Mối quan hệ giữa tổ chức NC&TK với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

b) Các yếu tố của năng lực NC&TK

1.2.2. Mối quan hệ giữa tổ chức NC&TK với doanh nghiệp

a). Tam giác liên kết

Khái niệm tam giác liên kết được sử dụng khi xem xét mối quan hệ giữa nghiên cứu lý thuyết với sản xuất, ứng dụng được thực hiện chủ yếu tại các trường đại học hoặc tại các viện hàn lâm. Mối quan hệ này có thể hình dung qua tam giác liên kết [12] dưới đây:

SX

NC ĐT

Hình 1. Tam giác liên kết NC - ĐT - SX

Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp tại các nước công nghiệp mới và đang phát triển hiện nay đều có quy mô vừa và nhỏ. Năng lực công nghệ của họ (tự tạo hoặc thích nghi) trên thực tế phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hạ tầng công nghệ quốc gia. Công nghệ nào cần mua, công nghệ nào có thể tự tạo

cũng phụ thuộc vào thiết chế của hạ tầng cơ sở đó. Hạ tầng cơ sở này được thiết lập nhằm tạo ra sự đổi mới thông qua tam giác liên kết giữa các viện nghiên cứu hàn lâm (đào tạo công nghệ và nghiên cứu lý thuyết), các tổ chức NC&TK và các DN. Sự kết hợp này được gọi là tam giác nghiên cứu công nghiệp và bản thân nó có vai trò cực kỳ to lớn trong sự nghiệp thúc đẩy KH&CN.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu phân tích, ta có thể gọi đó là tam giác liên kết (Triangular linkages) hoặc tam giác đổi mới (Innovation triangle) hoặc tam giác công nghiệp (Industrial triangle).

Kết quả (xét theo phương diện đổi mới công nghệ) do có sự liên kết chặt chẽ trong tam giác nghiên cứu giữa khoa học và sản xuất bao gồm các dạng sau đây:

- Đổi mới quá trình - sản phẩm; - Đổi mới tri thức - kỹ năng;

- Đổi mới phương pháp - đóng gói.

Trong tam giác liên kết, sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ như tổ chức tài chính (cơ quan hỗ trợ đầu tư, ngân hàng đầu tư mạo hiểm), các tổ chức kỹ thuật (đánh giá, kiểm định và bảo hộ chất lượng, tiêu chuẩn hoá v.v...) hoặc các tổ chức dịch vụ thông tin, tư vấn) là rất cần thiết để hỗ trợ cho các quá trình đổi mới trên. Các tổ chức hỗ trợ này có thể là tổ chức thuộc khu vực Nhà nước hoặc khu vực tư nhân.

Mối quan hệ giữa ba khu vực nghiên cứu, đào tạo và sản xuất thường được thể hiện thông qua các hoạt động như:

- Hợp tác nghiên cứu; - Tài trợ nghiên cứu; - Hợp đồng nghiên cứu;

- Các hoạt động hỗ trợ: Dịch vụ tư vấn; hỗ trợ kỹ thuật; kiểm định; chuyển giao đội ngũ và hợp đồng trực tiếp với cá nhân; dùng chung phương tiện, thiết bị; tặng, biếu thiết bị.

Mối quan hệ giữa ba khu vực trên cũng có thể tồn tại dưới dạng các hình thức tổ chức như: Các liên hiệp khoa học - sản xuất; viện tổng hợp; các tổ chức phối thuộc giữa khoa học - đào tạo - sản xuất; công viên khoa học, công viên công nghệ, công viên công nghiệp; các viện liên hợp (một dạng của công viên khoa học – science park).

