Đổi mới KTĐG ở trường THPT

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả học tập của HS ở trường THPT

1.3.2. Đổi mới KTĐG ở trường THPT

1.3.2.1. Yêu cầu đổi mới KTĐG ở trường THPT

Trong quá trình dạy học, KTĐG là một hoạt động tất yếu, không thể thiếu.

Trong đó, kiểm tra là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Mục tiêu dạy học chi phối toàn bộ quá trình dạy học, trong khi đó KTĐG là đánh giá mục tiêu dạy học. Nhƣ vậy, KTĐG có tác dụng chi phối quá trình dạy học. Mục tiêu chung của dạy học hiện nay không chỉ nhằm trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà quan trọng hơn là nhằm phát triển năng lực toàn diện của HS. Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần phải sử dụng nhiều PPDH cùng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Cũng vì thế mà có nhiều hình thức KTĐG khác nhau. Một trong những điểm cần đặc biệt quan tâm hiện nay là việc phải thay đổi từ chương trình dạy học định hướng nội dung sang chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình dựa trên kết quả đầu ra, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua các thuộc tính nhân cách chung và các kết quả yêu cầu cụ thể hay thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn đƣợc mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc

đƣa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lƣợng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Vì lẽ đó, KTĐG phải đặc biệt chú trọng đến KTĐG quá trình và KTĐG năng lực thực hành, thí nghiệm, tự học của HS.

1.3.2.2. Đặc trưng của đổi mới KTĐG ở trường THPT a) Về mục tiêu đánh giá

Mục tiêu đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của CTGD; việc đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau. Mục tiêu đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực là đánh giá khả năng HS vận dụng các KT, KN đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống; đánh giá vì sự tiến bộ của HS so với chính họ.

b) Về tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học. Tiêu chí đánh giá trong chương trình định hướng năng lực dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

c) Về ngữ cảnh đánh giá

Ngữ cảnh đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường. Ngữ cảnh đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS.

d) Về nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung là những KT, KT, thái độ ở một môn học; quy chuẩn theo việc HS có đạt đƣợc hay không một nội dung đã được học. Nội dung đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực là những KT, KN, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện); quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

đ) Về công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung là những câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm. Công cụ đánh giá trong chương

trình giáo dục định hướng năng lực là những nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

e) Về thời điểm đánh giá

Thời điểm đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

Thời điểm đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

g) Về kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng nội dung phụ thuộc vào số lƣợng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập HS đã hoàn thành; HS càng đạt đƣợc nhiều đơn vị KT, KN thì càng đƣợc coi là có năng lực cao hơn. Kết quả đánh giá trong chương trình giáo dục định hướng năng lực phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập HS đã hoàn thành; HS thực hiện đƣợc nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ đƣợc coi là có năng lực cao hơn.

1.3.2.3. Một số biện pháp đổi mới KTĐG ở trường THPT

Định hướng đổi mới KTĐG ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay có thể tập trung vào các vấn đề nhƣ sau:

a) Sử dụng đa dạng các hình thức KTĐG mang tính thực tiễn và sáng tạo. Một mặt nâng cao chất lƣợng các bài kiểm tra trên giấy, với hai hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức; kỹ năng trình bày, diễn đạt, lập luận lôgic, kỹ năng giải quyết vấn đề… của HS.

Mặt khác cần tăng cường các hình thức kiểm tra nhằm đánh giá những kỹ năng như trình bày một vấn đề trước đám đông, xử lý tình huống, kỹ năng hợp tác, độc lập sáng tạo, kỹ năng xử lý thông tin… nhằm thúc đẩy việc sử dụng các PPDH tích cực ở trường THPT. Nghĩa là cần phải tăng cường đổi mới KTĐG theo hướng sử dụng đa dạng các hình thức nhƣ: tự đánh giá của HS; đánh giá đồng đẳng; phỏng vấn; thực hành thí nghiệm ở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; kĩ năng nghe và nói ở các môn Ngoại ngữ...

b) Tăng cường KTĐG một cách linh hoạt theo hướng "mở" nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo của HS. Bên cạnh hình thức kiểm tra hiện nay ở các trường

THPT do Bộ GDĐT quy định cần tăng cường những hình thức KTĐG mang tính độc lập, sáng tạo của HS nhƣ tổ chức và đánh giá học sinh THPT thông qua các hoạt động nhƣ viết bài luận, tìm hiểu thực tiễn và viết báo cáo, nghiên cứu khoa học… Khuyến khích các trường THPT tham gia chương trình tổ chức cho học sinh THPT nghiên cứu khoa học do Bộ GDĐT tổ chức.

c) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV và HS chủ động trong KTĐG. Trên cơ sở quy định chung của Bộ GDĐT theo hướng đa dạng hóa các hình thức KTĐG, các trường THPT từng bước giao quyền chủ động cho GV và HS trong hoạt động KTĐG trên lớp học phù hợp với PPDH mới. Đối với các bài kiểm tra chấm điểm theo truyền thống, GV cần đặc biệt chú ý đến việc ghi lời phê, lời bình luận về bài làm của HS;

dành thời gian thích đáng để trả bài và nhận xét về các lỗi điển hình mà HS mắc phải. Bên cạnh đó, cho phép GV áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, đặc biệt là chuyển từ đánh giá chú trọng đến kiến thức HS nắm đƣợc (đánh giá tổng kết) sang đánh giá cách thức HS nắm đƣợc kiến thức đó nhƣ thế nào (đánh giá quá trình), theo hướng chú trọng đến kỹ năng cơ bản, năng lực cá nhân và hướng đến mục tiêu dạy làm người, chứ không chỉ chú trọng đến dạy chữ. Theo hướng đó, GV cần có biện pháp đánh giá HS trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm nhƣ sử dụng các bảng kiểm khi quan sát HS hoạt động; đánh giá HS thông qua kết quả hoạt động của nhóm;

thông qua bài trình bày, báo cáo, sản phẩm…

Một phần của tài liệu quản lý đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường trung học phổ thông thủy sơn, huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)