Xu thế toàn cầu hoá làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa KH&CN và phát triển KT-XH: KH&CN từ chỗ là yếu tố bên ngoài, đầu vào của hoạt động kinh tế, thì nay được xác định là yếu tố bên trong, là lực lượng sản xuất của nền sản xuất xã hội, là động lực của phát triển KT-XH. Về tác động của hoạt động KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của một quốc gia, được tổng kết và khái quát trên 3 phương diện là: i) cơ cấu lại nền sản xuất, nền công nghiệp; ii) nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế; iii) đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế và sự phồn vinh của đất nước. Tổng hợp 3 phương diện này tạo ra sức mạnh kinh tế và năng lực cạnh tranh của quốc gia, đó chính là tác động thúc đẩy của KH&CN đối với phát triển KT-XH.
Ngược lại, sự phát triển KT-XH lại tạo ra những nhu cầu về phát triển KH&CN, có tác động lôi kéo các hoạt động KH&CN vận động, phát triển theo các nguyên lý, quy luật của nền kinh tế.
Như vậy trong mối quan hệ tương tác ở đây, cơ chế tác động của KH&CN đối với phát triển KT-XH không phải một chiều mà là sự tác động tương hỗ. Do đó, phát triển KH&CN phải căn cứ vào các mục tiêu, yêu cầu của nền kinh tế, của xã hội đặt ra cho mỗi giai đoạn phát triển. Và khi xác định các mục tiêu phát triển KT-XH cũng phải căn cứ vào khả năng thực tế của KH&CN để làm cơ sở thực hiện.
Mối quan hệ giữa hoạt động KH&CN và sản xuất ở nước ta hiện nay dựa trên cơ chế thị trường. Về nguyên tắc các quy luật cơ bản của cơ chế thị trường sẽ có tác động quan trọng vào mối quan hệ này. Quy luật cung cầu tạo điều kiện để hoạt động của nhà khoa học và sản xuất gặp nhau, việc cung cấp sản phẩm KH&CN và nhu cầu về KH&CN vận động theo xu hướng tiến đến sự cân đối với nhau. Quy luật cạnh tranh đòi hỏi các nhà khoa học phải năng động hướng hoạt động vào phục vụ sản xuất, các nhà sản xuất phải tích cực
xuất có cơ hội tham gia vào mối quan hệ. Quy luật giá trị sẽ đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ, và lợi ích kinh tế cũng là động lực để các chủ thể tham gia quan hệ tự giác nhằm lập lại mối quan hệ vốn có gắn kết hoạt động KH&CN và sản xuất.
1.3. GẮN KẾT HOẠT ĐỘNG NC&TK THEO TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA ĐỔI MỚI QUỐC GIA
1.3.1. Đổi mới
Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinh tế học Schumpeter (1911) đã phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sản phẩm hoặc qui trình (phát minh/sáng chế) và việc ứng dụng ý tưởng đó đến quá trình kinh tế (đổi mới). Có thể thấy, điểm xuất phát của cách tiếp cận mới là nằm trong sự phân biệt giữa đổi mới (Innovation) và phát minh (Invention). Nếu như phát minh là kết quả của các hoạt động R&D, là việc đưa ra và thực hiện một ý tưởng mới, phát hiện ra cái có thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại là cả một quá trình: "Chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới/hoàn thiện để đưa ra thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hội". Nói theo Arthur J. Carty: "Đổi mới là một quá trình năng động, bao gồm trong đó các hoạt động phát minh khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai, đào tạo, đầu tư, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm." Và như tác giả Smail-Ait-El-Hadj đã viết: "Đổi mới là chỗ gặp nhau giữa cái có thể về mặt kỹ thuật với cái có thể về mặt kinh tế - xã hội".
Đến năm 1939 Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp các chức năng mới trong sản xuất, bao gồm tạo ra hàng hoá mới, hình thái tổ chức mới, mở ra những thị trường mới, sự kết hợp các nhân tố theo một cách mới hoặc tiến hành một sự kết hợp mới. Lundvall (1992), Elam (1992) cũng có những quan điểm tương tự.
Nelson và Rosenberg (1993), Carlsson và Stankiewicz (1995) xác định
đổi mới theo một khái niệm rộng bao gồm các qui trình mà các doanh nghiệp
các doanh nghiệp, bất luận mới ở quy mô quốc tế hoặc quốc gia. Ở đây khái niệm đổi mới không chỉ là việc giới thiệu một công nghệ lần đầu tiên mà còn là sự truyền bá các công nghệ đó.
Edquist (1997) đưa ra khái niệm đổi mới như là việc tạo ra tri thức mới hoặc sự kết hợp mới của những tri thứchiện có. Điều này có nghĩa là đổi mới được xem xét chủ yếu như là kết quả của qui trình học hỏi có tương tác giữa các chủ thể đổi mới với NC&TK, marketing, mua bán sản phẩm, giữa DN với DN và các tác nhân khác trong hệ thống đổi mới. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tính „phi tuyến” của đổi mới.
