Tuyên truyền về vai trò của đổi mới công nghệ nhằm năng cao nhận thức của DN, thúc đẩy tiếp nhận chuyên giao công nghệ, kết quả nghiên cứu từ phía các tổ chức KH&CN
Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh:
Việc hoàn thiện các cơ chế và chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ trong giai đoạn trước đây là cần thiết. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN khá đầy đủ. Sự lạc hậu của Nghị định này đã được khắc phục bởi hệ thống văn bản đó. Cần nhấn mạnh rằng trên địa bàn tỉnh hầu như không thực hiện được dự án nào theo cơ chế 119/CP.
Tỉnh đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ3
để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ và sản phẩm; Doanh nghiệp được thành lập Quỹ phát triển KH&CN trích cơ sở 10% lợi nhuận trước thuế; doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc; được vay vốn với lãi xuất ưu đãi tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ.
Hiện chưa có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam nhỏ nhưng vẫn cần một cơ chế lớn thuận lợi hơn.
3Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) ;Nghị định 81-CP. Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC ngày 16.5.2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
c). Các biện pháp kích cung
Về xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tuy chưa áp dụng các phương pháp hiện đại để xác định các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, song quá trình xác định các nhiệm vụ này đã huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội…, để đưa ra nhu cầu thực tiễn về nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Sở KH&CN chủ trì xây dựng các 7 nhóm nhiệm vụ cấp tỉnh để nghiên cứu các hướng khoa học ưu tiên, phát triển các công nghệ trọng điểm. Các Sở ngành, huyện thị tự chủ và chịu trách nhiệm việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi phân công, phân cấp. Phần lớn các nhiệm vụ đề xuất phải đều có địa chỉ ứng dụng cụ thể nhờ cơ chế khuyến khích hình thành các đề tài, dự án triển khai theo chu trình từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng đến chuyển giao, nâng cao tính khoa học, tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học và Công nghệ do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Trách nhiệm và thẩm quyền quyết định về mặt khoa học của Hội đồng tư vấn trong việc lựa chọn, xây dựng nhiệm vụ các cấp đã được phân định với trách nhiệm của lãnh đạo các cấp.
Về tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Trong điều kiện hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn thực hiện phương thức giao trực tiếp, đồng thời mở rộng phương thức tuyển chọn trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch và có tiêu chí lựa chọn rõ ràng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí chua hoàn thiện là nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém của việc tuyển chọn cũng như chất lượng kếm của kết quả nghiên cứu. Đây là vẫn đề ở tầm quốc gia cũng đang gặp phải.
Việc thành lập các Hội đồng nghiệm thu, tuy đã được cải tiến một bước song vẫn không tránh khỏi sự cả nể cố hữu của các nhà khoa học và các chuyên gia Việt nam cho dù phần lớn các chuyên gia đều am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của kết quả nghiệm thu. Việc áp dụng phương thức phản biện kín
Chưa xây dựng được cơ chế đánh giá sau nghiệm thu để khuyến nghị việc tiếp tục hoàn thiện và có cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.
Nâng cao năng lực hoạt của các tổ chức KH&CN:
+ Về các quy định pháp lý để thực hiện quyền chủ, tự chịu trách nhiệm và chuyển đổi tổ chức đối với các tổ chức khoa học và công nghệ
Pháp luật quy định mọi tổ chức KH&CN có các quyền tự chủ sau đây:
Tự chủ về hoạt động khoa học và công nghệ: tự chủ tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật (liên kết, hợp tác, ký hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ v.v...).
Tự chủ về tài chính: tự chủ sử dụng các nguồn thu từ hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
Tự chủ về quản lý nhân sự: tự chủ về tuyển chọn, sử dụng nhân sự trên cơ sở thực hiện chế độ viên chức và hợp đồng lao động đối với cán bộ khoa học và công nghệ.
Tự chủ về quan hệ hợp tác quốc tế: tự chủ trong việc cử cán bộ khoa học và công nghệ ra nước ngoài, thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn khoa học và công nghệ và đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực do Nhà nước quy định.
Người đứng đầu các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức.
