Quan điểm chủ đạo trong phân tích mạng lƣới các tổ chức

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 25)

b) Các yếu tố của năng lực NC&TK

1.1.5. Quan điểm chủ đạo trong phân tích mạng lƣới các tổ chức

nghiên cứu và triển khai

Việc phân tích sự phát triển của mạng lưới tổ chức NC&TK của bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải căn cứ vào một số tiêu chuẩn về "độ phủ" của nó.

Ví dụ, sự tương hợp giữa cơ cấu tri thức và cơ cấu mạng lưới một trong các tiêu chuẩn về "độ phủ" hay còn gọi là tầm quét của mạng lưới.

Dựa vào tính chất và giới hạn của cơ cấu KH&CN ở một nước, ta có thể đánh giá mức độ tương hợp của mạng lưới với nội dung và đặc điểm của các lĩnh vực KH&CN đang được nghiên cứu. Nói cách khác một trong các dấu hiệu cho phép ta đánh giá mức độ hợp lý của mạng lưới là số lượng tổ chức NC&TK có vai trò trọng yếu tương ứng trong các lĩnh vực khoa học mũi nhọn (ưu tiên) của đất nước.

Cách mạng công nghệ hiện đại đã và đang ảnh hưởng to lớn tới động thái và sự thay đổi cơ cấu của mạng lưới tổ chức NC&TK của tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là các nước chậm phát triển như nước ta. Sự ảnh hưởng này thật là đa dạng và không phải khi nào cũng có thể quan sát rõ được.

Thật vậy, chính sách chuyển giao công nghệ đã và đang đặt trước chúng ta một sự lựa chọn chiến lược: hoặc vẫn giữ nguyên chiến lược phát triển tổng thể đã ghi trong Nghị quyết 37-TW vào năm 1981 hoặc lựa chọn chiến lược thích nghi (lấy nhập công nghệ làm chủ).

Tuy nhiên, cho dù sự ảnh hưởng đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các yếu tố kinh tế, chính trị, cơ cấu của mạng lưới vẫn phải đáp ứng các yêu cầu và phù hợp với các xu thế phát triển khách quan của cách mạng công nghệ hiện đại. Mạng lưới phải được xây dựng và thay đổi sao cho đáp ứng các nhu cầu tự thân của nền KH&CN nước nhà cũng như của nền kinh tế và xã hội.

Khi xem xét tổ chức mạng lưới các cơ quan KH&CN, điều quan trọng là phải phân tích mức độ tập trung phi tập trung của nó. Nói cách khác, cần xem xét hệ số tự do của các bộ phận hợp thành của hệ thống. Điều đó rất cần thiết và đặc biệt cần thiết ở nước ta khi mà sự tách nhập các cơ quan chủ quản thường xuyên xảy ra, khi mà đang có những bước chuyển ban đầu sang nền kinh tế thị trường.

Kinh nghiệm cho thấy đây là vấn đề quan trọng nhưng rất ít được để tâm nghiên cứu. Sự phi tập trung quá độ cũng nguy hại chẳng kém gì sự tập

lớp tương ứng bởi vì chỉ có như vậy mới đảm bảo được nhịp độ phát triển nhanh cho KH&CN.

Sự cần thiết phải điều hoà phối hợp hoạt động của toàn bộ mạng lưới với tất cả các thành viên của nó và bởi các nguyên nhân sau:

Thứ nhất- do những nhu cầu nội tại của khoa học (sự phức tạp, đa diện của các chương trình nghiên cứu đòi hỏi phải liên kết rất nhiều tập thể nghiên cứu lớn, thiết bị quý hiếm cần phải sử dụng chung,...);

Thứ hai- cần phải phối hợp lao động nghiên cứu với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trước hết là với sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục,... Điều đó bao gồm cả sự trao đổi kinh nghiệm giữa cộng đồng quốc tế, sự liên kết các nỗ lực đa quốc gia để giải quyết những vấn đề khó khăn, chi phí lớn.

Trong sản xuất công nghiệp, xu hướng tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá tuyệt đối cụm linh kiện, các thành phần công nghệ, các quá trình công nghệ là biểu tượng của tiến bộ, là sự khắc phục những tàn dư của lối làm ăn nhỏ, phương thức thủ công. Còn trong hoạt động KH&CN thì hoàn toàn khác, sự nhất thể hoá cứng nhắc các tập thể khoa học làm giảm tính năng động và năng suất lao động của họ. Theo quan điểm này thì xu thế định biên (để cấp kinh phí thường xuyên) đối với viện nghiên cứu hiện đang tồn tại trong thực tế quản lý ở nước ta cũng cần phải bàn lại.

Tựu trung lại, mọi phân tích trong luận văn đều dựa trên quan điểm chỉ đạo cho rằng: dù ở giác độ nào, mạng lưới các tổ chức NC&TK không phải là sự liên kết cơ học mà là một cơ thể sống với các quy luật hình thành và phát triển riêng có. Mọi thành phần tạo hệ của nó không phải là những “phần” thuần tuý có thể đổi chỗ cho nhau hoặc cắt bỏ mà không đau đớn “kể cả khi nó là ung nhọt”, đó là những tế bào của một tổ chức phức tạp, tinh tế và cực kỳ nhạy cảm.

Nói như vậy có nghĩa là:

- Mạng lƣới các tổ chức NC&TK là một hệ thống và cũng như bất kỳ một hệ thống xã hội nào, nó có khả năng đặt cho mình mục tiêu, có khả năng tự

điều chỉnh, tự thích nghi. Mục tiêu cao nhất của hệ thống này là phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH với tư cách là môi trường hoạt động của hệ thống.

- Cũng nhƣ tất cả các hệ thống có tổ chức, mỗi tổ chức trong mạng lưới là một phân hệ độc lập tương đối, hoạt động để đạt mục tiêu riêng khác với mục tiêu chung của toàn hệ và của các thành phần khác. Mỗi một phân hệ đều cần có bộ phận quản lý riêng thể hiện qua các chế định pháp lý về hoạt động của mình, ví dụ như chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức v.v...

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)