Quản lý và quản lý quá trình dạy học

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 32)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý và quản lý quá trình dạy học

1.2.4.1. Khái niệm quản lý

Mọi hoạt động của con ngƣời trong đời sống xã hội đều cần đến quản lý. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật trong việc điều khiển tổ chức với tƣ cách là một hệ thống xã hội cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Khổng Tử đã rất đề cao và xác định rõ vai trò của cá nhân của ngƣời quản lý. Ông cho rằng ngƣời quản lý mà chính trực thì không cần phải bỏ tốn công sức mà vẫn khiến đƣợc ngƣời ta làm theo.

Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Chẳng hạn: - Quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức.

- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... bằng một hệ

thống các luật lệ, các chính sách, nguyên tắc, các phƣơng pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng.

- Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Ở Việt Nam, khái niệm quản lý cũng đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đơn cử một số quan niệm:

- Cố giáo sƣ Nguyễn Ngọc Quang đã viết: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung, là khách thể

quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến".

- Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ cho rằng: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người

quản lý mong muốn".

Từ những quan niệm nêu trên có thể nhận thấy mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau về quản lý, nhƣng những đặc trƣng chính của quản lý đều đƣợc các tác giả đề cập bao gồm:

+ Quản lý tồn tại với tƣ cách là một hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu thành. Các yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý là: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, mục tiêu quản lý và cơ chế quản lý. Yếu tố mục tiêu quản lý có ý nghĩa rất quan trọng. Mục tiêu có thể do xã hội đặt ra, hoặc do có sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý từ đó làm nảy sinh quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý.

+ Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đối với quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đề ra.

1.2.4.2. Các chức năng của quản lý

Quan niệm hiện nay cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một quá trình quản lý khép kín.

- Lập kế hoạch: Là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý, nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ

trạng thái mong muốn của tổ chức khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Lập kế hoạch là hoạt động liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn đƣờng lối hành động của một tổ chức nào đó và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

- Tổ chức: Là một chức năng quan trọng của công việc quản lý, nó bao gồm việc xác định một cơ cấu định trƣớc, về các vai trò của ngƣời đảm đƣơng trong một cơ sở, đơn vị. Việc tổ chức là xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác trong tổ chức. Tổ chức là hoạt động cần thiết, là một công cụ quan trọng của quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.

- Chỉ đạo, lãnh đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hƣởng của mình tác động đến con ngƣời trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Vai trò của ngƣời lãnh đạo là phải chuyển đƣợc ý tƣởng của mình vào nhận thức của ngƣời khác, hƣớng mọi ngƣời trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị.

- Kiểm tra: Là chức năng cuối cùng trong quá trình quản lý và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch... Đó là công việc đo lƣờng và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo.

1.2.4.2. Quản lý quá trình dạy học a) Khái niệm

Quản lý quá trình dạy học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng) nhằm làm cho quá trình dạy học vận hành theo đƣờng lối của Nhà nƣớc, thực hiện đƣợc những yêu cầu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong việc đào tạo con ngƣời mới.

b) Đối tượng, mục tiêu quản lý

Hoạt động trung tâm của nhà trƣờng là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Những hoạt động này đồng thời diễn ra trong quá trình dạy học. Dạy học bao hàm trong nó là sự dạy và sự học gắn bó với nhau, trong đó sự dạy thực chất là sự tổ chức,

chỉ đạo và điều khiển sự học của trò. Do vậy, quản lý quá trình dạy học là một trong những nội dung quản lý cơ bản của quản lý nhà trƣờng. Đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự quản lý của ngƣời hiệu trƣởng phải vừa khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, phải am hiểu nghề quản lý, nắm vững đặc điểm tình hình nhà trƣờng, từ đó mới có thể đƣa ra những hƣớng đi phù hợp, giúp đội ngũ GV và HS thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đi đến mục tiêu chung.

Quản lý quá trình dạy học còn là quản lý quá trình chấp hành những quy định, quy chế chuyên môn của GV và hoạt động học tập rèn luyện của HS. Quản lý tốt nội dung này sẽ giúp cho hoạt động của thầy và trò đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và do đó sẽ nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy và học.

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của HS ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)