Thể loại liên kết có thể được phân chia tương ứng với mức độ phức tạp của các quan hệ trong tập hợp hoặc quan hệ theo cặp. Tuy nhiên, các mối liên kết có thể là chính thức và phi chính thức. Liên kết chính thức thường là các liên kết dẫn đến xây dựng tổ chức. Mọi hành động sau đó thường được thực hiện trên cơ sở "hợp đồng hoặc thoả thuận chung". Liên kết phi hình thức thường là các liên kết cá nhân, đơn hành dựa trên cơ sở lòng tin lẫn nhau và tiếp cận cá nhân.

b). Lợi ích của các thành viên trong tam giác liên kết

Trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức sản xuất, kinh doanh là ba thành viên chính trong tam giác liên kết. Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ xã hội, đồng thời đem lại nguồn thu cho trường. Nhân lực KH&CN với những tập thể nghiên cứu mạnh là hạt nhân tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động KH&CN và góp phần hoàn thành tốt chức năng trên của trường.

Viện nghiên cứu có chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hoạch định các chính sách và phục vụ xã hội. Như vậy, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ được chú trọng hàng đầu, là hoạt động được đầu tư chủ yếu cả về nhân lực, vật lực, tin lực và tài lực.

Chức năng của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để có được các sản phẩm có tính cạnh tranh, được thị trường chấp nhận thì doanh nghiệp phải đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Như vậy, các tổ chức NC&TK cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và các bí quyết kỹ thuật (know - how), trong khi các tổ chức SX-KD đáp ứng

phương tiện và cơ hội ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, tạo ra sản phẩm xã hội cần với giá cả hợp lý.

Đối với các tổ chức NC&TK trong đó có trường đại học, mối liên kết trên có thể nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ nguồn vốn nghiên cứu mà tổ chức kỹ thuật và sản xuất hỗ trợ. Mối quan hệ đó cũng giúp cho các định hướng nghiên cứu mang tính lý thuyết hướng vào thực tiễn nhiều hơn, nhằm phục vụ nhu cầu thực tiễn. Điều này rất quan trọng cho việc phát triển đội ngũ, nâng cao nguồn lực thông qua giảm giá công nghệ chuyển giao, đồng thời cũng hướng các nghiên cứu tập trung hơn nữa tới nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra các công nghệ có thể chuyển giao được.

Mối liên kết có hiệu quả trong tam giác nghiên cứu sẽ giúp ích nhiều cho những nhà hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh. Lợi ích mà khu vực sản xuất có được trong mối liên kết với trường đại học, viện nghiên cứu được thể hiện qua việc doanh nghiệp được cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn, được đào tạo thêm để nâng cao năng lực. Bởi vì, chính những nhu cầu của doanh nghiệp lại do phía trường đại học, viện nghiên cứu phát hiện và giải quyết. Điều đó là một trong các biện pháp để thu được know-how và tăng cường nguồn lực thông qua việc cấp vốn, dùng chung thiết bị và chia sẻ kinh nghiệm.

Mối liên kết chặt chẽ giữa ba khu vực trên có thể tạo ra năng lực phát triển công nghệ nội sinh cho đất nước, sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ nhập, đồng thời tạo ra năng lực mới cho các tổ chức NC&TK và cuối cùng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, mối quan hệ trên tại nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thực tế không mạnh. Thói quen hàn lâm đối lại với thói quen thương mại cũng là một trong các vấn đề cần giải quyết để tạo được mối liên kết tốt. Tình trạng thường thấy ở các nước đang phát triển là phần lớn các công nghệ được tạo ra trong các tổ chức NC&TK để có thể chuyển giao cho công nghiệp hoặc ngược lại DN không có sự chuẩn bị để lựa chọn áp dụng

yếu kém trong liên kết đã tạo ra xu thế phát triển biệt lập, cát cứ và sự đóng góp yếu kém cho nền kinh tế. Kết quả là sự hụt hẫng kỹ năng có liên quan tại các cơ sở sản xuất và tổ chức NC&TK, còn các cơ sở đào tạo thì không tận dụng được các nguồn nhân lực.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai trò to lớn của tam giác liên kết trong việc phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng và sự phát triển của trường đại học nói chung. Nhờ có mối liên kết này, nhân lực KH&CN của trường đại học được nâng cao về năng lực nghiên cứu, đồng thời nhà trường cũng thực hiện được chức năng của mình là phục vụ nhu cầu xã hội, dần dần có thể trở thành một tổ chức KH&CN độc lập, tự chủ về tài chính.

Một phần của tài liệu Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)