Tên tổ chƣ́c Giá trị TSCĐ (triệu đồng) Tổng số Giá trị thiết bị máy móc Giá trị nhà xƣởng Trường cao đẳng KT-KT Phú Thọ 11670 2790 110
Trung tâm Tin ho ̣c & Thông tin KHCN 1439,985 327,195 1129 Trường Cao đẳng Công nghiê ̣p thực phẩm 41670 11949 29721 Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm Lâm
sinh Cầu Hai 10098 2562 7536
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau
hoa quả 3000 2500 500
Trường Cao đẳng Dược Phú Tho ̣ 26000 10000 16000 Trường trung ho ̣c Nông Lâm nghiê ̣p Phú Tho ̣ 5081 1742 3339 Trung tâm KT Công nghê ̣ Tài Nguyên 9506 3759 5847 Trung tâm Y tế dự Phòng tỉnh Phú Tho ̣ 10000 NA NA Trung tâm Lưu trữ và Thông tin – Sở Tài
nguyên và Môi trường 2500 1700 800
Trường Cao đẳng nghề Phú Tho ̣ 28500 16500 13000
Trung tâm thủy lợi miền núi phía Bắc 100 100 NA
Trường cao đẳng nghề Cơ Điê ̣n Phú Tho ̣ 45215 20601 19831
Số liệu cho thấy, tình hình về tài sản cố định dường như được cải thiện đáng kể. Điều đó chứng tỏ vấn đề tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy đã được quan tâm chú ý. Tuy nhiên, có 1 trường hợp tổng tài sản cố định 100 triệu đồng là Trung tâm thủy lợi vùng núi phía Bắc. Trung tâm mới thành lập vào cuối năm 2009 và điều đó phần nào có thể giải thích số tài sản thấp này.
Nhìn chung các tổ chức KH&CN của TW có tương đối đầy đủ hệ thống thiết bị cho hoạt động KH&CN, có những thiết bị có giá trị cao dùng cho từng ngành chuyên môn hoặc một số mục tiêu khác nhau, có một số phòng phân tích, phòng thí nghiệm mạnh như Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, Trung tâm cây ăn quả, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh cầu Hai Đoan Hùng. Điển hình là các thiết bị phân tích đất điện tử, thiết bị phân tích tán cây, thiết bị xác định toạ độ, thiết bị đo cường độ ánh sáng, máy chiếu đa diện, máy hấp thụ quang phổ phân tích kim loại, máy phân tích sắc khí cao áp, dây chuyền nuôi cấy mô tế bào tiên tiến công suất 3 triệu cây/năm...
Trong các cơ sở nghiên cứu và phát triển của địa phương (trung tâm, trạm, trường đào tạo) thì đại bộ phận máy móc, thiết bị, phương tiện nghiên cứu thí nghiệm đều không đồng bộ, thế hệ cũ, không đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu này.
b). Nguồn thu của các tổ chức KH&CN
Nguồn vốn của các tổ chức KH&CN bao gồm:
- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp (thông qua cấp kinh phí thường xuyên 1 phần hoặc 100%);
- Kinh phí do thực hiện các hợp đồng KH&CN (kể cả với các tổ chức quốc tế);
- Vốn do liên doanh, liên kết; - Vốn vay ngân hàng .
Qua điều tra 19 cơ quan 17, tổ chức KH&CN của cả TW và địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy:
- Về cơ bản kinh phí chi thường xuyên đều do ngân sách Nhà nước cấp, bình quân trong giai đoạn 2001-2004 mỗi đơn vị chi trên 1.215 triệu đồng/năm; trong đó 60% số đơn vị (11/19 đơn vị) đã chuyển đổi hoạt động, tự chủ được một phần tài chính, chưa có đơn vị nào tự chủ được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Phần vốn liên doanh, liên kết và vay ngân hàng không đáng kể.
- Ngân sách Nhà nước cho KH&CN ngoài phần chi cho xây dựng cơ bản (nêu trên), còn phần chủ yếu chi cho hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao KH&CN (cho thực hiện các đề tài, dự án các cấp). Số liệu điều tra 16 tổ chức KH&CN do luận văn tiến hành (xem bảng 2 PL3). Cho thấy các tổ chức KH&CN không thuộc tỉnh quản lý có số thu từ NSNN cũng như từ các hợp đồng KH&CN và các nguồn khác lớn hơn các tổ chức thuộc Tỉnh quản lý.Điều này nói lên sự tập trung đầu tư KH&CN và vai trò, vị trí chủ đạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của hệ thống các cơ quan KH&CN của TW đóng trên địa bàn tỉnh.
c). Tổng ngân sách sự nghiệp KH&CN và cơ cấu chi
Ngân sách địa phương cho hoạt động động KH&CN: Tổng ngân sách sự nghiệp KH&CN trong 5 năm 2006-20010 đầu tư ước đạt là 55.279 triệu đồng, được phân bổ chi như sau:
+ Chi cho NC&TK: 35.695 triệu đồng
+ Chi nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN: 17.684 triệu đồng
+ Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng CNTT: 650 triệu đồng + Quỹ phát triển KH&CN tỉnh: 1.250 triệu đồng So với kỳ kế hoạch 1997-2000 từ khi tách tỉnh, ngân sách sự nghiệp KH&CN đầu tư cho KH&CN tăng đáng kể, gấp 6,5 lần (tổng ngân sách địa phương cho KH&CN 97-2000 là 8.520 triệu đồng), gấp gần 2 lần so với kỳ kế hoạch 2001 – 2005 (25.061,6 triệu đồng). Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh toàn diện các hoạt động KH&CN của tỉnh. Tuy nhiên, xét theo tỷ lệ với ngân sách chi, bình quân vẫn chi đạt xấp xỉ 1% tổng chi ngân sách hàng năm
Kinh phí cho NC&TK từ nguồn ngân sách địa phương trong kỳ kế hoạch 2006 -2010 so với giai đoạn 2001-2005 (25.061,6 triệu đồng) tăng gần 1,5 lần bình quân đạt 7.200 đồng/năm. Nhằm tập trung và nâng cao hiệu quả đầu tư tỉnh Phú Thọ cũng đã sớm tổ chức thực hiện một số chương trình KH&CN trọng điểm cấp tỉnh (8 chương trình giai đoạn 2001-2005 và 7 chương trình giai đoạn 2006-2010). Chi phí cho các chương trình (xem bảng 2) dưới đây. Thông qua các chương trình trọng điểm đã từng bước gắn kết, huy động được các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống.
Bảng 2. Cơ cấu chi cho các chƣơng trình nghiên cứu của tỉnh giai đoạn 2005 - 2009 (Đơn vị tính: triệu đồng) TT Nội dung Số lƣợng ĐT/DA Ngân sách tỉnh Ngân sách TW I Chƣơng trình, đề tài, dự án cấp tỉnh 88 21.776,3
1 Nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý
18 3074
2 NCƯD phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn
29 8288
3 NCƯD phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
8 2069,8
4
NCƯD phục vụ khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
6 2028
5
NCƯD phục vụ lợi ích cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y dược học và các lĩnh vực xã hội khác.
11 2942
6 NCƯD và phát triển công nghệ thông tin 16 3374,5
II Các đề tài, dự án cấp Nhà nƣớc 8 4790 9310 Cộng 96 Tổng: 26.566,3 35.876,3 (Nguồn: Sở KH&CN Phú thọ 6/2010)