Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KTĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Nhƣ vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.
Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần...) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì).
1.2.3.2. Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu,
tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu qủa công việc. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Nhƣ Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tõn thỡ đỏnh giỏ là nhận thức cho rừ giỏ trị của một người hoặc một vật.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía HS. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.
Nhƣ vậy đánh giá là việc đƣa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ HS. Muốn đánh giá kết quả học tập của HS thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của HS, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đƣa ra một quyết định. Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập của HS có thể phân chia thành nhiều loại: Đánh giá chẩn đoán (đánh giá trước khi quá trình dạy học bắt đầu); Đánh giá từng phần (đánh giá trong quá trình dạy học); Đánh giá tổng kết (đánh giá cuối quá trình dạy học).
- Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó giúp cho GV nắm đƣợc tình hình những kiến thức kiên quan có trong HS, những điểm HS nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết... để quyết định cách dạy cho thích hợp.
- Đánh giá từng phần đƣợc tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp nhƣng thông tin ngƣợc để GV và HS kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
- Đánh giá tổng kết tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đề ra.
Ra quyết định là khâu cuối cùng của kiểm tra - đánh giá. Dựa vào những định hướng trong khâu đánh giá, GV quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ HS hay cả lớp về những sai sót đặc biệt hay những thiếu sót phổ biến.
KTĐG kết quả học tập đƣợc xem là quá trình thu thập, xử lý thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lƣợng là sự trùng khớp với mục tiêu, với chuẩn).
KTĐG kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quy trình dạy học. KTĐG không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của HS, khuyến khích, tạo động lực cho HS, giúp HS tiến bộ không ngừng. KTĐG còn cung cấp nguồn thông tin phản hồi giúp người GV nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc dạy học để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình. Không những thế, đánh giá kết quả học tập còn giúp các cơ quan giáo dục, các nhà quản lý và hoạch định chính sách có đƣợc những số liệu, thông tin về chất lƣợng và trình độ của hệ thống giáo dục các cấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời.
1.2.3.3. Các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của HS
Có nhiều tác giả trong tài liệu của mình đã đƣa ra một số nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của HS. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá kết quả học tập của HS thường dựa trên 5 nguyên tắc sau:
a) Mục tiờu học tập mà GV muốn đỏnh giỏ phải rừ ràng: Trước khi tiến hành đánh giá HS, GV cần phải biết các loại kiến thức, kĩ năng và cách thức thực hiện của HS về những thông tin mà mình cần kiểm tra. Kiến thức, kĩ năng và cách thức thực hiện mà GV muốn HS học đƣợc gọi là những mục tiêu hoặc chuẩn học tập. GV càng ghi rừ những mục tiờu học tập bao nhiờu thỡ càng cú thể chọn đƣợc những kĩ thuật đánh giá tốt bấy nhiêu.
b) Kĩ thuật đánh giá mà GV chọn phải đáp ứng mục tiêu học tập: Khi định đánh giá mục tiêu học tập nào, cần phải xác định phương pháp, kỹ thuật đánh giá phù hợp với mục tiêu đó để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của đánh giá.
c) Kĩ thuật đánh giá đƣợc tuyển chọn đáp ứng nhu cầu của HS: Những kĩ thuật đánh giá sẽ cung cấp cho HS những cơ hội để xác định xem họ đã đạt đƣợc những gì và họ phải làm những gì để cải tiến việc thực hiện của họ. Vì vậy, GV nên chọn những phương pháp đánh giá cung cấp các thông tin phản hồi ý nghĩa cho HS để các em biết mình đã đạt đƣợc mục tiêu ở mức độ nào.
d) Sử dụng nhiều hình thức đánh giá cho từng mục tiêu học tập: Một hình thức đánh giá cung cấp một bức tranh không hoàn hảo về những gì mà HS đã học, vì một hình thức đánh giá có khuynh hướng nhấn mạnh duy nhất một khía cạnh của mục tiêu học tập phức hợp, nó miêu tả một cách thiếu điển hình mục tiêu học tập đó. Việc nhận những thông tin về kết quả học tập của HS từ một vài hình thức đánh giá thường nâng cao giá trị của những đánh giá.