Để thực hiện các quyền vốn có trên đây, theo để nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP 20/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
Hệ thống văn bản tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, cho đến nay việc thực hiện các quyền nói trên vẫn khó khăn và có khả năng phải kéo dài sang thập niên tới. Rất có thể do cơ chế hỗ trợ chuyển đổi chưa thực tế, cơ chế hai chức năng Nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh trên cùng 1 con dấu chưa phát huy trong thực tế của Việt nam, cũng có thể dự trữ khoa học của các tổ chức KH&CN cạn kiệt cùn mằn bởi sự “kiếm sống để tồn tại” đã không tạo ra tinh thần kinh thương bằng KH&CN của các tổ chức thuộc diện chuyển đổi v.v…Đây là vấn đề cần giải quyết một cách thực tế trong giai đoạn tới.
Đánh giá định kỳ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
Đã hình thành tổ chức đánh giá khoa họcvà công nghệ độc lập có chức năng nghiên cứu phương pháp và tổ chức thực hiện việc đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ thuộc Bộ. Tuy nhiên, việc đánh giá các tổ chức KH&CN chưa được thực hiện xét theo cả khía cạnh phương pháp luận và thực tế ở Trung ương và địa phương. Hệ thống thống kê KH&CN không đầy đủ, bất cập không thể cung cấp thông tin xác thực cho việc đánh giá. Nền “văn hóa” đánh giá còn sơ khai, công cụ thiếu, năng lực đánh giá thấp đã làm cho giải pháp quan trọng này chưa thực hiện được (đánh giá ngoài và tự đánh giá), đặc biệt lại phải theo các tiêu chuẩn phù hợp với chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đầu tư.
Đổi mới chính sách đầu tư và cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ
Ngân sách tỉnh tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được định kỳ xác định đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu
vực doanh nghiệp tăng đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ.
Nhà nước tập trung đầu tư đồng bộ giữa hạ tầng cơ sở, trang thiết bị với đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ cho các tổ chức KH&CN. Các khâu hình thành, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài, dự án; kiểm tra và đánh giá định kỳ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu và hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ đã nhận được sự quan tâm xét theo khía cạnh tài chính chi cho các hoạt động này.
Hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn tài chính tạo động lực cho hoạt động khoa học và công nghệ
Không giới hạn mức thu nhập của cán bộ, viên chức trong các tổ chức khoa học và công nghệ4. Việc áp dụng cơ chế khoán đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trên chưa được thực hiện một cách cơ bản đẫn đến việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ quá phiền hà, hình thức, không khoa học. Đây là vấn nạn nan giải không dễ giải quyết trong tình trạng nguồn tài chính hạn hẹp (0,5% GDP) và quá phân tán như hiện nay.
Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ khoa học và công nghệ
Như trên đã nói, chúng ta chưa có chính sách hữu hiệu về nhân lực KH&CN nói chung từ khâu đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng và quản lý. Do vậy chính sách trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ tài năng; sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ giỏi; khuyến khích và thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học và công nghệ hiện chỉ mang tính hình thức ơ tầm quốc gia cũng như địa phượng. Đã có nhiều đề án cải cách tiền lương cũng như thu nhập đặc biệt đối với cán bộ chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tầm quan trọng song đều không có kết quả trong thực tế. Việc đánh giá định kỳ đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa
được tiến hành trong thực tế. Việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ khoa học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có thành tích trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ chủ yếu mang giá trị tinh thần.
Chưa có chính sách cụ thể nhằm tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực khoa học và công nghệ cho tỉnh nói chung và cho các tổ chức KH&CN nói riêng..
Xây dựng hệ thống thông tin KH&CN
Hiện nước trên địa bàn tỉnh có 1 Trung tâm tin học và thông tin KH&CN trực thuộc Sở KH&CN và các trung tâm thông tin ngành thuộc các Sở. Với cơ cấu tổ chức kết hợp giữa thông tin chuyên dạng, chuyên đề với thông tin theo ngành, phân hệ các tổ chức thông tin KH&CN đã góp phần quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn KH&CN nói riêng và tiến trình phát triển KH&CN nói chung. Sản phẩm của nó được xem như là một yếu tố tiềm lực cho sự phát triển của KH&CN của tỉnh và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.