Mặc dù có những nhiều định nghĩa khác nhau, tựu chung lại khái niệm về đổi mới là quá trình tạo ra sản phẩm/qui trình mới mang lại lợi ích trên thị trường. Luận văn chọn quan niệm này làm cơ sở cho việc phân tích trong việc hoạch định các biệnphaps chính sách gắn kết hoạt động NC&TK với đổi mới sản phẩm của DN nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú thọ nói riêng.
Cần nhấn mạnh rằng, đổi mới sản phẩm và qui trình bao gồm một loạt các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại nhằm tạo ra một sản phẩm mới hoặc một thay đổi về tính chất trong sản phẩm hiện có; Đổi mới quy trình mang tính mới đối với một ngành sản xuất; Mở ra thị trường mới; Phát triển các nguồn cung ứng mới về nguyên liệu thô hoặc các đầu vào khác; Thay đổi trong tổ chức công nghiệp [8].
1.3.2. Đổi mới theo mô hình tuyến tính
Mô hình tuyến tính ngự trị trong các chính sách khoa học, công nghiệp
vào những năm trước thập kỷ 1980. Mô hình tuyến tính đầu tiên là khoa học
đẩy. Các bước phát triển có thể mô tả như sau: NCCB → NCƯD → Triển
khai → Sản xuất → Tiếp thị → Nhu cầu thị trường. Trong mô hình này khoa học là cơ sở, tri thức, tiền đề của ĐMCN, hoạt động NC&TK là nhân tố thúc đẩy ĐMCN. Tuy nhiên nếu ĐMCN chỉ dựa vào NC&TK mà không xuất phát từ nhu cầu thị trường, sẽ có khả năng xảy ra rủi ro là sản phẩm có thể không có thị trường.
Khoa học&công nghệ
Nhu cầu thi ̣ trường Áp dụng – lan tỏa
Hình 2: Mô hình kết hợp thị trường và công nghệ đẩy của quá trình đổi mới
Đến thập kỷ 1970, một số nghiên cứu mới đã xác nhận thị trường có ảnh hưởng đến đổi mới và xuất hiện mô hình tuyến tính thị trƣờng kéo [13]. Các bước: Nhu cầu thị trường → Tiếp thị → NC&TK → Sản xuất. Trong mô hình này nhu cầu thị trường là tác nhân khởi thuỷ của các ý tưởng đổi mới có được thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng. Nhu cầu này sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm mới, quy trình mới và qua đó thúc đẩy hoạt động NC&TK. Tuy nhiên đầu tư cho các dự án chạy theo nhu cầu thị trường không phải lúc nào cũng thành công và ở mô hình này sẽ khó định hướng các hoạt động phát triển để đi trước các đối thủ cạnh tranh.
1.3.3. Đổi mới theo mô hình phi tuyến
Theo các mô hình tuyến tính, quá trình đổi mới diễn ra tuần tự một chiều và không có các phản hồi từ các khâu cuối của chu trình đổi mới, trong khi phản hồi là một bộ phận không thể thiếu của các quá trình phát triển liên tục và đổi mới. Ví dụ, ở mô hình khoa học đẩy, thiếu phản hồi từ các hoạt Sản xuất, tiêu thụ Xâm nhập thị trường Giải pháp CN R & D Giải pháp nguyên lý CN đẩy Ý tưởng + khả năng của DN Thị trường kéo
động phát triển đang được tiến hành, từ doanh số hoặc người sử dụng. Mặt khác trong thực tế thường khó tách bạch các giai đoạn của chu trình đổi mới và việc bắt đầu tiến hành từ giai đoạn nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu và năng lực của chủ thể đổi mới tại từng thời điểm cụ thể.
Để khắc phục các hạn chế trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình tương tác kết hợp, gắn các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh ĐMCN là kết quả tương tác giữa các yếu tố NC&TK, cơ hội thị trường và
năng lực DN. Theo OECD, hoạt động NC&TK là một sự bổ trợ chứ không
phải là điều kiện tiên quyết cho đổi mới. Nhiều hoạt động NC&TK sẽ hình thành từ quá trình đổi mới. Khi xuất hiện vấn đề nào trong quá trình đổi mới, DN sẽ cần đến cơ sở tri thức tương ứng và NC&TK có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu cụ thể đó [8].
Trên thực tế, những ý tưởng đổi mới có thể xuất hiện từ rất nhiều nguồn và ở bất kỳ một giai đoạn nào trong các hoạt động NC&TK, sản xuất, tiếp thị, lan tỏa (phổ dung) công nghệ mới... Thực tế này đã làm cơ sở cho mô hình đổi mới mang tính liên kết và hệ thống, và lấy DN làm trung tâm liên kết – tiền đề cho việc xuất hiện đổi mới mang tính hệ thống hay còn gọi là Hệ thống đổi mới. Ở tầm quốc gia, hệ thống đó được gọi với cái tên: hệ thống đổi mới quốc gia (National Innovation System – NIS).
1.3.4. Hệ thống đổi mới quốc gia