e) Khi giải thích những kết quả đánh giá, cần ghi những hạn chế vào báo cáo:
Thông tin mà chúng ta có đƣợc, thậm chí khi chúng ta sử dụng một vài loại đánh giá khác nhau, chỉ là ví dụ về sự đạt đƣợc mục đích học tập của HS. Những đánh giá trong nhà trường không thể hoàn toàn sao chép lại những gì mà chúng ta muốn HS học trong "cuộc sống thực tế". Vì lí do này, thông tin từ việc đánh giá kết quả học tập của HS chứa đựng những hạn chế nhất định từ mẫu đánh giá, từ những yếu tố nhƣ điều kiện vật chất và xúc cảm của HS. Vì vậy, khi đánh giá, các GV đƣa ra quyết định cần phải xem xột và ghi rừ cỏc hạn chế đú vào bỏo cỏo.
Ở Việt Nam, qua kinh nghiệm trong nước và quốc tế, có thể nêu một số nguyên tắc chung nhất về đánh giá nhƣ sau:
- Đảm bảo mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa chẩn đoán và dự báo;
- Đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu đào tạo;
- Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi;
- Đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ giá trị của phương pháp đánh giá;
- Đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá.
Các nguyên tắc trên đều quan trọng, song từng nguyên tắc hoặc một số nguyên tắc sẽ giữ vị trí chủ yếu tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, yêu cầu, mục đích của một hoạt động hay quá trình đánh giá. Điều này buộc người đánh giá phải chú ý đến tình huống hay hoàn cảnh học tập cụ thể của HS.
1.2.3.4. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS
Có nhiều cách phân loại các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS, tùy theo góc độ xem xét và mục tiêu phân loại. Chúng ta có thể phân loại các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS sau đây:
a) Theo cách thực hiện việc đánh giá, có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm ba loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.
- Loại quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang đƣợc nghiên cứu.
- Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu hỏi đƣợc nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại...
- Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau: cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc; cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời; có thể đánh giá một số loại tƣ duy ở mức độ cao; cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm; dễ quản lý vì người chấm không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra. Loại đánh giá viết lại đƣợc chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm các câu hỏi tự luận: Các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra.
+ Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.
b) Theo mục tiêu của việc đánh giá có thể phân chia các phương pháp đánh giá làm hai nhóm: đánh giá tiến trình và đánh giá tổng kết. Đánh giá tiến trình đƣợc sử dụng trong quá trình dạy và học để nhận đƣợc các phản hồi từ học sinh, xem xét mức độ thành công của việc dạy và học, chỉ ra trở ngại và tìm cách khắc phục. Đánh giá tổng kết nhằm tổng kết những gì HS đạt đƣợc, xếp loại HS, lựa chọn HS thích hợp để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng trong tương lai, chứng tỏ hiệu quả của khóa học và việc
dạy của giảng viên, đề ra mục tiêu tương lai cho HS. Hai nhóm đánh giá nêu trên được tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau. Trong giảng dạy ở nhà trường, cách đánh giá tiến trình thường gắn chặt với giáo viên, còn các đánh giá tổng kết thường bám sát vào mục tiêu dạy học đã được đề ra và có thể tách khỏi giáo viên.
c) Theo phương hướng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí.
Đánh giá theo chuẩn: là đánh giá đƣợc sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một HS nào đó so với các HS khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá đƣợc thực hiện.
Đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá đƣợc sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một HS nào đó so với các tiêu chí xác định cho trước.
d) Dựa vào cách phân loại theo cấp độ của các chuyên gia UNICEF và World Bank, đánh giá có thể phân loại ở 4 cấp độ chủ yếu:
- Đánh giá ở lớp học;
- Đánh giá cấp trường;
- Đánh giá (công khai) ngoài;
- Đánh giá quốc gia và quốc tế kết quả học tập của HS;....
1.2.4. Quản lý và quản lý quá trình dạy học